Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 150)

Tăng cường kiểm tra, quản lý, phát hiện, ngăn chặn và nghiêm cấm các hoạt động khai thác, buôn bán xuất khẩu các loài theo quy định của pháp luật. Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân để họ hiểu và chấp hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học.

Nâng cao năng lực thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm VQG Xuân Sơn, đảm bảo đủ trình độ, năng lực, sức khỏe thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn để làm tốt chức năng tham mưu, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo tồn và phát triển thực vật rừng.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát triển thực vật rừng trên các mặt phân cấp quản lý giữa các ngành và các địa phương; xây dựng chính sách để khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thực vật rừng quý, hiếm.

Cần xây dựng Nghị định mới của Chính phủ về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với thực hiện chính sách xỏa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. Với chính sách mạnh mẽ này khi được ban hành, tin rằng tình trạng phá rừng sẽ được hạn chế.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận

1. Thành phần các loài thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Thành phần thực vật quí hiếm tại VQG Xuân Sơn khá đa dạng và phong phú. Qua điều tra đã xác định được 47 loài thực vật quý hiếm thuộc 33 họ. Trong đó Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 1 họ chiếm 3,03% (Họ Ráng Polypodiaceae) với một loài Tắc kè đá (Drynaria bonii C.Chr) chiếm 2,13%. Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 32 họ với 46 loài quý hiếm, trong đó Lớp Hành (Liliopsida) có 5 họ chiếm 15,15% với 6 loài quý hiếm chiếm 12,77%, Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có nhiều họ (27 họ chiếm 81,82%) và nhiều loài quý hiếm nhất (40 loài chiếm 85,10%) trong tổng số các loài quý hiếm có tại Vườn quốc gia Xuân Sơn.

2. Hiện trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại VQG Xuân Sơn

Trong 47 loài thực vật quý hiếm có ở VQG Xuân Sơn có tới 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007, phần thực vật), trong đó có 14 loài ở mức nguy cấp (EN), 29 loài ở mức sắp nguy cấp (VU) và 1 loài ở mức ít nguy cấp (LC). Danh lục đỏ IUCN 2012 có 17 loài thực vật quý hiếm trong đó có 4 loài ở mức nguy cấp (EN), 11 loài ở mức sắp nguy cấp, 1 loài sắp bị đe dọa (NT), 1 loài thiếu dữ liệu(DD). Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ có 5 loài thuộc nhóm IIA đó là Trai lý (Garcinia fagraeoides); Gù hương

(Cinnamomum balansae); Nghiến (Burretiodendron tonkinensis); Thiết Đinh

(Markhamia stipulata) và Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsislongifolia Craib).

3. Đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh của một số loài có giá trị bảo tồn cao tại VQG Xuân Sơn

Kết quả điều tra thực vật quý hiếm theo đai cao trong VQG Xuân Sơn cho thấy :

Các kiểu hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn khá đa dạng và phong phú. Mặt khác, các hệ sinh thái trên đều có các loài thực vật quý hiếm

phân bố. Tuy nhiên, các hệ sinh thái tại đây đều bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của các cộng đồng dân cư sống trong và ngoài Vườn ở các mức độ khác nhau.Cấu trúc tầng cây gỗ lớn và cây tái sinh cũng có sự khác biệt theo đai cao. Đặc biệt, đối với các hệ sinh thái gần khu dân cư thì cấu trúc tầng cây gỗ lớn đơn giản và ít về thành phần loài.

Đề tài đã nghiên cứu được đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên cho 05 loài thực vật có giá trị bảo tồn cao tại khu vực nghiên cứu đó là các loài: Lát Hoa (Chukrasia tabularis); Giổi lông (Michelia

balansae); Gù hương (Cinnamomum balansae); Táu nước (Vatica subglabra);

Trám đen (Canarium tramdenum).

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên các loài thực vật nói trên tôi thấy hiện nay tại VQG Xuân Sơn loài còn có số lượng khá nhiều là Táu nước (Vatica subglabra) loài này có số lượng cây tái sinh cũng nhiều nhất trong các loài nghiên cứu ở đây, nên không gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn. Loài Gù hương (Cinnamomum

balansae) được phát hiện số lượng cây còn lại phân bố ngoài tự nhiên không

nhiều, trong quá trình điều tra không phát hiện cây tái sinh ngoài tự nhiên, tuy nhiên, loài này hiện nay VQG Xuân Sơn đã tiến hành bảo tồn chuyển vị loài với số lượng 2000 cây tại khu vực văn phòng thông qua nhân giống bằng hạt, đánh giá ban đầu cây sinh trưởng, phát triển tốt. Giổi lông (Michelia

balansae) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn cây phân bố rải rác ở rừng trên núi đất

tại xóm Dù xã Xuân Sơn. Số lượng cây con tái sinh trên khu vực không nhiều, nguyên nhân số lượng cây mẹ còn lại với số lượng ít, cần có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Loài Lát Hoa (Chukrasia tabularis) số lượng cây thành thục về tính còn tương đối ít do bị lâm tặc khai thác trộm gần hết trước năm 2002 khi chưa thành lập VQG Xuân Sơn, nhưng tại các xã vùng đệm người dân đã gây trồng rất nhiều, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Lát hoa trong các khu rừng của các xã vùng đệm rất tốt. Loài Trám đen (Canarium

tramdenum) số lượng cây còn lại trên toàn Vườn là rất ít, phân bố hẹp do bị tác động ở mức cao nên trong quá trình điều tra tôi không phát hiện được cá thể nào tái sinh theo tuyến cũng như dưới tán và ngoài tán cây mẹ. Nguyên nhân là do những năm gần đây người dân xung quanh VQG vào rừng khai thác quả Trám làm thực phẩm, làm thuốc và bán. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn cần có biện pháp khai thác quả hợp lý và giữ được khả năng tái sinh từ hạt loài cây quý hiếm.

Từ kết quả điều tra và thực trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trong VQG Xuân Sơn đề tài đã đề xuất được 08 giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen thực quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.

B.Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu có hạn, diện tích VQG Xuân Sơn quá rộng, địa hình phức tạp đi lại khó khăn cho nên có thể chưa điều tra, phát hiện hết được tất cả nơi phân bố các loài thực vật quý hiếm trong VQG.

Do đề tài mới chỉ nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đặc điểm phân bố và khả năng tái sinh của một số loài cây quý hiếm tại khu vực nghiên cứu mà chưa tiến hành thực nghiệm dâm hom và gây trồng các loài trên.

C. Kiến nghị

Cần nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về đặc điểm tất cả các loài thực vật quý hiếm phân bố trong khu vực VQG Xuân Sơn.

Tiến hành nghiên cứu nhân giống và gây trồng đối với các loài thực vật quý hiếm trong VQG.

Cần mở rộng nhiều tuyến điều tra, lập nhiều ô nghiên cứu thu thập và giám định tiêu bản trên các dạng địa hình khác nhau để xác định thành phần loài thực vật quý hiếm trong khu vực nghiên cứu đầy đủ chính xác hơn.

Cần nâng cao công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục, thu hút vốn đầu tư để bảo tồn tốt hơn các loài thực vật quý hiếm trong VQG Xuân Sơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1996), Sách Đỏ Việt Nam, phần Thực vật, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Cảnh,Janet McP Dick, Nguyễn Đức Tố Lưu (2004), Nhân

giống sinh dưỡng cây gỗ rừng nhiệt đới- Giâm hom cành và ghép, Nxb

Thế giới, Hà Nội.

4. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Lộc, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Vĩnh (1992), Lâm sinh học 2, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, Alios Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalado Jr (2004), Thông Việt

Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

6. Vũ Tiến Hinh (1995), Điều tra rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 7. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 8. IUCN, UNEP, WWF (1993), Cứu lấy trái đất, chiến lược cho cuộc sống

sống bền vững,Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Nguyễn Xuân Liệu, Trần Danh Tuyên, Nguyễn Hồng Sinh (1995), Số tay

Kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng, Công ty Giống

và Phục vụ Trồng rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Cây lá kim Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Phạm Văn Tuấn (1997), Nhân giống cây rừng bằng hom, Tổng luận chuyên khảo khoa học- kỹ thuật lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT, Hà Nội. 13. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam,

14. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005) Danh lục các loài thực vật Việt Nam; tập 2 và tập 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Bộ khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (2007),

Sách đỏ Việt Nam, phần II-Thực vật, Nxb KHTN&CN, Hà Nội.

16. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP về danh lục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

17. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên) (2008), Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

18. Hoàng Văn Sâm, Trần Đức Dũng (2013), “Tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn các loài ngành thực vật trần (Gymnosperm) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Nghệ An”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm

nghiệp Số 1. 40-47.

19. Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Trọng Quyền (2013), “Thành phần loài và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật Hạt trần rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 5. 88-93. 20. Hoàng Văn Sâm (2012), “Nghiên cứu phân loại và bảo tồn loài Vân sam

Phansipăng (Abies delavayi Franch. subsp. fansipanensis (Q.P.Xiang, L.K.Fu & Nan Li) Rushforth)”Tạp chí Kinh tế sinh thái. Số 42+43. 3-6. 21. Hoang Van Sam (2012) Traiditional kowledge of Muong and Dao ethnic

minority groups on medicinal plants in Ba Vi National Park, Vietnam. Journal of Biology,Vol. 32. 87-90.

Phụ lục 01: Ảnh thảm thực vật và một số loài thực vật quý hiếm

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đá vôi xương xẩu

Lát Hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.)

Gù hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte)

Phụ lục 02.Danh lục thực vật VQG Xuân Sơn – Phú Thọ

TT Tên la tinh Tên Việt Nam Công

dụng

PSILOTOPHYTA NGÀNH QUYẾT

LÁ THÔNG

1. PSILOTACEAE HỌ QUYẾT

LÁ THÔNG

1 Psilotum nudum (L.) Griseb. Quyết lá thông T

LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG

ĐẤT

2. LYCOPODIACEAE HỌ THÔNG ĐẤT

2 Huperzia carinata (Poir.) Trevis (T 87) Thạch tùng sóng Ca, T

3 H. salvinoides (Herter) Holub. Thông đất bèo Ca

4 Lycopodium cernuua (L.) Pic. Serm Thông đất Ca, T

3. SELAGINELLACEAE HỌ QUYỂN BÁ

5 Selaginella delicatula (Desv.) Alston Quyển bá đơn bào T

6 S. dolichoclada Alst. Quyển bá nhánh dài

7 S. repanda (Desv.) Spring ex Gaudich. Quyển bá lá tròn

EQUISETOPHYTA NGÀNH MỘC

TẶC

4. EQUISETACEAE HỌ MỘC TẶC

8 Equisetum ramosissimumDesf. Cỏ quản bút T

POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG

XỈ

5. ADIANTACEAE HỌ TÓC VỆ NỮ

9 Adiantum capillus-veneris L. Tóc thần vệ nữ T

10 A. caudatum L. Tóc vệ nữ có đuôi Ca

12 A. induratum H. Christ. Tóc vệ nữ cứng T

13 Cheilanthes tenuifolia (Burm. f.) Sw. Quạt lông lá mảnh T

6. ASPLENIACEAE HỌ TỔ ĐIỂU

14 Asplenium antrophyoides H. Christ. Tổ điểu hình bầu

dục

15 A. nidus L. Quyết tổ điểu Ca, T

16 A. normale D. Don Tổ điểu thường

7. BLECHNACEAE HỌ RÁNG LÁ

DỪA

17 Blechnum orientale L. Ráng lá dừa thường T

8. CYATHEACEAE HỌ DƯƠNG XỈ

MỘC

18 Cyathea chinensis Copel. Dương xỉ gỗ tầu

19 C. constaminas (Wall. ex Hook.) Dương xỉ gỗ bần

20 C. lateblosa (Wall. ex Hook.) Copel. Ráng tiên toả rộng

9. DAVALLIACEAE HỌ RÁNG ĐÀ

HOA

21 Davallia divaricataBlume Ráng đà hoa toả

22 Nephrolepis cordifolia (L.) C. Presl. Quyết cật lá tim T, A, Ca

10. DENNSTAEDTIACEAE HỌ RÁNG ĐÀN

TIẾT

23 Lindsaea ensifoliaSw. Ráng liên sơn gươm

24 L. orbiculata(Lam.) Mett. ex Kuhn Ráng liên sơn tròn

25 Microlepia hookeriana(Wall. ex Hook.) C. Presl. Ráng vi lân húc cơ

26 M. marginata (Houtt.) Copel. Ráng vẩy mép

11. DRYOPTERIDACEAE HỌ RÁNG CÁNH

BẦN

27 Cyclopeltis crenata(Fée) Chr. Ráng áo lọng

C. Presl.

29 Tectaria decurrens(C. Presl.) Copel. Ráng yểm dực cánh T

30 T. devexa(Kunze ex Mett.) Copel. Ráng yểm dực rốc

31 T. dubia(C. B. Clarke & Baker) Ching Ráng yểm dực ngờ

32 T. phaeocaulis(Rosenst.) C. Chr. Ráng yểm dực thân

nâu

33 T. wightii(C. B. Clarke) Ching Ráng yểm dực vai

12. GLEICHENIACEAE HỌ GUỘT

34 Dicranopteris dichotoma (Thunb.) Benth. Guột chạc 2 T

35 D. linearis (Burm. f.) Undew Guột T

13. HYMENOPHYLLACEAE HỌ RÁNG MÀNG

36 Hymenophyllum badium Hook. & Grev. Ráng màng râu hạt dẻ

37 H.denticulatum Sw. Ráng màng răng

14. LOMARIOPSIDACEAE HỌ DÂY CHOẠI

GIẢ

38 Bolbitisappendiculata (Willd.) K. Iwats. Ráng bích xỉ thừa 39 B.heteroclita (C. Presl) Ching ex C. Chr. Ráng bích xỉ lạ

15. MARATTIACEAE HỌ MÓNG NGỰA

MÃ LIỆT

40 Angiopteriserecta (G. Forst.) Hoffm. Móng ngựa T

41 A.tonkinensis (Hayata) J. M. Camus Móng ngựa Bắc bộ

16. MARSILEACEAE HỌ RAU BỢ

42 Marsilea quadrifolia L. Rau bợ

17. OLEANDRACEAE HỌ RÁNG LÁ

CHUỐI

43 Nephrolepisbiserrata (Sw.) Schott Ráng móng trâu Ca

44 N.cordifolia (L.) C. Presl. Ráng móng trâu hình

18. OPHIOGLOSSACEAE HỌ RÁNG LƯỠI RẮN

45 Helminthostachyszeylanica (L.) Hook. Ráng bông giun R, T

46 Ophioglossumpetiolatum Hook. Ráng lưỡi rắn có

cuống

19. OSMUNDACEAE HỌ RÁNG ẤT

MINH

47 Osmundabanksiaefolia (C. Presl.) Kuhn Ráng ất minh

48 O.japonica Thunb. Ráng ất minh nhật

20. POLYPODIACEAE HỌ DƯƠNG XỈ

49 Aglaomorphacoronans (Mett.) Copel. Ráng long cước

50 Colysisbonii Christ ex Ching Ráng cổ lý bon

51 C.digitata (Baker) Ching Ráng cổ lý chẻ ngón T

52 C.insignis (Blume) J. Sm. Ráng cổ lý đặc biệt T

53 Drynariabonii Chr. Tắc kè đá *, T

54 D. fortunei (Kuntze) J. Smith. Cốt toái bổ T

55 Lemmaphyllummicrophyllum C. Presl. Vảy ốc lá nhỏ T

56 Lepisorus aff. subrostratus (C. Ch.) C. Ch. Ráng ổ vẩy có đuôi

57 Loxogramme aff. involuta (D. Don) Presl. Ráng ổ xiên tàu T

58 Microsorummembranaceum (D. Don) Ching Ráng ổ nhỏ mỏng T

59 M.punctatum (L.) Copel. Ráng ổ nhỏ chấm T

60 Neocheiropterisnormalis (D. Don) Tagawa Ráng ngón tay thường

61 Phymatosoruslongissimus (Blume) Pic. Serm Ráng ổ chìm dài

62 P.lucidus (Roxb.) Pic.- Serm. Ráng ổ chìm sáng

63 P. lanceolata (L.) Farw. Thạch vĩ lưỡi mác T, Ca

64 P.lingua (Thunb.) Farw. Ráng tai chuột lưỡi

21. PTERIDACEAE HỌ RÁNG SẸO

65 Pterisensiformis Burm. f. Ráng sẹo hình gươm Ca

66 P.grevilleana Wall. ex C. Agardh Ráng sẹo gà cơm

vàng

67 P.linearis Poir. Ráng sẹo gà hình dải

68 P.semipinnata L. Cây cẳng gà T

69 P.vittata L. Ráng sẹo gà nửa dải

22. SCHIZAEACEAE HỌ BÒNG BONG

70 Lygodiumconforme C. Chr. Bòng bong hợp Đa

71 L.flexuosum (L.) Sw. Bòng bong dịu

72 L.japonicum (Thunb.) Sw. Bòng bong ré T

73 L.scandens (L.) Sw. Bòng bong bò

74 Schizaeadichotoma (L.) Sm. Ráng ngón chẻ

75 S.digitata (L.) Sw. Ráng a diệp chẻ

ngón

23. THELYPTERIDACEAE RÁNG THƯ DỰC

76 Christellaacuminata (Houtt.) H. Lév. Ráng cù lần đầu

nhọn

77 Pronephriummegacuspe (Balker) Holttum Ráng thận đuôi to

24. THYRSOPTERIDACEAE HỌ CÁT TU

78 Cibotium barometz (L.) J. Smith Cẩu tích

25. VITTARIACEAE HỌ RÁNG RÂU

RỒNG

79 Vittariaensiformis Sw. Ráng râu rồng lưỡi

gươm

80 V.flexuosa Fec. Ráng râu rồng sợi

81 Diplaziumdilatatum Blume Rau rớn to R

82 D.esculentum (Retz.) Sw. Rau rớn R

PINOPHYTA NGÀNH THÔNG

27. GNETACEAE HỌ DÂY GẮM

83 Gnetumlatifolium Blume Gắm lá rộng

84 G. montanum Markgf. Gắm núi T, A

28. PODOCARPACEAE HỌ KIM GIAO

85 Nageiafleuryi (Hick.) De Lau Kim giao G

86 Podocarpusneriifolius D. Don Thông tre G

29. TAXACEAE HỌ THANH TÙNG 87 Amentotaxusagrotaenia (Hance)Pilg. Dẻ tùng sọc trắng MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPSIDA LỚP MỘC LAN 30. ACANTHACEAE HỌ Ô RÔ

88 Barleria prionotis L. Gai kim T

89 Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau Mảnh cộng R, T

90 Codonacanthus pauciflorus (Nees) Nees Gai chuông

91 Justicia gendarussa Burm. f. Thanh táo T

92 J. monetaria Benoist Xuân tiết tiền

93 Phlogacanthus pyramygdalis Hoả rô hình tháp

94 Strobilanthes tonkinensis Lindl. Chuỳ hoa bắc bộ

95 Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb. Cát đằng hoa to T

31. ACERACEAE HỌ THÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 150)