3. Ý nghĩa khoa học
1.2.4. Cơ chế sinh bệnh của cầu trùng thỏ
Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng: cầu trùng xâm nhập và tế bào biểu mô ruột thỏ, ngoài ruột ra còn xâm nhập vào tế bào biểu mô ống dẫn mật và ở đó chúng phát triển chu kỳ nội sinh.
Trong màng niêm mạc ruột, ký sinh trùng phát triển mạnh bằng cách sinh sản vô tính làm cho hàng loạt tế bào biểu bì bị chết. Người ta đã xác định, 1 con vật mắc bệnh cầu trùng thải ra môi trường bên ngoài từ 9 → 980 triệu noãn nang. Điều đó có nghĩa trong, cơ thể con vật ốm, hàng ngày bị chết trên 500 triệu tế bào biểu mô ruột.
Những vùng ruột bị huỷ hoại sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập vào và sẽ gây ra những ổ huỷ hoại lớn cho màng niêm mạc. Từ đó làm cho, nhiều đoạn ruột không tham gia được vào các quá trình tiêu hoá. Điều đó làm con vật bị đói
dai dẳng dẫn đến sự ngưng đọng và phù nề các cơ quan và mô bào khác nhau. Vì vậy, quá trình bệnh gia súc bệnh thường có triệu chứng loãng máu, giảm bạch cầu, mạch đập chậm và hay đái.
Sự sinh sản mạnh mẽ cuả cầu trùng trong niêm mạc ruột và sự phá huỷ các tế bào trong ruột dẫn tới hệ vi khuẩn gây mủ sẽ sinh sản. Các loại vi khuẩn này còn làm nặng thêm quá trình viêm trong ruột, gây rối loạn các chức năng hấp thụ và vận động của ruột, tạo điều kiện cho ỉa chảy. Do quá trình viêm tăng lên mạnh mẽ nên dịch rỉ tiết ra nhiều trong khoang ruột, loại dịch rỉ mà theo Gobzen (1972) sẽ làm khó khăn cho sự hấp thụ chất dịch trong cơ thể gia súc và làm mất sự cân bằng nước, một chức năng có ý nghĩa to lớn trong quá trình sinh bệnh cầu trùng. Cũng theo ông, mất 10 → 15% nước trong cơ thể thì con vật sẽ bị ốm chết. Ông cũng cho rằng sự rối loạn trao đổi nước làm tăng độ dính của máu làm tim hoạt động khó khăn hơn.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14], cơ chế sinh bệnh cầu trùng thỏ chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chủ yếu do độc tố của cầu trùng kết hợp với các độc tố của vi trùng đường ruột gây rối loạn tiêu hoá và đầu độc thần kinh của thỏ.
Tế bào biểu mô ruột bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở ruột phát triển và sinh ra các độc tố, cơ thể con vật hấp thu độc tố nên bị trúng độc nặng, biểu hiện co giật, ruột phình to, thiếu máu não.
Những xét nghiệm máu về hóa sinh cho thấy, khi bị bệnh cầu trùng, lượng hồng cầu và hemoglobin giảm, con vật bị thiếu máu. Ngoài ra, vào thời kỳ bệnh tiến triển cấp tính còn thấy giảm lượng đường dự trữ trong máu, giảm catalaza và lượng kiềm dự trữ. Đó là nguyên nhân dẫn đến gia súc nhanh chóng kiệt sức và chết (Kolapxki N. A và cs, 1980) [38].
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16] cho biết, cầu trùng trong quá trình ký sinh đã gây ra 3 tác hại cho thỏ: Chúng tiết ra enzym làm dung giải, phá hoại lớp nhung mao ruột, làm tróc lớp niêm mạc ruột, phá hoại tế bào biểu mô ống dẫn mật, túi mật và tổ chức gan; Lấy chất dinh dưỡng từ dịch ruột và gan để
tồn tại và phát triển; Các tổn thương ở ruột và gan do cầu trùng là điều kiện thuận lợi cho nhiễm vi khuẩn E.coli và các tạp khuẩn khác, làm quá trình viêm ruột nặng hơn, thỏ gầy yếu, suy nhược và chết.