- Đất không có rừng
2 Giao khoán rừng 335,31 335,31 Giao khoán diện tích rừng trồng
3.5.3.1. Quản lý bảo vệ, giao khoán rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng có ý nghĩa quyết định đến nâng cao vốn rừng cả về chất lượng lẫn số lượng, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.
Mục đích của công tác giao khoán rừng là tạo cho đất rừng có chủ thực sự, và được quyền lợi của người nhận khoán gắn liền với trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng được giao. Công tác này được thể hiện thông qua các lĩnh vực sau:
- Về nhận thức: Phải nêu cao nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của rừng đối với con người và thiên nhiên, đặc biệt là các cán bộ công nhân viên BQL và người dân sống trong địa bàn.
- Về tuyên truyền: Tuyên truyền, giáo dục vận động người dân ở mọi tầng lớp có tinh thần trách nhiệm chung trong bảo vệ và phát triển rừng.
- Về hoạt động thực tiễn: Phải được cụ thể hoá bằng việc giao khoán đất rừng cho người dân, cán bộ công nhân viên, đặc biệt quan tâm đến việc giao khoán đất rừng cho các hộ đồng bào dân tộc sống trong địa bàn để giải quyết công việc và thu nhập cho bà con ổn định cuộc sống, hạn chế việc vào rừng khai thác trái phép lâm sản.
Dự kiến về công tác quản lý bảo vệ và giao đất rừng của BQL như sau: - Quản lý bảo vệ rừng : Diện tích 6466,75 ha, trong đó:
+ Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên: 6148,19 ha + Quản lý bảo vệ rừng trồng: 318,56 ha
- Giao khoán rừng trồng với diện tích 335,31 ha là những diện tích rừng Luồng đã được trồng từ trước, đang trong thời gian khai thác.
Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người được nhận khoán được thực hiện theo quyết định 178/QĐ/2001/Ttg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.