Tỷ lệ thỏ có biểu hiện lâm sàng trong số thỏ nhiễm cầu trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 88 - 89)

3. Ý nghĩa khoa học

3.4.1. Tỷ lệ thỏ có biểu hiện lâm sàng trong số thỏ nhiễm cầu trùng

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức được biều hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán bệnh.

Chúng tôi đã theo dõi 1692 thỏ nhiễm Oocyst cầu trùng để xác định tỷ lệ thỏ có triệu chứng lâm sàng trong số thỏ nhiễm. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 3.13. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của thỏ nhiễm cầu trùng

Số thỏ nhiễm (con) Số thỏ có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Những triệu chứng chủ yếu Triệu chứng Số thỏ (con) Tỷ lệ (%) 1692 604 35,70 Ủ rũ, hay nằm 310 51,32 Ăn kém, xù lông, da khô 518 85,76 Gầy, chậm lớn 432 71,52 Ỉa chảy 389 64,40 Chƣớng bụng, đầy hơi 140 23,18

Co giật, vẹo đầu 54 8,94

Kết quả bảng 3.13 cho thấy:

Trong tổng số 1692 thỏ nhiễm cầu trùng có 604 thỏ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, tỷ lệ có triệu chứng trong số thỏ nhiễm cầu trùng là 35,70%. Trong đó, triệu chứng kém ăn, lông xù, da khô là triệu chứng phổ biến nhất (85,76%), sau đó là triệu chứng gầy yếu, chậm lớn (71,52%), ỉa chảy (64,40%), ít gặp nhất là triệu chứng thần kinh như co giật, vẹo đầu (8,94%).

Có một số trường hợp kết quả kiểm tra phân cho thấy, thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng, nhưng triệu chứng lâm sàng thể hiện không rõ rệt. Đó

là trường hợp một số thỏ 3 tháng tuổi béo khỏe có sức đề kháng tốt nên cầu trùng không gây được tác hại nhiều đối với thỏ. Ngược lại, có những trường hợp kết quả kiểm tra phân cho thấy thỏ chỉ nhiễm ở mức độ trung bình nhưng đã xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng. Đó là những thỏ sau cai sữa (trên 1 tháng tuổi), những thỏ được chăm sóc, nuôi dưỡng kém, sức đề kháng giảm, từ đó tạo điều kiện để cầu trùng gây tác hại và làm triệu chứng phát ra.

Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [16] cho biết: thỏ mắc bệnh cầu trùng bụng to dần lên, thỏ gầy rạc do suy nhược và thiếu máu, lông xơ xác, niêm mạc nhợt nhạt.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13] thỏ mắc bệnh thường nằm lì, ít vận động, giai đoạn cuối có biểu hiện thần kinh, 4 chân run giật, đầu vẹo, quay về phía sau, triệu chứng này kéo dài cho đến khi thỏ chết.

Như vậy, các triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng thể hiện trong kết quả chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.

Tuy nhiên, những triệu chứng nói trên cũng là những triệu chứng chung của nhiều bệnh khác. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng thì việc chẩn đoán rất khó khăn, kết quả chẩn đoán không chính xác dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.

Theo chúng tôi, ở những cơ sở nuôi thỏ tập trung hoặc những hộ chăn nuôi thỏ với quy mô lớn, để chẩn đoán chính xác bệnh cầu trùng cần phải lấy mẫu phân thỏ để gửi đi xét nghiệm chẩn đoán. Ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện chẩn đoán bằng xét nghiệm, việc xác định bệnh dựa vào những triệu chứng lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ học của bệnh cũng có kết quả nhất định. Ngoài ra, có thể thể điều trị thăm dò để xác định bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)