Giải pháp về xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 90 - 95)

Do khuôn khổ của đề tài và điều kiện nghiên cứu có hạn nên chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị như sau:

3.3.2.1- Chính sách đầu tư hỗ trợ vốn cho người dân:

Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được đối với bất kỳ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các hộ gia đình nghèo tại vùng nghiên cứu việc tạo được nguồn vốn lại càng trở nên quan trọng. Từ kết quả phân tích hiệu quả đầu tư của nhân dân đã thực hiện trong khu vực có thể đi đến một số khuyến nghị như sau :

- Cần có những chính sách cụ thể hơn về tạo lập vốn cho phát triển kinh doanh của hộ gia đình theo phương châm huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chú trọng cả vốn ngân sách cấp phát tài chính và vốn ngân sách đầu tư tín dụng ưu đãi. Đối với các hộ làm giàu rừng phòng hộ thì vốn ngân sách cấp phát là chính. Đối với các hộ kinh doanh rừng sản xuất và kinh doanh các hoạt động sản xuất khác thì nên áp dụng hình thức ngân sách đầu tư tín dụng ưu đãi là chủ yếu.

- Cần nâng mức đầu tư cho các hoạt động gây trồng rừng để đảm bảo cho các hộ có đủ những điều kiện thực hiện có hiệu quả các hoạt động gây trồng rừng, đảm bảo cho họ có thể sống được bằng nghề rừng của các hộ gia đình để có sự hấp dẫn nhất định trong việc thu hút họ vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Ngân sách cho quản lý bảo vệ rừng phải được lấy từ thuế tài nguyên môi trường. Đồng thời nâng cao mức thuế tài nguyên môi trường.

- Nên áp dụng thời hạn cho vay theo chu kỳ kinh doanh của từng cây trồng, vật nuôi (theo từng phương án hay thiết kế cụ thể). Đồng thời tinh giảm bớt những thủ tục cho vay để người nông dân dễ thực hiện.

- Cần nghiên cứu và tạo lập các qũy bảo hiểm đối với các sản phẩm nông lâm nghiệp của nông dân để hạn chế bớt các thiệt hại khi gặp tủi ro trong kinh doanh.

3.3.2.2- Về chính sách thị trường nông lâm sản :

Vấn đề quản lý sản phẩm, quản lý thị trường luôn luôn được các hộ gia đình quan tâm chú ý, vì nó tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của chính người nông dân thông qua các sản phẩm của họ làm ra. Bên cạnh đó, chính sách này là công cụ quan

trọng của nhà nước để nó tác động trở lại quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

- Cần sớm tiến hành giao đất giao rừng và công nhận quyền sở hữu của chủ hộ được nhận rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trồng rừng. Giao cho họ toàn quyền quyết định thời điểm tỉa thưa, khai thác và cách thức tiêu thụ sản phẩm của mình. Nên cho phép gỗ rừng trồng được tự do lưu thông trên thị trường. Nên miễn thuế sử dụng và giảm thuế doanh thu cho các sản phẩm gỗ rừng trồng chu kỳ đầu trên đất trống đồi núi trọc.

- Đối với rừng phòng hộ, nên cho các chủ hộ trồng xen các cây ăn quả, cây đa tác dụng, cho họ thu hoạch các loại lâm sản ngoài gỗ, nhưng phải đảm bảo quy trình khai thác và tái sinh.

- Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến và các điểm thu mua các mặt hàng nông lâm sản trong vùng để sơ chế và tiêu thụ các sản phẩm, hình thành thị trường ổn định, nhằm kích thích sự phát triển kinh doanh của các hộ gia đình. Những sản phẩm cần được tổ chức sơ chế và chế biến sau thu hoạch trong khu vực nghiên cứu: Cà phê, Ngô, Tre, Nứa, Song, Mây, các loại Đậu, Trám, Hồi, ...

- Phát triển hệ thống các cơ sở kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông nông thôn, phương tiện vận chuyển, hệ thống thị tứ, chợ nông thôn, hệ thống các đại lí .

- ổn định và giảm giá bán tư liệu sản xuất để hỗ trợ nông dân giảm chi phí đầu vào của sản xuất.

- Bảo trợ cho sản xuất nông lâm nghiệp như xây dựng quỹ dự trữ thu mua nông lâm sản.

- Nhà nước cần có chủ trương mở rộng thị trường vốn, thị trường về tư liệu sản xuất và khoa học kỹ thuật, đồng thời từng bước xây dựng thị trường lao động trong nông nghiệp nông thôn.

3.3.2.3 - Xây dựng những nhóm hộ sản xuất quần chúng và phát triển cơ sở hạ tầng:

Điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu đã hình thành nhiều nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên, để

hành tổng kết kinh nghiệm, phổ biến kiến thức, cập nhật những thông tin và công nghệ mới từ bên ngoài. Nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu một cách rộng rãi trong quần chúng về mọi lĩnh vực khác nhau, trong đó có quản lý và phát triển rừng, đặc biệt là các mô hình cây ăn quả lâu năm. Những việc làm trên phải được thực hiện trước hết bởi những người dân có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cao, có kết quả lao động tốt, có uy tín và trách nhiệm, có tính chia sẻ tương thân tương ái với cộng đồng, đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì nên dựa vào thôn trưởng và già làng. Đặc biệt phải phát huy lượng kiến thức bản địa phong phú trong khu vực. Họ cũng cần được tập trung trong những tổ chức xã hội để tăng cường sức mạnh tổng hợp của cộng đồng. Xét về hình thức, các tổ chức đó chính là hội của những người làm ăn giỏi. Họ có tác dụng như những tấm gương để người khác có thể học theo, rút kinh nghiệm, cải tiến và hoàn chỉnh tiếp cho các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Hội bao gồm những người có kinh nghiệm sản xuất, có kết quả lao động tốt, ham muốn làm giàu từ các hoạt động sản xuất và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, có tinh thần tương thân tương ái với cộng đồng.

Cần xây dựng các công trình thủy lợi ở suối EaKar và EaMhưng để nâng cao diện tích lúa nước.

Cần phát triẻn các cơ sở hạ tầng như: phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn đếnm các xã, thôn và xây dựng các thường học.

3.3.2.4- Hoàn thiện các mối quan hệ sản xuất:

Trong bất kỳ mọi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất giữ một vị trí không kém phần quan trọng mà ở đó là con người. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin đưa ra một kiến nghị nhỏ về việc phát huy vai trò và chức năng của Vườn quốc gia Chư Yang Sin và các cơ quan hữu quan đối với việc sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình trong vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp ở hai xã CưĐrăm và Yang Mao .

- Đứng ra vay vốn theo các chương trình đầu tư lại cho các hộ hoặc liên doanh với các hộ có đất để sản xuất kinh doanh rừng trên cơ sở Vườn quốc gia Chư Yang Sin và Lâm

trường là người hướng dẫn, hỗ trợ cho các hộ đồng thời chịu trách nhiệm bảo toàn và thu hồi các khoản vốn đã đầu tư của Nhà nước.

- Tổ chức các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm cho các hộ gia đình trong khu vực.

- Tổ chức thu mua và tiêu thụ nông lâm sản cho các hộ gia đình trong khu vực theo giá cả thỏa thuận trên cơ sở ký kết các hợp đồng ổn định.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ vật tư kỹ thuật cho các hộ gia đình theo sự thỏa thuận.

Hiện nay tổ chức chính quyền và các tổ chức quần chúng chưa gắn kết được với nhau trong hoạt động phát triển. Trong các làng xã thiếu vắng nhiều dịch vụ cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển nông thôn. Theo chúng tôi thì chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau :

- Xây dựng và củng cố các tổ chức quần chúng và các hội ở cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tham gia bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao hơn, góp phần tích cực vào vấn đề quản lí, sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

- Đào tạo cho các xã các cán bộ chuyên môn về các lĩnh vực : Chăn nuôi, thú y, trồng trọt, lâm nghiệp, cán bộ thị trường...

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ

- Cung cấp vật tư, phân bón, hạt giống; thuốc bảo vệ thực vật; thú y; đầu tư chế biến sau thu hoạch, thủy lợi; phát triển: y tế và giáo dục.

3.3.2.4- Giải pháp về chính sách khoa học công nghệ:

Tổ chức nghiên cứu và phổ cập kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại để áp dụng vào hoạt động canh tác ở các hộ gia đình:Một trong những nguyên nhân làm cho một số hoạt động phổ cập chưa thực sự hiệu quả. Đó là: Trong khi phổ cập ở địa phương, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thường sử dụng kiến thức từ sách vở mà ít chú ý khai thác kiến thức bản địa từ người dân. Không biết ngưới dân đang cần gì?, muốn gì ? đang nghe những gì ?. Vì vậy, để tiếp thu và phát huy có hiệu quả những kiến thức bản địa thì chúng ta nên mở những lớp ngắn hạn với mục đích thảo luận ở cấp thôn bản về chọn

xuất nông lâm kết hợp v.v... Lớp có thể do những chủ hộ giàu kinh nghiệm, các cán bộ kỹ thuật địa phương và những giảng viên từ các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm hay các trường Đại học cùng nhau thực hiện. Nhưng tuyệt đối lưu ý rằng cán bộ khuyến nông chỉ là: người nghe và ghi chép.

Vì dân cư sống không tập trung, điều kiện trao đổi thông tin giữa các nhóm dân trong xã, trong khu vực nghiên cứu và giữa các địa phương chưa tốt. Do đó nhiều kiến thức bản địa giữa các làng, các xã trong khu vực nghiên cứu chưa được sang sẽ cho nhau. Những kiến thức của người dân địa phương đang được vận dụng phục vụ cuộc sống chủ yếu là kiến thức truyền thống được tích lũy qua nhiều thế hệ của cộng đồng, ít giao lưu. Vì vậy, tạo điều kiện để người dân làm giàu kiến thức cho mình bằng việc bổ sung kiến thức của các bản làng, các địa phương khác sẽ trở nên thiết thực cho việc hoàn thiện kỹ thuật canh tác.

Nghiên cứu có sự tham gia của người dân là một giải pháp tốt để họ nắm vững và hoàn thiện được kỹ thuật canh tác. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy: Nếu người dân được tham gia vào quá trình nghiên cứu lựa chọn loại cây và kỹ thuật gây trồng thì khả năng đạt hiệu quả của các mô hình là rất cao.

Năng suất và hiệu quả sử dụng các loài cây trồng trên hệ canh tác màu hiện nay rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là canh tác thiếu các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và sử dụng những giống, loài cây chưa có năng suất cao.

Phần lớn diện tích đất màu chưa được cải tạo dưới dạng bậc thang, Vì vậy, xói mòn thường diễn ra mạnh. Cùng với hoạt động canh tác không bón hoặc bón phân không đủ đã làm đất nhanh chóng bị bạc màu. Đất xấu và sự thất thường của thời tiết làm cho năng suất canh tác đất màu thấp và không ổn định. Để đảm bảo duy trì cải thiện năng suất trên đất màu, một phương hướng có thể giải quyết là giúp người dân nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật canh tác đất dốc tiến bộ, tạo nên những hệ canh tác ổn định.

Phần lớn các loài cây trồng đất màu, hay nương rẫy cố định hiện nay là cây nông nghiệp ngắn ngày, có sinh khối nhỏ, hệ rễ nông, độ che phủ thấp, năng suất thấp, mà khả năng cải tạo và bảo vệ môi trường rất kém. Trong điều kiện canh tác trên đất dốc và không có biện pháp bảo vệ, đất bị thoái hóa không ngừng theo thời gian. Vì vậy để bảo vệ đất và

tăng hiệu quả kinh doanh trên đất nương rẫy cố định, một phương hướng thứ 2 là giúp người dân nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng những giống mới và chuyển từ cây nông nghiệp ngắn ngày thành cây ăn quả, cây rừng đa tác dụng cùng tập đoàn những cây nông nghiệp, cây thuốc, cây cho sản phẩm phẩm ngoài gỗ, tạo nên những hệ canh tác nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế - sinh thái cao.

- Nghiên cứu cải tạo rừng trồng hiện có thành rừng hỗn giao cây rừng đa tác dụng hoặc cây rừng đa tác dụng với những loài cây ăn quả, nghiên cứu trồng rừng mới với những loài cây bản địa có hiệu quả kinh tế và sinh thái cao. Rừng trồng thuần loại ở đây mang tính chất của những hệ sinh thái không bền vững. Thành phần loài trong rừng trồng rất nghèo nàn. Phương thức xử lý thực bì là phát đốt toàn diện và biện pháp phát trừ cây bụi trong ba năm chăm sóc đã hạn chế tái sinh của các loài thực vật ở rừng trồng. Những cây cỏ tồn tại dưới rừng trồng trong những năm đầu chủ yếu là các loài cỏ. Chúng thường bị khô thành vật liệu cháy rất tốt vào thời kỳ khô hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)