- Đất không có rừng
2 Giao khoán rừng 335,31 335,31 Giao khoán diện tích rừng trồng
3.5.6. Giải pháp về đầu tư
Vốn là điều kiện không thể thiếu được với bất cứ hoạt động kinh tế nào trong nền kinh tế thị trường quốc dân. Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến vấn đề đầu tư tín dụng cho các hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực kinh tế trong đó có ngành lâm nghiệp, mà biểu hiện là sự ra đời của các nghị định, quyết định, các chương trình, chính sách…có liên quan đến phát triển kinh tế lâm nghiệp. Quá trình thực hiện đã mạnh dạn và thông thoáng hơn song vẫn còn nhiều bất cập. Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau đây:
- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất. Xác định thời hạn cho vay vốn phải cụ thể phù hợp với chu kỳ kinh doanh theo từng loại hình kinh doanh và thời gian khấu hao của các loại thiết bị được đầu tư, nhất là đối với sản xuất kinh doanh nghề rừng có chu kỳ kinh doanh dài.
- Đối với những hộ nhận đất rừng để quản lý, bảo vệ và trồng rừng cần được vay vốn kịp thời đầy đủ theo hạn mức.
- Năng suất đầu tư cho các hoạt động về các lĩnh vực trồng rừng các loại cây bản địa, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng nhằm đảm bảo mức thu nhập cho người lao động nghề rừng ổn định và có tích luỹ.
- Đơn giản bớt những thủ tục vay vốn đối với những hộ gia đình kinh doanh rừng sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn, để đảm bảo cho người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước từ các chương trình, dự án như chương trình 661, chương trình 135 của Chính phủ, các quyết định, các chính
sách về đầu tư tín dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Hoặc khai thác triệt để các nguồn vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư cho sản xuất nghề rừng.
- Mở rộng liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để thu hút vốn đầu tư cho sản xuất nghề rừng trong địa bàn.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, doanh thu từ khai thác rừng tự nhiên, lâm sản phụ nên được đầu tư để tái tạo sản xuất, mở rộng kinh doanh, hỗ trợ vốn cho người dân trong địa bàn tạo công việc ổn định, thu nhập cao để họ yên tâm sản xuất lâu dài.
Chương 4
Kết luận, tồn tại và kiến nghị
4.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, nhân văn, thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững, đề tài đi đến những kết luận sau:
- Địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiềm năng đất đai rất lớn, đất còn tính chất đất rừng, thích nghi với cây lâm nghiệp.
- Đất lâm nghiệp chiếm hơn 99% diện tích tự nhiên, có nguồn tài nguyên sinh vật rừng phong phú đa dạng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Đây là tiềm năng sinh học rất lớn có ý nghĩa trong quá trình sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, trong bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Điều kiện kinh tế – xã hội trong địa bàn có nhiều thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào kết hợp với CBCNVC có trình độ văn hoá, trình độ dân trí đồng đều, luôn luôn thường xuyên phổ cập kiến thức trong sản xuất nghề rừng đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nghành lâm nghiệp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng trong địa bàn như điện, đường, trường học tương đối đầy đủ đảm bảo phục vụ sinh hoạt của người dân, cán bộ công nhân viên và phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của BQL.
- Điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc cao, dốc hiểm trở bị chia cắt bởi nhiều sông suối gây khó khăn cho công tác quản lý rừng bền vững.
- Do đặc thù của địa bàn nghiên cứu bị chia cắt thành 3 khu vực chính xen kẽ với khu dân cư của các xã, vì vậy rất khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng.
- Trong địa bàn có một bộ phận dân cư là bà con dân tộc miền núi đang sống và định cư lâu dài, phong tục tập quán còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp còn giản đơn, năng suất cây trồng thấp dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp đang ở mức đói nghèo. Đây là đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng và đến công tác quản lý rừng bền vững trên địa bàn.
- Quy hoạch quản lý rừng bền vững trên địa bàn BQL, ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và các giải pháp quy hoạch thì một yếu tố không thể tách rời và không thể thiếu đó là yếu tố chính sách và pháp luật có sự chi phối mạnh mẽ đến công tác quản lý rừng bền vững của BQL. Các chính sách, bộ luật đã tạo ra những hành lang pháp lý hợp pháp, thuận lợi cho hệ thống sản xuất kinh doanh trong nông lâm nghiệp vận hành theo cơ chế chính sách mà pháp luật cho phép và bảo hộ nó.
Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu.
- Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất
- Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh, quản lý bảo vệ - Các giải pháp về tổ chức quản lý
- Các giải pháp về chính sách - Các giải pháp về đầu tư
4.2. Tồn tại
Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện thời gian, nguồn nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại nhất định.
- Những số liệu thu thập bằng phương pháp có người dân tham gia, kết hợp phỏng vấn vẫn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá sâu sắc hơn, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có cơ sở đúng đắn hơn.
- Đề tài không có điều kiện để so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ mới có giá trị đối với địa bàn nghiên cứu cụ thể BQL rừng phòng hộ Lang Chánh.
- Về phương pháp kế thừa các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan, chưa lượng hoá hết được độ chính xác của tài liệu này. Tuy nhiên trong quá trình thu thập tác giả đã có bổ sung bằng phương pháp đi thực địa.
- Đề tài chưa nghiên cứu được cấu trúc tổ thành các loài cây, cấu trúc của các tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi, tái sinh và các quy luật tương quan. Kết quả nghiên
cứu cho rừng trồng cũng bị hạn chế do thời gian có hạn, vì vậy đề tài chưa đi sâu đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng trước đây. Do đó khi đề xuất các giải pháp lâm sinh chỉ mới dừng lại ở phần định hướng.
- Đề tài chưa nghiên cứu được hiệu quả về kinh tế – xã hội, môi trường của rừng trồng, rừng tự nhiên thông qua các chỉ tiêu định lượng.
- Mặc dù đã có 10 tiêu chuẩn và các tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC Việt Nam, nhưng trên thực tế để vận dụng vào quy hoạch quản lý rừng bền vững trong đề tài này tác giả chưa thể thực hiện được cụ thể từng tiêu chí, từng nội dung vào quy hoạch.
4.3. Kiến nghị
Quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là vấn đề khó khăn, phức tạp, phải thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. Vì vây, để vấn đề này thực sự là công việc cấp bách, cần thiết nhằm khai thác lợi dụng tài nguyên tối đa tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng trên cơ sở sử dụng lâu dài và bền vững thì công tác quy hoạch quản lý rừng bền vững cần phải:
- Cần tiến hành giai đoạn thử nghiệm ở một hoặc một số địa điểm trong khu vực trước khi áp dụng rộng rãi những giải pháp đã được đề xuất trong luận văn.
- Để áp dụng các tiêu chí và nội dung quản lý rừng bền vững vào quy hoạch quản lý rừng bền vững cần có sự lượng hoá, định lượng cụ thể các nội dung tiêu chí đó để khi vận dụng vào thực tiễn dễ dàng và thuận lợi cho mọi đối tượng đất đai tài nguyên rừng ở từng địa bàn khác nhau.
- Cần xây dựng quy chế, chế tài trong việc thu thuế tài nguyên rừng thông qua việc hưởng lợi từ rừng của các nghành khác nhau như du lịch, công nghiệp chế biến, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản…để bù đắp vào kinh phí xây dựng và kinh phí phòng chống ô nhiễm, phòng chống thiên tai.
- Đề nghị Nhà nước và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để kế thừa và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khoa học sâu rộng góp phần hoàn thiện hơn giải pháp quản lý rừng bền vững tại BQL rừng phòng hộ Lang Chánh.