Biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 91 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học

3.4.3. Biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho thỏ

3.4.3.1. Thử nghiệm thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ trên diện hẹp

Tìm hiểu một số loại thuốc trị cầu trùng cho thỏ hiện đang được sử dụng như: Novazuril, Baycox 5%, Hancoc chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hiệu lực của thuốc trên diện hẹp.

Mỗi loại thuốc điều trị cầu trùng sử dụng cho 5 thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng. Sau 10, 15 ngày kiểm tra lại phân của những thỏ đã dùng thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ Thuốc điều trị Thứ tự thỏ điều trị Số Oocyst/g phân trƣớc khi dùng thuốc Số Oocyst/g phân sau khi dùng thuốc

10 ngày 15 ngày Novazuril 2ml/ lít nước uống, dùng liên tục 3 ngày 1 12740,67 ± 582,3 0 0 2 14594,00 ± 602,16 0 0 3 12034,00 ± 90,47 0 0 4 13214,00 ± 273,08 0 0 5 17280,67 ± 1079,05 0 0 Baycox 5% 2ml/ lít nước uống, dùng 3 ngày liên tục 1 12642,00 ± 356,07 0 0 2 13814,00 ± 616,37 0 0 3 16285,00 ± 398,54 0 0 4 12800,00 ± 707,58 0 0 5 11809,67 ± 1324,54 0 0 Hancoc 2ml/ lít nước uống, dùng liên tục 5 ngày 1 15832,67 ± 2178,91 0 0 2 18314,87 ± 640,84 1030,33 ± 46,37 0 3 14647,33 ± 1356,68 0 0 4 13067,33 ± 857,16 0 0 5 12740,67 ± 1478,81 0 0

Kết quả bảng 3.14 cho thấy:

- Thuốc Novazuril: liều 2ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 3 ngày điều trị cho 5 thỏ nhiễm cầu trùng với cường độ nhiễm nặng. Sau khi dùng thuốc, kiểm tra lại phân ở ngày thứ 10 không thấy thỏ nào còn Oocyst cầu trùng. Hiệu lực điều trị đạt 100%.

- Thuốc Baycox 5%: liều 2ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 3 ngày điều trị cho 5 thỏ nhiễm cầu trùng với cường độ nặng. Sau khi dùng thuốc, kiểm tra lại phân ở ngày thứ 10 không thấy thỏ nào còn Oocyst cầu trùng. Hiệu lực điều trị đạt 100%.

- Thuốc Hancoc: liều 2ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 5 ngày điều trị cho 5 thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng. Sau khi dùng thuốc, kiểm tra lại phân ở ngày thứ 10 thấy có 4 thỏ không còn Oocyst cầu tùng, tỷ lệ khỏi 80%. Sau 15 ngày, kiểm tra lại phân thấy cả 5 thỏ đều sạch Oocyst cầu trùng. Hiệu lực điều trị đạt 100%.

Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: Sử dụng 3 loại thuốc trên điều trị cầu trùng cho thỏ trên diện hẹp đều cho kết quả cao. Hiệu lực điều trị của thuốc Novazuril và Baycox 5% đạt 100% sau 10 ngày điều trị và thuốc Hancoc đạt 100% sau 15 ngày điều trị.

Vì vậy chúng tôi đã thử nghiệm 3 loại thuốc trên ở diện rộng để có những đánh giá chắc chắn hơn.

3.4.3.2. Thử nghiệm thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ trên diện rộng

Sau khi đánh giá được hiệu lực của 3 loại thuốc Novazuril; Baycox 5% ; Hancoc trên diện hẹp, chúng tôi tiến hành thử nghiệm thuốc với số lượng thỏ lớn hơn để một lần nữa khẳng định lại hiệu lực của các loại thuốc nói trên. Kết quả xác định hiệu lực của thuốc trị cầu trùng cho thỏ trên diện rộng được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Hiệu lực của thuốc trị cầu trùng cho thỏ trên diện rộng

Tên thuốc

Liều

Liệu trình

Novazuril Baycox 5% Hancoc 2ml/lit nƣớc

uống

2ml/lit nƣớc

uống 2ml/lit nƣớc uống 3 ngày 3 ngày 5 ngày

Trước điều trị Số mẫu nhiễm 50 50 50 Số Oocyst/1g phân ( x m X ) 12748,59±204,80 13652,30±317,68 15638,33±227,04 Sau điều trị 10 ngày Số thỏ còn Oocyst (con) 4 1 5 Số Oocyst/1g phân ( x m X ) 2739,50±140,37 2032,67 ± 43,97 2983,20±230,10 Số thỏ sạch Oocyst (con) 46 49 45 Tỷ lệ sạch Oocyst (%) 92,00 98,00 90,00

Kết quả bảng 3.15 cho thấy:

- Thuốc Novazuril liều 2ml/1 lít nước uống, dùng liên tục 3 ngày, điều trị cho 50 thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng (số Oocyst trung bình là 12748,59 ± 204,80 Oocyst/ 1g phân). Sau 10 ngày kiểm tra lại phân của 50 thỏ thấy có 46 thỏ phân không còn Oocyst cầu trùng, chỉ còn 4 thỏ còn Oocyst trong phân nhưng số lượng Oocyst giảm xuống chỉ còn 2739,50±140,37 (Oocyst /1g phân). Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 92,00%

- Thuốc Baycox 5% liều 2ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 3 ngày, điều trị cho 50 thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng (số trung bình là 13652,30±317,68 Oocyst /1g phân). Sau 10 ngày kiểm tra lại phân của 50 thỏ thấy có 49 thỏ phân không còn Oocyst cầu trùng, chỉ còn 1 thỏ còn Oocyst trong phân nhưng số lượng giảm xuống chỉ còn 2032,67 ± 43,97 (Oocyst /1g phân). Như vây, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 98,00%.

- Thuốc Hancoc liều 2ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 5 ngày, điều trị cho 50 thỏ nhiễm cầu trùng với cường độ nhiễm nặng (số trung bình là 15638,33±227,04 Oocyst /1g phân). Sau 10 ngày kiểm tra lại phân của 50 thỏ thấy có 45 thỏ phân không còn Oocyst cầu trùng, chỉ còn 5 thỏ còn Oocyst trong phân nhưng số lượng giảm xuống chỉ còn 2983,20±230,10 (Oocyst /1g phân). Như vây, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 90,00%.

Qua thử nghiệm thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ, chúng tôi thấy, cả 3 thuốc Novazuril, Baycox 5%, Hancoc đều có thể sử dụng điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ. Hiệu lực điều trị bệnh triệt để đạt từ 90,00% - 98,00%.Trong đó, Baycox 5% (trong 100ml có chứa 5g Toltrazuril, liều lượng 2ml/ 1lit nước uống, dùng liên tục 3 ngày) cho hiệu lực điều trị cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

* Đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng ở thỏ tại 6 huyện thuộc thành phố Hải Phòng

- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng của thỏ tại Hải Phòng là 77,26%, biến động từ 69,52 – 86,05%. Có 26,42% số thỏ nhiễm ở cường độ nặng và 9,28% thỏ nhiễm ở cường độ rất nặng.

- Thỏ ở các giai đoạn tuổi đều mắc bệnh cầu trùng, thỏ 4 -8 tuần tuổi và >8 – 12 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất (84,75% và 89,37%), tiếp đến là thỏ trên 12 tuần tuổi (74,82%) và thấp nhất ở thỏ dưới 4 tháng tuổi (62,40%).

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ ở vụ Xuân – Hè cao hơn so với vụ Thu – Đông (86,84% và 67,14%).

- Thỏ nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao (96,51%), thỏ nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng lần lượt là 39,92%, 9,28%.

- Thỏ tiêu chảy nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao hơn so với thỏ có trạng thái phân bình thường (97,68% so với 52,24%). Thỏ tiêu chảy cường độ nhiễm nặng và rất nặng là 26,42%, 9,28%.

* Kết quả xác định loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại thành phố Hải Phòng

- Phát hiện 8 loài cầu trùng ký sinh trên thỏ nuôi tại thành phố Hải Phòng: E. exigua, E. inresidua, E. magna, E. perforans, E.stiedae, E. media, E. intestinalis, E. piriformis.

- Có 3 loài cầu trùng phổ biến ký sinh và gây bệnh cho thỏ nuôi tại thành phố Hải Phòng: E. piriformis (93,68%), E. perforans (78,90%), E. intestinalis (77,90%).

* Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng thỏ ở ngoại cảnh

- Nền chuồng, đáy lồng và khu vực xung quanh chuồng, lồng nuôi thỏ đều bị ô nhiễm Oocyst cầu trùng với tỷ lệ: 82,31%, 48,97%, 43,56%. Số Oocyst trung bình: (30,28 ± 1,06, 8,98 ± 0,51và3,51 ± 0,25 Oocyst/ 1 vi trường.

- Thời gian Oocyst phát triển hoàn toàn thành Oocyst gây bệnh trong phân thỏ để khô tự nhiên ở ngoại cảnh là 6 ngày và thời gian tồn tại là 35 ngày. Còn trong phân ướt nhão thời gian Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh kéo dài tới 12 ngày, khả năng tồn tại là 70 ngày.

* Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích thỏ bị cầu trùng

- Các triệu chứng chủ yếu của thỏ bị bệnh cầu trùng là: ủ rũ, hay nằm (51,32%); kém ăn, xù lông, da khô (85,76%); gầy, chậm lớn (71,52%); ỉa chảy (64,40%); chướng bụng, đầy hơi (23,18%), co giật, vẹo đầu (8,94%).

- Bệnh tích đại thể tập trung ở manh tràng và kết tràng (88,57% và 82,86%).

* Kết quả thử nghiệm thuốc điều trị và đề xuất biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho thỏ

- Thuốc Novazuril (liều 2ml/1 lít nước uống), Baycox 5% (liều 2ml/ 1lít nước uống), Hancoc (liều 2ml/ 1lít nước uống) có hiệu lực điều trị triệt để đạt từ 90 % – 98% và an toàn đối với thỏ sử dụng.

- Bước đầu đề xuất 5 biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh cầu trùng cho thỏ.

2. Tồn tại

- Chưa nghiên cứu được khả năng gây bệnh của các loài cầu trùng ký sinh. - Địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, chưa áp dụng được kết quả điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng thỏ trên số lượng lớn.

3. Đề nghị

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy: tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ ở thành phố Hải Phòng là khá cao. Vì vậy, chúng tôi có một số đề nghị sau:

- Các hộ chăn nuôi thỏ cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho thỏ, nuôi thỏ trong các lồng, đáy lồng chuồng phải nhẵn, phẳng, sao cho thỏ không gặm được, phải có lỗ hoặc khe hở đủ rộng để thoát phân và nước tiểu.

- Điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ bằng thuốc Baycox 5% (liều 2ml/ 1lít nước uống, liệu trình 3 ngày liên tục).

- Nghiên cứu vaccine để phòng bệnh cầu trùng cho thỏ.

- Nghiên cứu sự tồn dư của thuốc trong sản phẩm chăn nuôi khi sử dụng thuốc phòng trị cầu trùng cho thỏ.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Trương Thị Tính, Vũ Đức Hạnh, Nguyễn Thị Bích Ngà (2011), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ ở thành phố Hải Phòng và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đinh Văn Bình, Ngô Tiến Dũng (2005), Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho thỏ ở nông hộ, Nxb Lao động xã hội, tr. 76.

2. Phạm Văn Chức, Trần Tích Cảnh (1991), nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất vaccin phòng chống cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ gamma, Báo cáo khoa học kỹ thuật thú y các tỉnh phía Nam.

3. Nguyễn Chu Chương (2007), Hỏi đáp về nuôi thỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 107.

4. Bạch Mạnh Điều (1999), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng gà tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia súc và động vật mới nhập (1989 – 1999), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 558 – 566.

5. Bạch Mạnh Điều và cs (2001), “Tình hình nhiễm cầu trùng ở bồ câu nuôi tập trung và kết quả điều trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập VIII, (số 1), tr. 50 - 53.

6. Bạch Mạnh Điều (2004), Bệnh cầu trùng gia cầm và các giải pháp phòng trị cầu trùng cho gà, bồ câu nuôi tại một số khu vực thuộc các tỉnh phía Bắc, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.

7. Nguyễn Quốc Doanh và cs viện thú y (2010), “ Tình hình nhiễm cầu trùng ở chó nghiệp vụ, thử nghiệm một số điều trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XVII, (số 1), tr. 58 – 61.

8. Hoàng Văn Dư, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Quốc Doanh (2010), “Tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn thỏ nuôi tại một số huyện tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XVII, (số 5), tr. 24.

9. Nguyễn Văn Hoàn (1981), Hỏi đáp về nuôi thỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 92.

10. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 369 - 375.

11. Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thị Mỹ An (2008), Tình hình nhiễm cầu trùng thỏ tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XV, số 6, tr. 73 - 78.

12. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 24 - 25.

13. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, tr. 215 - 219.

14. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Giáo trình ký sinh trùng học thú y (dùng cho bậc cao học), Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 85.

15. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-14.

16. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 143-148.

17. Nguyễn Ngọc Lanh (1982), Tìm hiểu miễn dịch học (tập 1), Nxb Y học, Hà Nội.

18. Lê Minh, Nguyễn Thị Kim Lan, Lương Tố Thu (2008), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng lợn ở một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XV, số 2, tr. 63 - 67.

19. Lê Minh, Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công (2009), “Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng bệnh cầu trùng lợn, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XVI, số 1, tr. 47 - 52.

20. Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Quang Sức, Phạm Thị Nga (1983), Hướng dẫn nuôi thỏ thịt, Nxb Nông Nghiệp, tr. 53 – 54.

21. Lê Văn Năm (1995), “Mối quan hệ giữa cơ chế sinh bệnh của cầu trùng và E. coli bại huyết và chọn lọc thuốc điều trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập III, số 3, Tr. 19 – 25.

22. Lê Văn Năm (2003), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 65 - 69

23. Lê Văn Năm (2004), Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 5 – 55, 77 – 81.

24. Lê Văn Năm, (2006), Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb nông nghiệp, Hà Nội, tr. 7-12, 65-76.

25. Lê Hữu Nghị (2009), “Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng (Coccidia) của đàn chó nuôi tại thành phố Huế và thử nghiệm điều trị” Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XVI, số 5, tr. 58 - 61.

26. Phan Thanh Phượng, Phạm Công Hoạt, Trương Văn Dung, Vũ Dũng Tiến (2007), Miễn dịch học thú y và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.123-127.

27. Nguyễn Quang Sức, Chu Đình Khu (1986), Kết quả nghiên cứu bệnh cầu trùng thỏ tại trại giống thỏ Sơn Tây”, Tạp chí khoa học chăn nuôi, số tháng 2/1986. 28. Nguyễn Quang Sức (1994), Tình hình bệnh ký sinh trùng, phương

pháp phòng trừ bệnh ghẻ và bệnh cầu trùng của giống thỏ New- Zealand white nuôi ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

29. Hoàng Thạch (1996), “Tình hình nhiễm cầu trùng Eimeria tại xí nghiệp chăn nuôi gà Thuận An (tỉnh Bình Dương)”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập IV, số 4, Tr. 20 – 24.

30. Hoàng Thạch (1997), “Tình hình nhiễm cầu trùng ở gà thả vườn nuôi tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập V, số 4, Tr. 29 – 32.

31. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 4, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 198-201.

32. Đào Hữu Thanh, Nguyễn Ngọc Ân (1978), “Một số nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở gà con trong các trại chăn nuôi tập trung” , Kết quả nghiên cứu khoa học & kỹ thuật thú y (1968 – 1978), Tr. 334 – 339. 33. Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hòa (1997), Miễn dịch học thú y, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Nguyễn Thiện, Đinh Văn Bình (2007), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 14, 84-86.

35. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

36. Lương Tố Thu, Phạm Quốc Doanh, Kiều Lan Hương (1993), “Tình hình nhiễm cầu trùng gà và hiệu lực phòng trị của Sulfadimethoxy pirydazin (SMP)”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1990 – 1991), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

37. Hồ Thị Thuận (1985), “Điều tra về điều trị bệnh cầu trùng tại một số trại gà công nghiệp”, Tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp (Trang 91 - 104)