Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng bền vững tại BQL rừng phòng hộ Lang Chánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý rừng bền vững tại ban quản lý rừng phòng hộ lanh chánh tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 66)

- Đất không có rừng

b, Phân bổ cán bộ công nhân viên

3.3.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng bền vững tại BQL rừng phòng hộ Lang Chánh

phòng hộ Lang Chánh * Điểm mạnh Tài nguyên rừng Thương mại Thông tin văn hoá Nông nghiệp Quản lý đất đai Du lịch Kiểm lâm

- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 98,83% tổng diện tích tự nhiên, các loại đất khác diện tích không đáng kể. Diện tích đất có rừng chiếm tỷ lệ cao 91,56%, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và có ý nghĩa sống còn đối với BQL trong sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng.

- Diện tích các loại đất khác như đất ở, đất nông nghiệp, chuyên dùng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,17%), điều này phản ảnh được mức độ tác động, sức ép dân số, nhu cầu về nhà ở cũng như lương thực trong khu vực nghiên cứu là không đáng kể.

- BQL rừng phòng hộ được thành lập trên cơ sở chuyển đổi lâm trường Lang Chánh thành BQL rừng phòng hộ Lang Chánh, có truyền thống trên 30 năm xây dựng và phát triển, có đội ngũ cán bộ và lao động dày dặn kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức làm chủ trong các hoạt động nghề rừng.

- Rừng phòng hộ Lang Chánh chủ yếu là rừng tự nhiên nhiều loài cây, có cấu trúc đa dạng, phức tạp tạo nên hệ sinh thái rừng bền vững, khó xảy ra dịch bệnh, sâu hại, cháy rừng. Đa dạng về loại đất, đất đai màu mỡ, giàu dinh dưỡng, đang còn tính chất đất rừng, phù hợp với rất nhiều loại cây trồng.

- Theo quy hoạch rà soát 3 loại rừng thì toàn bộ diện tích rừng của BQL đã được cân đối phù hợp cho rừng sản xuất và rừng phòng hộ. BQL đã thực hiện phương án sản xuất kinh doanh lợi dụng vốn rừng kết hợp với phòng hộ đầu nguồn, là phù hợp với xu hướng phát triển chung của địa phương.

* Điểm yếu

- Hầu hết diện tích của trạng thái rừng giàu phân bố ở những nơi xa, dốc rất khó khăn cho việc khai thác lợi dụng tài nguyên rừng của BQL.

- Diện tích rừng nghèo (IIIA1) chiếm tỷ lệ khá cao, phản ánh đúng thực tế khách quan là rừng đã bị tác động mạnh do khai thác, chưa có quá trình phục hồi tự nhiên, vì vậy chất lượng rừng của trạng thái này không đảm bảo, đòi hỏi phải có biện pháp kĩ thuật lâm sinh phù hợp để nâng cao chất lượng của rừng.

- Tổ thành loài cây ở trạng thái rừng phục hồi (IIA, IIB) còn đơn giản, đa số là các loài ưa sáng mọc nhanh, đời sống ngắn, cây không có giá trị kinh tế, cần phải có biện pháp cải tạo rừng nhằm thay thế tổ thành loài mang lại hiệu quả cao hơn.

- BQL rừng phòng hộ Lang Chánh được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2006 bước đầu cơ sở vật chất còn thiếu, đang dần dần hoàn thiện về công tác tổ chức, sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới nên ít nhiều ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý rừng bền vững.

- Lao động được biên chế tại BQL rừng phòng hộ rất thấp (9 biên chế), chưa có biên chế cho lực lượng bảo vệ chuyên trách ở các trạm quản lý bảo vệ rừng, vì vậy gây tâm lý không yên tâm công tác ở một bộ phận lớn người lao động.

- Do đặc thù của địa phương toàn bộ diện tích đất rừng chưa thể giao khoán được cho các hộ dân quản lý bảo vệ. Vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng đang còn thiếu thốn về trang thiết bị, vật chất như: chòi canh lửa, phương tiện, dụng cụ phòng chống cháy rừng thô sơ, vì vậy trong thời gian tới cần phải trang bị thêm để phục vụ công tác bảo vệ rừng được tốt hơn.

- Việc cắm mốc bảng ranh giới giữa diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho BQL rừng phòng hộ với các xã, đơn vị trên địa bàn chưa được tiến hành nên việc tranh chấp ranh giới thường xuyên xảy ra, làm cản trở công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng.

- Sự phối hợp hoạt động giữa BQL rừng phòng hộ với các ban ngành, đoàn thể trong khu vực chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò, tác dụng của sự phối hợp đó.

- Diện tích rừng quy hoạch cho BQL rừng phòng hộ nằm trên địa bàn của 5 xã. Địa bàn rộng xen kẽ với các khu dân cư, mật độ người qua lại nhiều, do đó công tác tổ chức sản xuất, quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

- Dân số sinh sống trên địa bàn ngày một ra tăng do đó thiếu đất canh tác, vì vậy tình trạng lấn chiếm rừng và đất rừng xảy ra thường xuyên và càng lúc càng phổ biến. Nhu cầu phát triển chăn nuôi của bà con trong khu vực rất mạnh, nhưng chăn nuôi thả rong là chủ yếu nên việc trâu, bò dẫm đạp, phá hoại rừng trồng xảy ra phổ biến nhiều nơi.

* Cơ hội

- Diện tích rừng giàu, trung bình đang còn nhiều, chủng loài cây khai thác phù hợp với thị trường tiêu thụ. Đây là nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên BQL và tạo

công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương, tái sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của địa phương.

- Thực hiện QĐ 147 trong thời gian tới BQL sẽ đầu tư cho trồng rừng sản xuất với các loài cây cho năng xuất cao như: Keo lai (giốngúc), Bạch đàn cao sản; cải tạo rừng sản xuất bằng các loài cây bản địa sinh trưởng phát triển nhanh như: Vạng trứng, Trẩu, Ngát, Re... rút ngắn chu kỳ sản xuất, nhanh cho sản phẩm, tạo ra trên thị trường nhiều mặt hàng sản phẩm khai thác đáp ứng nhu cầu xã hôi.

- Trên địa bàn có rất nhiều con đường lâm nghiệp cũ nối với trung tâm của thị trấn Lang Chánh được tu bổ thường xuyên, đặc biệt có tuyến đường đi lên biên giới Việt Lào là điều kiện thuận tiện cho sản xuất kinh doanh lợi dụng và bảo vệ vốn rừng.

- Trên địa bàn có Thác Ma Hao là nơi du lịch lý tưởng cho người dân từ khắp nơi đổ về thăm quan. Do chưa được đầu tư phát triển một cách có hệ thống, vì vậy chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nó, do đó BQL đang kêu gọi các nhà đầu tư để khai thác thế mạnh về du lịch này.

* Thách thức

- Các hoạt động săn bắt, khai thác trái phép và xâm lấn rừng ngày càng gia tăng tạo áp lực đe doạ tài nguyên rừng, tài nguyên rừng phân bố trên phạm vi rộng và địa bàn phức tạp đòi hỏi BQL rừng phòng hộ Lang Chánh phải có những phương án và hành động cụ thể để ngăn chặn kịp thời những hành vi phá hoại, nhằm bảo toàn và phát triển được vốn rừng hiện có.

- Do đặc thù của đơn vị, diện tích đất lâm nghiệp chưa thể giao khoán đất rừng cho người dân đang sinh sống trong địa bàn, vì vậy nguy cơ lấn chiếm đất canh tác của người dân ngày một ra tăng.

- Diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm tỷ lệ lớn đòi hỏi BQL rừng phòng hộ Lang Chánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác lâm sinh như: cải tạo rừng hợp lý để vừa phát huy được chức năng phòng hộ của rừng, vừa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của BQL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý rừng bền vững tại ban quản lý rừng phòng hộ lanh chánh tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)