Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 66 - 69)

3. Ý nghĩa khoa học

3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ

Như chúng ta đã biết, mức độ cảm nhiễm bệnh cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của thỏ ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì khác nhau. Do vậy, xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo từng lứa tuổi là một chỉ tiêu để xác định thỏ ở lứa tuổi nào dễ nhiễm cầu trùng, từ đó có kế hoạch phòng trừ bệnh hiệu quả.

Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi thỏ được trình bày ở bảng 3.2 và minh họa ở hình 3.3

Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi

Lứa tuổi (tuần tuổi) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cƣờng độ nhiễm (Oocyst/ gam phân) ≤ 7000 >7000 - 10000 >10000 - 15000 >15000 n % n % n % n % ≤ 4 601 375 62,40 154 41,06 174 46,4 47 12,53 0 0,00 > 4 – 8 518 439 84,75 87 19,82 172 39,18 130 29,61 50 11,39 > 8 – 12 527 471 89,37 79 16,77 122 25,90 191 40,55 79 16,77 > 12 544 407 74,82 86 21,13 214 52,58 79 19,41 28 6,88 Tính chung 2190 1692 77,26 406 24,00 682 40,31 447 26,42 157 9,28 Bảng 3.2 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: trong 2190 thỏ ở các lứa tuổi kiểm tra có 1692 thỏ nhiễm cầu trùng, chiếm 77,26%; biến động từ 62,40% - 89,37%.

Thỏ ở các lứa tuổi đều nhiễm cầu trùng, tuy nhiên các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau: thỏ giai đoạn > 8 – 12 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất (89,37%), tiếp đến là giai đoạn > 4 – 8 tuần tuổi (84,75%), > 12 tuần tuổi (74,82%) và thấp nhất là thỏ giai đoạn ≤ 4 tuần tuổi (62,40%).

Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở các lứa tuổi thỏ được giải thích như sau: Thỏ dưới 4 tuần tuổi đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, thời gian tiếp xúc với ngoại cảnh chưa nhiều, tuy các cơ quan miễn dịch chưa hoàn thiện nhưng chúng tiếp nhận được lượng kháng thể từ sữa đầu của thỏ mẹ, nên thời gian đầu sau khi sinh thỏ con có sức đề kháng nhất định với bệnh, do vậy tỷ lệ nhiễm cầu trùng nhẹ hơn các lứa tuổi khác.

Thỏ > 4 – 8 tuần tuổi và > 8 – 12 tuần tuổi, giai đoạn này thỏ đã được cai sữa, tách ra và tự lập trong việc lấy thức ăn, nước uống. Lúc này, cơ thể thỏ đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, chúng ăn nhiều thức ăn hơn, do đó khả năng tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn. Ngoài ra, ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi thỏ bắt đầu có hiện tượng ăn lại phân vào ban đêm, đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Thỏ giai đoạn > 12 tuần tuổi: đây là giai đoạn các cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện, sức đề kháng của thỏ cao hơn nên tỷ lệ cảm nhiễm cầu trùng giảm đi.

Jonhan P., Philippe (1988) [53] khi nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ cho biết: tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cao nhất ở giai đoạn thỏ 2 tháng tuổi (sau cai sữa > 4 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng có thể lên tới 100% trong đàn), khi thỏ trưởng thành thì tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm đi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với quy luật trên.

- Về cường độ nhiễm:

+ Ở cường độ nhiễm nhẹ: thỏ trong giai đoạn > 8 – 12 tuần tuổi có cường độ nhiễm nhẹ thấp nhất (16,77%), sau đó đến giai đoạn > 4 – 8 tuần tuổi

(19,82%), giai đoạn > 12 tuần tuổi (21,13%), cao nhất là giai đoạn ≤ 4 tuần tuổi (41,06%).

+ Ở cường độ nhiễm trung bình: thỏ giai đoạn > 12 tuần tuổi có cường độ nhiễm trung bình cao nhất (52,58%), thấp nhất là giai đoạn > 8 - 12 tuần tuổi (25,90%).

+ Ở cường độ nhiễm nặng: thỏ ở tất cả các giai đoạn tuổi đều nhiễm bệnh ở cường độ nặng. Thỏ ≤ 4 tuần tuổi có cường độ nặng là thấp nhất (12,53%). Thỏ > 4 - 8 tuần tuổi cường độ nhiễm bắt đầu tăng, đến giai đoạn 8 – 12 tuần tuổi thỏ nhiễm ở cường độ nặng là cao nhất (40,55%, sau đó giảm ở thỏ >12 tuần tuổi (19,41%).

+ Ở cường độ nhiễm rất nặng: thỏ ở giai đoạn ≤ 4 tuần tuổi không bị nhiễm cầu trùng ở cường độ rất nặng. Thỏ > 4 – 8 và > 8 - 12 tuần tuổi tỷ lệ cường độ nhiễm rất nặng lần lượt là 11,39% và 16,77%. Cường độ nhiễm rất nặng giảm ở thỏ > 12 tuần tuổi (6,88%).

Nhìn chung, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cao nhất ở thỏ > 4 - 12 tuần tuổi. Do vậy, người chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho thỏ ở giai đoạn này. Song song với việc dùng thuốc, người chăn nuôi cũng cần chú ‎‎ý giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng đàn thỏ tốt để nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng mắc bệnh cho thỏ, từ đó tăng năng suất chăn nuôi thỏ.

0 20 40 60 80 100 ≤ 4 >4 – 8 >8 – 12 >12 Tỷ lệ nhiễm (%) Tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 66 - 69)