3. Ý nghĩa khoa học
1.2.6. Chẩn đoán bệnh cầu trùng
* Với thỏ còn sống
- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ: khi phân tích các tài liệu dịch tễ, bác, sỹ thú y phải nghiên cứu tổng kết và xác định xem bệnh cầu trùng đã có trong những năm qua, xác định mùa mắc bệnh, xác định tuổi thỏ ốm, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng, đồng thời phải xem có những thỏ nào được mang từ nơi khác về nuôi dưỡng hay không.
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: khi nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, phải đặc biệt chú ý tới tính đặc hiệu của bệnh như: thiếu máu, màng niêm mạc hoàng đảm khi gan bị nhiễm cầu trùng, bụng chứng to, ỉa chảy, đái nhiều, gầy sút.
- Căn cứ vào kết quả xét nghiệm phân để chẩn đoán bệnh
+ Phương pháp trực tiếp: Đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản, dễ làm nhưng yêu cầu mỗi mẫu xét nghiệm phải làm lặp lại nhiều lần mới cho kết quả chẩn đoán đối với bệnh cầu trùng ở thỏ.
+ Phương pháp Fullerborn: Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng của dung dịch muối NaCl bão hoà (d = 1,18 – 1,20) lớn hơn tỷ trọng của Oocyst cầu trùng (d = 1,01 – 1,02), làm cho Oocyst nổi lên trên, khi đó dễ dàng tìm thấy Oocyst.
+ Phương pháp đếm Oocyst trên buồng đếm Mc. Master
Để đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng thỏ, chúng tôi tiến hành đếm số
Oocyst trong 1g phân bằng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master. Cân 4 gam phân vào cốc thuỷ tinh, thêm 56 ml dung dịch nước lã sạch, khuấy đều cho tan phân. Lọc qua lưới thép vào một cốc khác và khuấy đều. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút dung dịch phân nhỏ đầy cả hai buồng đếm Mc. Master (mỗi buồng đếm có dung tích 0,5ml). Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (với độ phóng đại 10 x 10), đếm toàn bộ số Oocyst có trong hai buồng đếm rồi tính theo công thức:
Số Oocyst/ 1 gam phân =
Tổng số Oocyst ở hai buồng đếm x 60 4
(Tổng số ở hai buồng đếm là số Oocyst có trong 1ml dung dịch phân)
* Với thỏ chết
- Căn cứ vào bệnh tích: khi mổ khám bệnh tích cần đặc biệt chú ý tới những biến đổi ở ruột, gan. Trong bệnh cầu trùng thỏ ở thể nhẹ thì màng niêm mạc ruột bị viêm cata, ở thể bệnh nặng bị viêm xuất huyết.
Trong thể bệnh hỗn hợp, gan chướng to, thoái hoá đầy những ổ huỷ hoại nhỏ màu trắng hay hơi vàng. Những ổ này thường nằm dọc theo ống dẫn mật và chứa đầy nang trứng.