3. Ý nghĩa khoa học
1.1.7.1. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến sức sống của Oocyst cầu trùng
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [12], có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Oocyst cầu trùng. Thời tiết, khí hậu là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của cầu trùng.
Theo Hoàng Thạch (1996) [29]; (1997) [30] bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào các tháng nóng ẩm trong năm (mùa xuân và mùa hè). Ở thời điểm này, điều kiện thời tiết, khí hậu rất thuận lợi cho Oocyst
cầu trùng tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh và lây nhiễm cho đàn gà.
Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trùng. Ở mùa xuân và mùa hè, gà bị nhiễm cầu trùng nhiều và nặng hơn các mùa khác trong năm. Vì vậy, việc phòng bệnh cầu trùng cho gà ở mùa xuân và mùa hè cần chú hơn (dẫn theo Phạm Văn khuê và cs, 1996 [12]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [13]).
Hamadejova K. và cs (2005) [50] cho biết, tỷ lệ nhiễm Isospora suis có liên quan mật thiết với mùa vụ chăn nuôi.
1.1.7.2. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tồn tại và nhiễm Oocyst vào vật chủ
* Điều kiện vệ sinh thú y
Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng ở gà nuôi trong các điều kiện khác nhau, Hoàng Thạch (1996) [29]; (1997) [30]; cho biết: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nuôi lồng là 0,37%, gà nuôi trong chuồng có đệm lót là trấu nhiễm 22,49 – 57,38%. Như vậy, gà nuôi trong lồng không tiếp xúc với phân thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm rất thấp.
Tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhiễm cầu trùng ở vật nuôi.
Theo Morgot A. A. (2000) [39], những cơ sở chăn nuôi có điều kiện chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng là thấp. Ngược lại, những cơ sở chăn nuôi có điều kiện không đảm bảo thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng chiếm cao, lên tới 30 – 69%.
Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004) [15] cho biết, điều kiện chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho Oocyst cầu trùng tồn tại và lưu hành lâu hơn. Chuồng trại chật trội, ẩm ướt, chất đột chuồng để quá lâu, không được thay đúng định kỳ, bãi chăn thả bị ô nhiễm mầm bệnh là yếu tố quan trọng gây nhiễm cầu trùng.
Xét nghiệm phân của 2.521 lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém, Lê Minh (2009) [19] thấy có 71,68% lợn bị nhiễm cầu trùng.
Như vậy, vấn đề vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi là yếu tố quan trọng liên quan đến sự tồn tại và nhiễm vào cơ thể vật chủ của Oocyst cầu trùng (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [14]).
* Ảnh hƣởng của lứa tuổi đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng
Đào Hữu Thanh và cs (1978) [32], Hồ Thị Thuận (1985) [37], Lương Tố Thu và cs (1993) [36], Lê Văn Năm (1995) [21] đã nghiên cứu và cho biết, bệnh cầu trùng gà liên quan chặt chẽ tới yếu tố tuổi (tỷ lệ nhiễm cao ở 15 - 56 ngày tuổi).
Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008) [11], nghiên cứu về ảnh hưởng của lứa tuổi thỏ đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng cho biết: mọi lứa tuổi thỏ đều nhiễm noãn nang cầu trùng, trong đó tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất ở thỏ từ 1 - 2 tháng tuổi (100%) và 2 - 3 tháng tuổi (94,37%), sau đó giảm dần theo lứa tuổi và thấp nhất ở thỏ 24 tháng tuổi (28,57%).
Lê Minh và cs (2008) [18], đã xét nghiệm 4.276 mẫu phân của lợn ở các lứa tuổi khác nhau, kết quả cho thấy: lợn nhiễm cầu trùng tương đối cao 51,12%, trong đó lợn giai đoạn từ 1 - 2 tháng tuổi nhiễm nặng nhất 73,24%.
Nguyễn Quốc Doanh và cs (2010) [7], đã kiểm tra phân của 671 chó nghiệp vụ kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm theo chiều tăng
của tuổi chó từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi bị nhiễm cao nhất (21,05%), chó 3 - 5 tháng tuổi (9,76%), chó 6 - 12 tháng tuổi 6,35% và chó trên 12 tháng tuổi bị nhiễm thấp nhất (0,63%).
Hoàng Văn Dư và cs (2010) [8], khi kiểm tra 870 mẫu phân thỏ địa phương và thỏ New Zealand nuôi tại Bắc Giang, kết quả cho thấy: Cả 2 giống thỏ đều nhiễm cầu trùng với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao ở 2 tháng tuổi (83,89%) và 3 tháng tuổi (77,60%), tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm dần theo lứa tuổi, thỏ ở trên 12 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ (43,88%).
Bạch Mạnh Điều và cs (2001) [5], đã xét nghiệm 1089 mẫu phân của đàn bồ câu nuôi tập trung tại trại chăn nuôi Thụy Phương kết quả xét nghiệm cho thấy: bồ câu từ 3 - 4 tuần tuổi bị nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao nhất (86,40%), sau đó giảm theo tuổi, bồ câu trên 7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm còn (47,60%).
Lê Hữu Nghị (2009) [25], đã xét nghiệm mẫu phân của 300 chim cút ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 10 tháng tuổi, kết quả xét nghiệm cho thấy: chim cút nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao (75,67%), trong đó chim từ 1- 6 tháng tỷ lệ nhiễm cao biến động từ (83,33 - 90,00%), sau đó giảm dần (43,33% ở 10 tháng tuổi).
* Nguồn phát tán Oocyst cầu trùng
Theo tài liệu của Lê Văn Năm (1995) [21], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [12], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], gia súc, gia cầm bị bệnh cầu trùng là nguồn phát tán Oocyst ra môi trường bên ngoài. Ngoài ra, những con vật mang cầu trùng nhưng không thể hiện triệu chứng lâm sàng là nguồn mang căn bệnh nguy hiểm, vì chúng là đối tượng mà người chăn nuôi ít chú ý (do không thể hiện triệu chứng lâm sàng).
* Đƣờng nhiễm Oocyst vào vật chủ
Sự nhiễm Oocyst có sức gây bệnh chủ yếu qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi v.v....
Mặc dù chưa có dẫn liệu về sự lây truyền cầu trùng thỏ qua dụng cụ chăn nuôi, nhưng những nghiên cứu về sự lây nhiễm cầu trùng gà đã được ghi
nhận. Bạch Mạnh Điều (1999) [4] đã kiểm tra 420 mẫu xe cải tiến, quang thúng thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 4,28%. Hoàng Thạch (1999) [30] khảo sát 250 mẫu dụng cụ dọn vệ sinh chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 11,20%.
Vai trò mang và truyền Oocyst cầu trùng đã được một số tác giả đề cập. Theo tài liệu của Lê Văn Năm (2004) [23], chuột, chó, mèo, chim sẻ, và một số côn trùng có thể mang Oocyst từ đàn này sang đàn khác, từ chuồng này qua chuồng khác.
Phạm Văn Khuê và cs (1996) [12] cho biết, khi Oocyst bị ruồi nuốt vào, trong đường tiêu hóa của ruồi, chúng vẫn sống và còn khả năng gây bệnh trong vòng 24 giờ.
Một số động vật sống trong chuồng nuôi hoặc xung quanh chuồng nuôi có khả năng mang Oocyst cầu trùng như: ruồi, gián, kiến, chuột. Chúng mang
Oocyst cầu trùng ở chân, trên lông, da, cánh....Trong khi di chuyển, chúng sẽ truyền Oocyst cầu trùng vào thức ăn, nước uống, làm cho gia súc, gia cầm nhiễm cầu trùng (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [14]).
- Các yếu tố stress: điều kiện chuồng trại chật chội, thức ăn kém dinh dưỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi, con vật đang mắc các bệnh ký sinh trùng khác hoặc các bệnh truyền nhễm mãn tính... đều làm sức đề kháng của con vật giảm, dễ nhiễm cầu trùng và dễ bị bệnh.
1.1.7.3. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý, hóa học đến sự phát triển của Oocyst ở ngoại cảnh
* Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý
Nhiệt độ, ẩm độ, môi trường nói chung đều tác động vào Oocyst cầu trùng. Môi trường ẩm ướt, nhiệt độ vừa phải (220
C– 230C) là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển. Ở điều kiện này chỉ mất 16 - 18h để cầu trùng phát triển thành bào tử con. Khi nhiệt độ thấp 120C – 200C các Oocyst đã sinh bào tử chỉ tồn tại được 14 ngày, Oocyst chưa sinh bào tử chỉ chịu đựng được không quá 56 giờ.
Theo Warner D.E. (1933) [70], Oocyst bám trên vỏ trứng sẽ chết khi ấp trứng ở 380C – 400C, ẩm độ 40 - 70%; Oocyst tồn tại 18 tuần trong đất râm
mát một phần, 21 tuần trong đất râm mát hoàn toàn. Ellis C.C. (1986) [47] cho rằng, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển Oocyst cầu trùng E. tenella là 26,60C - 32,20C. Ở nhiệt độ 480C trong 15 phút, Oocyst chết hoàn toàn.
Theo Lê Văn Năm (2006) [24] nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển bào tử nang ngoài cơ thể là 150C – 350C. Lạnh – 150C và nóng >400C bào tử nang sẽ chết. Khi đã hình thành được bào tử nang thì chúng sẽ tồn tại rất lâu trong môi trường thiên nhiên hàng năm hoặc lâu hơn, và chịu đựng được các chất khử trùng, tiêu độc, các tác động lý hoá khác…
Glullough N. (1952) cho biết, Oocyst bị chết ở 400C sau 96 giờ, ở 450C sau 3giờ và ở 500C sau 30 phút. Ở nhiệt độ 120C – 200C, Oocyst có sức gây bệnh tồn tại được 14 ngày, nhưng Oocyst chưa có sức gây bệnh chỉ tồn tại trong 56 giờ (Dẫn theo Hoàng Thạch, 1999 [30]).
Cầu trùng sống được ở ngoài trời 14 tuần và tồn tại rất lâu trong đất ở độ sâu 5 - 7cm. Ở trong đất, Oocyst duy trì sức sống từ 4 - 9 tháng, ở sân chơi râm mát từ 15 - 18 tháng (Horton Smith C., 1963) [52].
Theo Orlop E. M. và cs (1962) [59] trong điều kiện nước nóng 800
C,
Oocyst chết ngay tức khắc.
Long P. L. và cs (1979) [58] cho biết: Oocyst có thể tồn tại qua mùa đông giá lạnh nhưng không chịu được nhiệt độ cao.
Khi Oocyst theo phân ra ngoài môi trường, ẩm độ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hình thành bào tử và khả năng tồn tại của Oocyst cầu trùng .
Theo Ellis C. C. (1986) [47], ở nhiệt độ không thay đổi Oocyst sẽ bị chết khi ẩm độ giảm. Nhiệt độ từ 180C – 400C, ẩm độ 21% - 30%, chúng dễ bị chết sau 4 - 5 ngày.
Goodrich H. P. (1994) [48] đã kết luận: Lớp vỏ ngoài cùng đã giữ cho
Oocyst không bị thấm chất lỏng, nhưng nó lại dễ bị nứt do điều kiện khô hạn. Theo Orlop E. M. và cs (1962) [59], Oocyst bài xuất ra môi trường bên ngoài với điều kiện môi trường có oxy, ẩm độ, nhiệt độ thích hợp, bào tử thể sẽ được hình thành trong Oocyst.
+ Các tia tử ngoại:
Long P. L. và cs (1979) [58] cho rằng: Ánh nắng chiếu trực tiếp tác động gây hại đến Oocyst, tuy nhiên cỏ dại đã bảo vệ chúng tránh tia X.
Theo Warner D. E. (1933) [70], Oocyst tồn tại 18 tuần trong đất râm mát một phần, 21 tuần trong đất râm mát hoàn toàn.
Oocyst khi bị xử lý bức xạ ở mức 20 - 35 Krad cho giá trị bảo hộ tốt nhất 100%, dưới 10 Krad là 80% nhưng nếu liều thấp quá hoặc quá cao thì không có hiệu quả.
Oocyst chưa sinh bào tử mẫn cảm đối với tia X hơn Oocyst đã sinh bào tử tới 15 lần (Phạm Văn Chức và cs, 1991) [2].
Ngoài ra khi nghiên cứu sự phát triển của noãn nang ngoài cơ thể, các tác giả đều nhận thấy thời gian thực hiện giai đoạn này ở các loài cầu trùng rất khác nhau.
- Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học
Do Oocyst cầu trùng có lớp vỏ bên ngoài là lớp Quinonon protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp với protein để tạo nên khúc xạ kép (lipoprotein) (Ryley J. F., 1976) [65]. Chính lớp lipit mà chủ yếu là phospho lipit bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hoá học. Vì vậy, Oocyst cầu trùng có sức đề kháng cao với các loại hoá chất và thuốc sát trùng thông thường.
Oocyst chết dưới tác dụng của huyễn dịch formol, dầu hoả, xalixin - nhựa thông, formol - nhựa thông với nồng độ dung dịch 10%.
Theo Horton Smith C. (1963) [52], dung dịch tiêu độc khử trùng Creolin 5% ở nhiệt độ 400C – 500C sẽ giết chết Oocyst non và thành thục sau 20 - 30 ngày.
William R. B. (1997) [71] nghiên cứu tác dụng của dung dịch Amoniac 10% trong 12 giờ liên tục, kết quả cho thấy 100% Oocyst không sinh được bào tử nghĩa là Oocyst này mất khả năng gây bệnh.