3. Ý nghĩa khoa học
2.4.2.6. Phương pháp xác định hiệu lực thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ
* Xác định hiệu lực thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ
Sử dụng thuốc: Hancoc (liều 2ml/lit nước uống), Novazuril (liều 2ml/lit nước uống), Baycox 5% (liều 2ml/lit nước uống) để điều trị cho những thỏ bị bệnh cầu trùng ở một số huyện quận của TP. Hải Phòng.
+ Hancoc trong 100ml chứa: Sulfaquinoxalin 5000mg, Pyrimethamin 1500mg,
+ Novazuril trong 100ml có chứa: Toltrazuril 2.500mg. Tá dược vừa đủ 100ml.Liều lượng 2ml/1 lit nước uống, dùng liên tục 3 ngày.
+ Baycox 5% trong 100ml có chứa: Toltrazuril 5g. Tá dược (Sodium benzoate, Sodium propionate). Liều lượng 2ml/1 lit nước uống, dùng liên tục 3 ngày.
Sử dụng thuốc trị cầu trùng cho những thỏ nhiễm cầu trùng, sau khi cho thỏ sử dụng thuốc 10 ngày, xét nghiệm lại phân của những thỏ đã được dùng thuốc. Nếu không thấy Oocyst trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để với cầu trùng, nếu vẫn thấy Oocyst nhưng số lượng Oocyst/gam phân giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với cầu trùng nhưng chưa triệt để; nếu số lượng Oocyst/g phân vẫn không giảm so với trước khi dùng thuốc thì xác định thuốc không có hiệu lực đối với cầu trùng.
* Đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh cầu trùng thỏ
Từ kết quả thu được về một số đặc điểm dịch tễ và kết quả thử nghiệm thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ để đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh cầu trùng.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học của (Nguyễn Văn Thiện 2000, [35]) trên phần mềm Excel 2000.
2.5.1. Đối với các tính trạng định tính như: tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng, hiệu lực của thuốc.... được tính theo công thức Oocyst cầu trùng, hiệu lực của thuốc.... được tính theo công thức
- Số trung bình cộng: P m
n
Trong đó:
m: số mẫu nhiễm Oocystcầu trùng n: tổng số mẫu xét nghiệm
- Sai số của số trung bình:
p q p.q p(1p) mm n n Trong đó: mp và mq: sai số của p và q.
p và q: tỷ lệ % thỏ nhiễm và không nhiễm Oocyst cầu trùng. n: dung lượng mẫu
2.5.2. Đối với các tính trạng định lượng như: số lượng Oocyst ... cầu trùng được tính theo công thức được tính theo công thức
- Số trung bình cộng:
x X
n
Trong đó: x: tổng các giá trị của x n: dung lượng mẫu - Độ lệch tiêu chuẩn: 2 2 X ( X) X n n 1 s
- Sai số của số trung bình:
+ Với n ≥ 30: x x S m n - 1 + Với n > 30: x x S m n
Trong đó: mx: sai số của số trung bình
sx: độ lệch tiêu chuẩn n: dung lượng mẫu
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ
3.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ nuôi tại một số địa phương thuộc thành phố Hải Phòng
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ tại một số địa phương của thành phố Hải Phòng là một chỉ tiêu đánh giá cụ thể tình hình nhiễm cầu trùng của đàn thỏ, từ đó có biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng hiệu quả.
Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng đường tiêu hóa ở thỏ tại một số địa phương của thành phố Hải Phòng được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ tại một số địa phương của thành phố Hải Phòng
Địa phƣơng (huyện) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)
Cƣờng độ nhiễm (Oocyst/ gam phân) ≤ 7000 >7000 - 10000 >10000 - 15000 >15000 n % n % n % n % Kiến Thụy 351 244 69,52 58 23,77 96 39,34 66 27,05 24 9,84 Thuỷ Nguyên 287 224 78,05 39 17,41 90 40,18 71 31,70 24 10,71 Tiên Lãng 525 380 72,38 95 25,00 167 43,95 87 22,89 31 8,16 Vĩnh Bảo 615 503 81,79 140 27,83 231 45,92 102 20,28 30 5,96 An Dương 214 171 79,91 39 22,81 53 30,99 57 33,33 22 12,87 Dương Kinh 198 170 86,05 35 20,59 65 38,24 64 37,65 26 15,29 Tính chung 2190 1692 77,26 406 24,00 682 40,31 447 26,42 157 9,28
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, thỏ ở các địa phương nghiên cứu đều nhiễm cầu trùng. Tuy nhiên, tỷ lệ và cường độ nhiễm ở mỗi địa phương là khác nhau.
- Về tỷ lệ nhiễm:
Qua kiểm tra 2190 mẫu phân thỏ thu thập ngẫu nhiên tại 6 địa phương của thành phố Hải Phòng thấy có 1692 mẫu nhiễm, tỷ lệ nhiễm là 77,26%.
So sánh giữa 6 địa phương được điều tra chúng tôi thấy, tỷ lệ này có sự khác nhau, thỏ ở Dương Kinh có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất (86,05%), tiếp đến là Vĩnh Bảo (81,79%), An Dương (79,91%), Thủy Nguyên (78,05%), Tiên Lãng (72,38%), thấp nhất là Kiến Thụy (69,52%).
- Về cường độ nhiễm:
Thỏ nuôi ở 6 địa phương đều nhiễm cầu trùng ở cường độ từ nhẹ đến rất nặng. Trong tổng số 1692 mẫu phân thỏ nhiễm cầu trùng, có 406 thỏ nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 24,00%; có 682 thỏ nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 40,31%; có 447 thỏ nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 26,42% và 157 thỏ nhiễm ở cường độ rất nặng, chiếm 9,28%.
Cường độ nhiễm cụ thể của từng huyện như sau:
+ Ở Kiến Thụy: tỷ lệ thỏ nhiễm cầu trùng thấp nhất (69,52%); trong đó 23,77% nhiễm ở cường độ nhẹ; 39,34% nhiễm ở cường độ trung bình; 27,05% nhiễm ở cường độ nặng và 9,84% nhiễm ở cường độ rất nặng.
+ Ở Thủy Nguyên: tỷ lệ nhiễm cầu trùng khá cao (chiếm 78,05%). Nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình chiếm 57,59%, có 31,70% nhiễm ở cường độ nặng, 10,71% thỏ nhiễm ở cường độ rất nặng.
+ Ở Tiên Lãng: tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 72,38%, cường độ nhiễm nhẹ là 25,00%; 43,95% nhiễm ở cường độ trung bình, 22,89% nhiễm ở cường độ nặng, 8,16% nhiễm ở cường độ rất nặng.
+ Ở Vĩnh Bảo: tỷ lệ nhiễm chung là 81,79%. Trong đó, 73,75% nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình; 5,96% nhiễm ở cường độ rất nặng.
+ Ở An Dương: có 79,91% số thỏ nhiễm cầu trùng, thỏ nhiễm ở cường độ nặng chiếm 33,33%; 12,87% nhiễm ở cường độ rất nặng.
+ Ở Dương Kinh: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ là 86,05%, có 15,29% nhiễm ở cường độ rất nặng.
Như vậy, thỏ nuôi tại Dương Kinh có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất và cường độ nhiễm nặng là nhiều nhất.
Hình 3.1 và 3.2 minh họa thêm cho những kết quả mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 3.1. 69,52 78,05 72,38 81,79 79,91 86,05 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Kiến Thụy Thuỷ Nguyên Tiên Lãng Vĩnh Bảo An Dương Dương Kinh Tỷ lệ nhiễm % Huyện
Hình 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ tại 6 địa phương thuộc tỉnh Hải Phòng
Biểu đồ ở hình 3.1 cho thấy, các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ cao thấp khác nhau, cao nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở thỏ tại Dương Kinh, thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở thỏ tại Kiến Thụy.
40,31% 24,00% 26,42% 9,28% Nhiễm nhẹ Nhiễm trung bình Nhiễm nặng Nhiễm rất nặng
Hình 3.2. Biểu đồ về cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ tại 6 địa phươngthuộc thành phố Hải Phòng
Biểu đồ ở hình 3.2 cho thấy, các múi biểu thị cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ trong vòng tròn khác nhau. Trong đó, múi biểu thị cường độ nhiễm nhẹ và trung bình là lớn nhất, phần biểu thị cường độ nhiễm nặng và rất nặng nhỏ hơn.
Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, ở Dương Kinh, An Dương và Thủy Nguyên có số hộ chăn nuôi thỏ ít, quy mô nhỏ lẻ; kỹ thuật nuôi tiên tiến chưa được ứng dụng; vấn đề vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống chưa được quan tâm. Thức ăn chủ yếu là rau muống nước và cho ăn sống khi rau còn ướt và chưa rửa sạch, do đó tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở địa phương này khá cao. Ngược lại, ở Kiến Thụy, hầu hết các hộ chăn nuôi thỏ đã chăn nuôi nhiều năm, có kinh nghiệm trong chăn nuôi, chuồng trại, thức ăn và nước uống được vệ sinh sạch sẽ, do vậy tỷ lệ nhiễm thấp hơn các địa phương khác.
Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008) [11] cho biết, tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng khá cao (65,16%), biến động từ 58,47% - 69,50%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm cầu
trùng thỏ ở thành phố Hải Phòng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả, nghĩa là thỏ ở Hải Phòng nhiễm cầu trùng nhiều hơn thỏ ở Cần Thơ và Sóc Trăng.
Như vậy, thỏ nuôi trong điều kiện chăn nuôi khác nhau có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng khác nhau.
3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ
Như chúng ta đã biết, mức độ cảm nhiễm bệnh cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của thỏ ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì khác nhau. Do vậy, xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo từng lứa tuổi là một chỉ tiêu để xác định thỏ ở lứa tuổi nào dễ nhiễm cầu trùng, từ đó có kế hoạch phòng trừ bệnh hiệu quả.
Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi thỏ được trình bày ở bảng 3.2 và minh họa ở hình 3.3
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi
Lứa tuổi (tuần tuổi) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)
Cƣờng độ nhiễm (Oocyst/ gam phân) ≤ 7000 >7000 - 10000 >10000 - 15000 >15000 n % n % n % n % ≤ 4 601 375 62,40 154 41,06 174 46,4 47 12,53 0 0,00 > 4 – 8 518 439 84,75 87 19,82 172 39,18 130 29,61 50 11,39 > 8 – 12 527 471 89,37 79 16,77 122 25,90 191 40,55 79 16,77 > 12 544 407 74,82 86 21,13 214 52,58 79 19,41 28 6,88 Tính chung 2190 1692 77,26 406 24,00 682 40,31 447 26,42 157 9,28 Bảng 3.2 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm: trong 2190 thỏ ở các lứa tuổi kiểm tra có 1692 thỏ nhiễm cầu trùng, chiếm 77,26%; biến động từ 62,40% - 89,37%.
Thỏ ở các lứa tuổi đều nhiễm cầu trùng, tuy nhiên các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau: thỏ giai đoạn > 8 – 12 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất (89,37%), tiếp đến là giai đoạn > 4 – 8 tuần tuổi (84,75%), > 12 tuần tuổi (74,82%) và thấp nhất là thỏ giai đoạn ≤ 4 tuần tuổi (62,40%).
Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở các lứa tuổi thỏ được giải thích như sau: Thỏ dưới 4 tuần tuổi đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, thời gian tiếp xúc với ngoại cảnh chưa nhiều, tuy các cơ quan miễn dịch chưa hoàn thiện nhưng chúng tiếp nhận được lượng kháng thể từ sữa đầu của thỏ mẹ, nên thời gian đầu sau khi sinh thỏ con có sức đề kháng nhất định với bệnh, do vậy tỷ lệ nhiễm cầu trùng nhẹ hơn các lứa tuổi khác.
Thỏ > 4 – 8 tuần tuổi và > 8 – 12 tuần tuổi, giai đoạn này thỏ đã được cai sữa, tách ra và tự lập trong việc lấy thức ăn, nước uống. Lúc này, cơ thể thỏ đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, chúng ăn nhiều thức ăn hơn, do đó khả năng tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn. Ngoài ra, ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi thỏ bắt đầu có hiện tượng ăn lại phân vào ban đêm, đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Thỏ giai đoạn > 12 tuần tuổi: đây là giai đoạn các cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện, sức đề kháng của thỏ cao hơn nên tỷ lệ cảm nhiễm cầu trùng giảm đi.
Jonhan P., Philippe (1988) [53] khi nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ cho biết: tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cao nhất ở giai đoạn thỏ 2 tháng tuổi (sau cai sữa > 4 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng có thể lên tới 100% trong đàn), khi thỏ trưởng thành thì tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm đi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với quy luật trên.
- Về cường độ nhiễm:
+ Ở cường độ nhiễm nhẹ: thỏ trong giai đoạn > 8 – 12 tuần tuổi có cường độ nhiễm nhẹ thấp nhất (16,77%), sau đó đến giai đoạn > 4 – 8 tuần tuổi
(19,82%), giai đoạn > 12 tuần tuổi (21,13%), cao nhất là giai đoạn ≤ 4 tuần tuổi (41,06%).
+ Ở cường độ nhiễm trung bình: thỏ giai đoạn > 12 tuần tuổi có cường độ nhiễm trung bình cao nhất (52,58%), thấp nhất là giai đoạn > 8 - 12 tuần tuổi (25,90%).
+ Ở cường độ nhiễm nặng: thỏ ở tất cả các giai đoạn tuổi đều nhiễm bệnh ở cường độ nặng. Thỏ ≤ 4 tuần tuổi có cường độ nặng là thấp nhất (12,53%). Thỏ > 4 - 8 tuần tuổi cường độ nhiễm bắt đầu tăng, đến giai đoạn 8 – 12 tuần tuổi thỏ nhiễm ở cường độ nặng là cao nhất (40,55%, sau đó giảm ở thỏ >12 tuần tuổi (19,41%).
+ Ở cường độ nhiễm rất nặng: thỏ ở giai đoạn ≤ 4 tuần tuổi không bị nhiễm cầu trùng ở cường độ rất nặng. Thỏ > 4 – 8 và > 8 - 12 tuần tuổi tỷ lệ cường độ nhiễm rất nặng lần lượt là 11,39% và 16,77%. Cường độ nhiễm rất nặng giảm ở thỏ > 12 tuần tuổi (6,88%).
Nhìn chung, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cao nhất ở thỏ > 4 - 12 tuần tuổi. Do vậy, người chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho thỏ ở giai đoạn này. Song song với việc dùng thuốc, người chăn nuôi cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng đàn thỏ tốt để nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng mắc bệnh cho thỏ, từ đó tăng năng suất chăn nuôi thỏ.
0 20 40 60 80 100 ≤ 4 >4 – 8 >8 – 12 >12 Tỷ lệ nhiễm (%) Tuần tuổi
3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ
Theo Đỗ Dương Thái và cs (1978) [31], nhiệt độ và ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ký sinh trùng ở ngoại cảnh. Vì vậy, chúng tôi đã xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ
Năm Mùa vụ Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm ≤ 7000 >7000 - 10000 >10000 - 15000 >15000 n % n % n % n % 2010 Thu 517 390 75,44 124 31,79 165 42,31 73 18,72 28 7,18 Đông 548 325 59,31 96 29,54 154 47,38 57 17,54 18 5,54 2011 Xuân 602 536 89,04 101 18,84 151 28,17 209 39,00 75 14,00 Hè 523 441 84,32 85 19,27 212 48,17 108 24,49 36 8,16 Tính chung Thu - Đông 1065 715 67,14 220 30,77 319 44,62 130 18,18 46 6,43 Xuân - Hè 1125 977 86,84 186 19,04 363 37,15 317 32,45 111 11,36
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở mỗi mùa vụ khác nhau là khác nhau. Cụ thể:
+ Ở vụ Xuân – Hè: trong 1125 thỏ kiểm tra, có 977 thỏ nhiễm cầu trùng, chiếm 86,84%. Trong đó có 19,04% số thỏ nhiễm ở cường độ nhẹ, nhiễm ở cường độ trung bình là 37,15%, cường độ nặng là 32,45%; 11,36% nhiễm ở cường độ rất nặng.
+ Ở Thu – Đông: Qua kiểm tra phân của 1065 thỏ, phát hiện thấy 715 thỏ nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm là 67,14%; thỏ nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm
30,77%; 44,62% số thỏ nhiễm ở cường độ trung bình; 18,18% số thỏ nhiễm ở cường độ nặng và 6,43% số thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ rất nặng.
Như vậy, ở vụ Xuân – Hè thỏ nhiễm cầu trùng với tỷ lệ và cường độ cao hơn so với ở vụ Thu – Đông.
Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trên là do: ở vụ Xuân – Hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Oocyst cầu trùng thỏ ở ngoại cảnh. Vì