Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học

1.2.5. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ

* Triệu chứng

Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 4 – 12 ngày. Bệnh cầu trùng thỏ có các thể: cấp tính, á cấp tính và mãn tính.

Sau thời kỳ nung bệnh, triệu chứng thấy sớm nhất của bệnh cầu trùng thỏ là giảm trọng lượng. Sau đó thỏ có con biểu hiện uể oải, mệt mỏi toàn thân, mất những hoạt động bình thường hay nằm sấp, thỏ kém ăn hoặc bỏ ăn. Bụng đầy lên và đau đớn. Da và niêm mạc trắng bệch. Xuất hiện ỉa chảy, phân lỏng có màng giả, đôi khi có máu. Thỏ ốm gầy yếu, bộ lông mất ánh và xù.

Trong bệnh cầu trùng thỏ còn thấy giảm lượng hồng cầu, tăng limphocid, tăng rõ rệt bạch cầu ưa acid.

Bệnh cầu trùng thỏ thường thể hiện các triệu chứng rõ nhất là vào thời kỳ tách thỏ con khỏi thỏ mẹ và chuyển sang nuôi bằng thức ăn bình thường.

Lê Văn Năm (2006) [24] cho biết, thỏ mắc bệnh cầu trùng thể gan có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, tích nước xoang bụng. Vàng da, vàng niêm mạc mắt, mũi, họng. Thỏ con thường bị cấp tính, nhưng thỏ lớn bệnh thường ở thể mãn tính.

Đối với bệnh cầu trùng ở tai, mũi, họng các niêm mạc mũi, hầu và tai giữa đều bị ký sinh trùng tràn gập, gây một trứng viêm cata mũi nặng, có ho và hắt hơi, có khi gây viêm hầu và viêm tai; nếu viêm tai thì thấy những rối loạn thần kinh nặng hay nhẹ. Lúc đầu sốt nhẹ sau đó sốt nặng và thỏ càng ngày càng yếu đi, chết giữa những cơ co giật. Kiểm tra dưới kính hiển vi, thấy trong chất nhầy ở mũi có cầu trùng gây bệnh.

Theo Đinh Văn Bình và cs (2005) [1], cầu trùng ở ruột có hiện tượng xù lông, tiêu chảy, phân lỏng có mầu xanh, nếu kết hợp với vi trùng thì gây bệnh viêm ruột, phân chuyển sang mầu đỏ do có máu thẩm thấu.

* Bệnh tích:

Xác thỏ chết rất gầy. Các niêm mạc trắng bệch đôi khi hoàng đảm. Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào loài cầu trùng gây bệnh, số lượng và nơi khu trú, tuổi thỏ, đồng thời phụ thuộc vào cả thời gian của bệnh và thể bệnh (Kolapxki N. A. và cs, 1980 [38])

Thỏ bị bệnh cầu trùng thì các mạch máu vách ruột chứa đầy máu. Màng niêm mạc tá tràng và ruột già dày lên, viêm cata; khi bệnh tiến triển ở thể nặng còn thấy viêm xuất huyết. Những tổn thương này nằm rải rác hoặc nằm thành ổ. Do ruột có nhiều bệnh tích nên khối lượng ruột tăng lên.

Khâyxin E. M. (1947) sau khi gây bệnh cho thỏ cầu trùng loài E. magna

thì thấy xuất hiện chất bã đậu trong xoang ruột và xuất huyết trong ruột non. Với loài cầu trùng E. media thì những biến đổi đặc trưng nhất chỉ ở tá tràng: màng niêm mạc viêm dầy lên, có phủ những dịch rỉ như bã đậu lẫn máu, có nhiều điểm trắng nhỏ ở những nơi tập trung các giao tử cầu trùng. Với loài E. irresidua, thì bệnh tích thể hiện rõ nhất ở ruột non. Ở thời kỳ sinh sản vô tính trên màng niêm mạc ruột còn thấy nhiều điểm xuất huyết nhẹ, còn khi hình thành các giao tử thì xuất huyết biểu hiện rõ hơn nhiều. Trong các trường hợp do E. coccicola gây ra thì bệnh tích có ở manh tràng: trên màng niêm mạc thấy rõ những điểm trắng, nhỏ trong đó tập trung nhiều giao tử (Dẫn theo Kolapxki N. A. và cs, 1980 [38]).

Trong thể bệnh mãn tính, màng niêm mạc ruột non và mấu ruột thừa hơi đầy lên, màu xám, đầy những hạch nhỏ trắng nhạt, trong đó có chứa đầy cầu trùng.

Khi bệnh ở gan thì bệnh tích rất đặc trưng. Gan to gấp 4 lần, có khi còn to hơn và thoái hoá. Ống dẫn mật mở to, vách ống dầy lên do tăng các mô liên kết, chứng tỏ ống dẫn mật viêm mãn tính. Trên bề mặt gan, đôi khi có cả trong nhu mô có những ổ hạch dạng tròn hay bầu dục, hơi vàng hoặc trắng xám lớn

bằng hạt kê, đôi khi bằng hạt đỗ xanh. Những ổ này chứa đầy những chất tựa như kem sữa lỏng. Chúng tách riêng hẳn ra khỏi những phần của gan bằng những vỏ bọc liên kết nằm dọc theo đường ống dẫn mật. Trong những ổ đó có chứa vô số nang trứng E. stiedae.

Theo Đinh Văn Bình và cs (2005) [1], bệnh tích đặc trưng của bệnh cầu trùng ruột ở phần tiếp giáp giữa manh tràng và đầu ruột thừa là có nhiều điểm trắng xám to bằng đầu tăm nổi lên, có khi dầy đặc trên thành ruột. Do kết hợp với vi trùng đường ruột nên ở ruột thừa thường bị viêm, niêm mạc sưng loét đỏ, gan sưng to, có nhiều điểm chấm mầu nâu vàng có chất như bã đậu bọc trong tế bào gan làm cho gan cứng lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)