Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 50 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học

2.3.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ

2.3.5.1. Thử nghiệm một số thuốc điều trị bệnh cầu trùng thỏ 2.3.5.2. Đề xuất quy trình phòng trừ bệnh cầu trùng cho thỏ

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.4.1.1. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ ở một số huyện của thành phố Hải Phòng

Chúng tôi đã thu thập ngẫu nhiên 2190 mẫu phân thỏ tại các nông hộ, các trại chăn nuôi thỏ tập thể và gia đình ở 6 huyện của thành phố Hải Phòng. Việc thu thập, xét nghiệm mẫu phân thỏ ở 6 huyện đã được bố trí cụ thể như sau:

Địa điểm (huyện) Số mẫu xét nghiệm (mẫu)

Kiến Thụy 351 Thuỷ Nguyên 287 Tiên Lãng 525 Vĩnh Bảo 615 An Dương 214 Dương Kinh 198 Tính chung 2190

2.4.1.2. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi

Chúng tôi đã thu thập mẫu phân của thỏ ở 4 lứa tuổi. Số lượng mẫu thu thập được bố trí cụ thể như sau:

Lứa tuổi (tuần tuổi) Số mẫu kiểm tra (mẫu)

≤ 4 601

>4 – 8 518

>8 – 12 527

>12 544

2.4.1.3. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm theo mùa vụ

Chúng tôi đã thu thập mẫu phân thỏ ở 4 mùa trong năm tại 6 huyện của thành phố Hải Phòng. Số lượng mẫu thu thập được bố trí cụ thể như sau:

Năm Mùa Số mẫu kiểm tra (mẫu)

2010 Thu 517

Đông 548

2011 Xuân 602

Hè 523

Tính chung 2190

2.4.1.4. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y

Chúng tôi thu thập mẫu phân tại 6 huyện ở thành phố Hải Phòng theo các tình trạng VSTY trong chăn nuôi thỏ. Tình trạng VSTY được phân ra ba mức như sau:

- Tình trạng vệ sinh thú y tốt: Chuồng trại cao ráo, thoáng mát sạch sẽ. Đáy lồng phải nhẵn, phẳng, có khe thoát phân và thoát nước tiểu, chuồng có rãnh thoát phân nước tiểu. Chuồng được cọ rửa và dọn phân thường xuyên, không có hiện tượng tồn phân quá một ngày. Thức ăn, nước uống đảm bảo đủ và sạch sẽ, máng ăn, máng uống phải thường xuyên cọ rửa. Rau xanh được rửa sạch và để ráo nước trước khi cho thỏ ăn. Định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

- Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: Lồng, chuồng được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, sắt…., đáy có khe hẹp nên khó thoát phân. Không thường xuyên dọn phân, có hiện tượng tồn phân quá 2 ngày trong chuồng. Mỗi tuần cọ rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, không thường xuyên rửa rau sạch trước khi cho thỏ ăn

- Tình trạng vệ sinh thú y kém: Đáy lồng hoặc nền chuồng ẩm thấp, không có rãnh thoát nước tiểu, phân, không cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng tồn phân trong chuồng một vài tuần. Máng ăn, máng uống không được cọ rửa. Rau xanh cũng không được rửa trước khi cho ăn.

Bố trí thu thập mẫu phân thỏ như sau:

Tình trạng VSTY Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Tốt 673

Trung bình 715

Kém 802

Tính chung 2190

2.4.1.5. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân

Chúng tôi đã xét nghiệm phân của 2190 thỏ có trạng thái phân khác nhau: phân bình thường và phân tiêu chảy để đánh giá tỷ lệ nhiễm cầu trùng.

Bố trí thu thập mẫu phân thỏ như sau:

Trạng thái phân Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Bình thường 984

Phân lỏng 1206

Tính chung 2190

2.4.1.6. Phương pháp bố trí theo dõi xác định loài và tỷ lệ các loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại thành phố Hải Phòng

Các mẫu phân sau khi xét nghiệm thấy có Oocyst cầu trùng, chúng tôi tiến hành định loài theo khóa phân loại của Levine N. D (1985) [55] theo hai căn cứ:

+ Hình thái, kích thước Oocyst và cấu tạo của Oocyst có sức gây bệnh. + Thời gian Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh.

Sau khi đã định danh được các loài cầu trùng, chúng tôi tiếp tục xác định tỷ lệ các loài cầu trùng ký‎ sinh ở thỏ tại thành phố Hải Phòng.

2.4.1.7. Phương pháp bố trí xác định tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ

Để kiểm tra sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ, chúng tôi đã tiến hành thu thập xét nghiệm 130 mẫu cặn lồng nuôi thỏ.

Bố trí thu thập mẫu cặn đáy lồng nuôi thỏ như sau:

Địa phƣơng (huyện) Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Thuỷ Nguyên 34 Vĩnh Bảo 63 Tiên Lãng 56 Kiến Thụy 41 An Dương 24 Dương Kinh 25 Tính chung 243

2.4.1.8. Phương pháp bố trí xác định tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ

Chúng tôi đã thu thập 130 mẫu cặn nền chuồng để kiểm tra sự ô nhiễm

Oocyst cầu trùng ngoài ngoại cảnh.

Bố trí thu thập mẫu cặn nền chuồng nuôi thỏ như sau:

Địa phƣơng (Huyện) Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Thuỷ Nguyên 20 Vĩnh Bảo 28 Tiên Lãng 32 Kiến Thụy 20 An Dương 16 Dương Kinh 14 Tính chung 130

2.4.1.9. Phương pháp bố trí xác định tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng ở mẫu đất khu vực xung quanh chuồng, lồng nuôi thỏ

Để xác định sự phát tán Oocyst cầu trùng ra khu vực xung quanh chuồng hoặc lồng nuôi thỏ chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 202 mẫu đất xung quanh khu vực chuồng, lồng nuôi.

Bố trí thu thập mẫu cặn nền chuồng nuôi thỏ như sau:

Địa phƣơng (huyện) Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Thuỷ Nguyên 28 Vĩnh Bảo 54 Tiên Lãng 50 Kiến Thụy 31 An Dương 20 Dương Kinh 19 Tính chung 202

2.4.1.10. Phương pháp bố trí xác định thời gian tồn tại và phát triển của Oocyst cầu trùng trong phân ở ngoại cảnh

Thí nghiệm được bố trí thành 2 lô (mỗi lô 10 mẫu):

Lô thí nghiệm I: phân để tự nhiên ở điều kiện nhiệt độvà ẩm độ không khí bình thường.

Lô thí nghiệm II: phân để ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường, bổ sung nước để duy trì mẫu phân luôn ướt nhão.

2.4.1.11. Phương pháp bố trí theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh cầu trùng ở thỏ

Chúng tôi đã bố trí theo dõi triệu chứng lâm sàng của 1692 thỏ nhiễm cầu trùng (1692 thỏ này có kết quả xét nghiệm phân phát hiện thấy Oocyst

2.4.1.12. Phương pháp bố trí theo dõi bệnh tích đại thể của thỏ mắc bệnh cầu trùng và tỷ lệ các cơ quan bệnh

Chúng tôi đã tiến hành mổ khám 35 thỏ mắc bệnh cầu trùng ở cường độ rất nặng tại thành phố Hải Phòng, quan sát bệnh tích đại thể ở các cơ quan, tổ chức thỏ bệnh. Chụp ảnh vùng bệnh tích điển hình.

2.4.1.13. Phương pháp bố trí theo dõi hiệu quả và độ an toàn của 3 phác đồ điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ.

- Thử nghiệm trên diện hẹp.

Thử nghiệm thuốc: Hancoc (liều 2ml/ 1lit nước uống), Novazuril (liều 2ml/ 1lit nước uống), Baycox 5% (liều 2ml/ 1lit nước uống) để điều trị cho 15 thỏ bị bệnh cầu trùng (qua xét nghiệm phân) theo sơ đồ sau.

Thuốc điều trị Số thỏ điều trị

Novazuril

2ml/ lít nước uống, dùng liên tục 3 ngày 5

Baycox 5%

2ml/ lít nước uống, dùng 3 ngày liên tục 5

Hancoc

2ml/ lít nước uống, dùng liên tục 5 ngày 5 - Sử dụng thuốc tẩy cho chó trên diện rộng

Khi đã có kết quả thử nghiệm trên diện hẹp, chúng tôi dùng thuốc điều trị cho 150 thỏ mắc bệnh ở cường độ nặng thuộc 6 huyện của thành phố Hải Phòng. Thí nghiệm được bố trí như sau:

Số TT Thuốc sử dụng Số thỏ điều trị (con) Liệu trình (ngày)

Thời gian xét nghiệm phân sau dùng thuốc

1 Novazuril 50 3 10 ngày 2 Baycox 5% 50 3 10 ngày 3 Hancoc 50 5 10 ngày

2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.2.1. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu và thu nhận Oocyst cầu trùng * Phương pháp thu thập mẫu

- Mẫu phân

Mẫu phân được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, các trại chăn nuôi thỏ tập thể và gia đình.

- Mẫu cặn đáy lồng hoặc nền chuồng

Tại mỗi ô chuồng thỏ, lấy mẫu cặn dính ở dưới đáy lồng hoặc nền chuồng ở 5 vị trí khác nhau (lấy 4 góc và ở giữa chuồng) trộn đều được một mẫu xét nghiệm, mỗi mẫu khối lượng khoảng 10 -15g, được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi rõ địa điểm và thời gian lấy mẫu.

- Mẫu đất khu vực xung quanh chuồng, lồng nuôi thỏ

Trong khoảng cách 3m xung quanh chuồng thỏ, cứ 10 – 15 m2 lấy một mẫu đất bề mặt (một mẫu khối lượng khoảng 10 – 15 g được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và một mẫu ở giữa).

* Phương pháp xét nghiệm mẫu và thu nhận Oocyst cầu trùng

Các mẫu thu thập được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để phát hiện

Oocyst cầu trùng thỏ. Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày (nếu chưa kịp làm thì bảo quản ở nhiệt độ 2oC – 4oC, không để quá 3 ngày).

- Thu thập Oocyst từ mẫu phân thỏ nhiễm nặng bằng phương pháp Darling, vớt Oocyst đưa vào nước sạch rồi ly tâm lấy cặn.

2.4.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu * Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm

Tất cả các mẫu phân thỏ, mẫu cặn nền chuồng và đáy lồng nuôi thỏ, mẫu đất xung quanh khu vực chuồng nuôi đều được xét nghiệm bằng phương Fulleborn, quan sát Oocyst cầu trùng dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại x 100 và 400), xác định tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng .

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm cầu trùng

Cường độ nhiễm cầu trùng được xác định bằng số lượng Oocyst/ 1g phân (đếm trên buồng đếm Mc. Master). Cường độ nhiễm được quy định như sau:

≤ 7000 Oocyst/ gam phân: cường độ nhiễm nhẹ (+).

> 7000 - 10.000 Oocyst/ gam phân: cường độ nhiễm trung bình (++). > 10.000 – 15.000 Oocyst/ gam phân: cường độ nhiễm nặng (+++). > 15000 Oocyst/ gam phân: cường độ nhiễm rất nặng (++++).

2.4.2.3. Phương pháp xác định loài cầu trùng

Việc định loài cầu trùng dựa vào kích thước, hình thái, cấu tạo của Oocyst

cầu trùng theo khóa phân loại của Levine N. D (1985) [55] theo hai căn cứ: + Hình thái, kích thước Oocyst và cấu tạo của Oocyst có sức gây bệnh. + Thời gian Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh.

Cách tiến hành:

+ Nuôi Oocyst cầu trùng thỏ: Oocyst cầu trùng được nuôi trong dung dịch Bichromate kali 2,5%, có lắc đảo thường xuyên để phát triển thành

Oocyst có sức gây bệnh.

Hàng ngày dùng công tơ hút (ф = 2-3 mm) lấy dung dịch Bichromate kali 2,5% có chứa Oocyst cầu trùng, soi kính, ghi lại sự biến đổi hình thái và cấu trúc của Oocyst. Từ đó, xác định thời gian phát triển của Oocyst thành

Oocyst gây bệnh trong môi trường Bichromate kali 2,5% .

+ Dùng trắc vi thị kính đo kích thước của Oocyst cầu trùng dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 400 lần, ghi lại hình ảnh Oocyst dưới kính hiển vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)