Chính sách môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý rừng bền vững tại ban quản lý rừng phòng hộ lanh chánh tỉnh thanh hóa​ (Trang 90 - 92)

- Đất không có rừng

2 Giao khoán rừng 335,31 335,31 Giao khoán diện tích rừng trồng

3.5.5.4. Chính sách môi trường

Vấn đề môi trường đối với đời sống loài người và các tác động của con người đến môi trường đang là điểm quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, của nhiều quốc gia phát triển. Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về môi trường đã không ngừng lên tiếng cảnh báo nạn ô nhiễm môi trường sống đang ở mức cao. Với những tác nhân là sản xuất công nghiệp chế biến phát triển với chất lượng khí thải vào môi trường quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng, trong đó tài nguyên

rừng được coi là một sản phẩm tự nhiên vô giá, có nhiều mặt giá trị như kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt, lá phổi xanh của hành tinh đang bị suy giảm do sự phá hoại của con người và tài nguyên rừng nhiệt đới, là đối tượng bị tác động nhiều nhất có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái trên trái đất, vì vai trò tác dụng của rừng mưa nhiệt đới rất lớn đối với khí hậu toàn cầu. Vấn đề môi trường đã được đề cập đến nhưng chỉ mới dừng lại trên các văn bản, trong các dự án, luận chứng khả thi, trong trường học…mà chưa được vận hành trong cùng cơ chế hoạt động của nền kinh tế – xã hội của quốc gia hay một vùng lãnh thổ.

Nguyên nhân là do chúng ta chưa lượng hoá được những ảnh hưởng và những tổn hại do môi trường gây ra cho nền kinh tế và cho sinh hoạt đời sống hàng ngày của con người. Hoặc một nguyên nhân nữa là các chế độ chính sách về môi trường không rõ ràng, không có sức thuyết phục. Hoặc vì mục tiêu kinh tế lấy lợi nhuận làm đầu mà con người chấp nhận bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, chính sách về môi trường cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:

- Tăng cường nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động của môi trường đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Cần đưa ra những tiêu chí cụ thể về ô nhiễm môi trường.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường là một trong những nội dung quan trọng, nội dung chính cần được xác định trong các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường đầu tư cho việc bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng và các hệ sinh thái để cải thiện môi trường sống.

- Phải có chính sách thu thuế tài nguyên rừng thông qua hưởng lợi từ môi trường của các nghành khác như công nghiệp chế biến, nông nghiệp, thuỷ lợi, hải sản, du lịch sinh thái…để bù đắp cho nguồn vốn xây dựng rừng hạn hẹp.

- Xây dựng những khung hình phạt chi tiết cụ thể cho những trường hợp vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng tài nguyên rừng.

- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện một số chính sách về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm môi trường không khí.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, biết được những hiểm hoạ mà môi trường gây ra do cong người phá hoại, làm phá vỡ cân bằng sinh thái. Các thông tin, kiến thức mới về môi trường được phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết và cùng chia sẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý rừng bền vững tại ban quản lý rừng phòng hộ lanh chánh tỉnh thanh hóa​ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)