- Đất không có rừng
2 Giao khoán rừng 335,31 335,31 Giao khoán diện tích rừng trồng
3.5.4.2. Về tổ chức quản lý rừng
Công tác tổ chức quản lý rừng ở đây được thực hiện trên cơ sở Hành chính sự nghiêp có thu, trưởng ban là người chịu trách nhiệm tư cách pháp nhân về các hoạt động sản xuất, khai thác kinh doanh lợi dụng tài nguyên rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng trên diện tích được giao quyền quản lý sử dụng. Các hoạt động quản lý phải căn cứ vào công tác quản lý xây dựng rừng.
- Đối với rừng phòng hộ lấy mục tiêu phòng hộ là chính đảm bảo cho rừng thực hiện tốt chức năng phòng chống xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng đất, đảm bảo chức năng điều tiết nước, phòng chống ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Đối với rừng sản xuất phải tổ chức xây dựng các đề án, dự án, luận chứng kinh tế khả thi và được các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng như khai thác, làm giầu, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng một cách hiệu quả, bền vững.
- Về tổ chức quản lý phải thực hiện công tác giao đất khoán rừng đến từng trạm bảo vệ rừng, hộ gia đình sinh sống trong địa bàn để đất và rừng thực sự có chủ.
- Kết hợp với chính quyền địa phương, cụ thể là xã Tân Phúc, Trí Nang, Quang Hiến, Giao Thiện, Tam Văn cùng với bà con các làng Húng, Năng Cát, Chu Sơn, Oi, xây dựng hương ước thôn bản liên quan đến nghề rừng với các nội dung: quản lý bảo vệ rừng; quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân của cộng đồng đối với việc nhận khoán rừng, đất rừng tự nhiên và rừng trồng…Tiến hành giao đất giao rừng cho bà con dân tộc ở đây theo hình thức giao cho cộng đồng thôn bản quản lý.