Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 52 - 55)

3.2.1.1 - Khí hậu :

Khí hậu ở huyện Krông Bông cũng như các tỉnh Tây nguyên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình trong năm và nhiệt độ không khí trung bình trong năm khá cao (ở phụ biểu 01). Trong một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài trong 7 tháng từ tháng 4 đến tháng 10, đây là điều kiện thuận lợi cho qúa trình tái sinh rừng. Tuy nhiên với lượng mưa tập trung vào tháng 9 và tháng 10 của địa hình phân cắt

mạnh, tốc độ dòng chảy cao, lưu vực của các dòng sông, suối rất lớn dẫn đến lũ, lụt vào thời gian này gây rất nhiều trở ngại trong sản xuất nông nghiệp. Do đó cần có những nghiên cứu bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tránh hiện tượng ngập úng và lũ quét ven suối. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô có 2 tháng do lượng mưa rất thấp đó là tháng 1 và 2. Đây là thời kỳ nguy hiểm dễ xảy ra cháy rừng và gây hạn hán trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy cần lựa chọn, bố trí cây trồng nông nghiệp và phòng chống cháy rừng để khắc phục tình trạng này.

Với thời tiết khắc nghiệt : Mưa lũ và hạn hán đã làm cho diện tích đất bỏ hoang phí rất nhiều thời gian trong năm. Nếu khắc phục được lượng nước tưới thì sẽ nâng được diện tích lúa nước từ 1 vụ lên 2 vụ/năm. Đồng thời vấn để canh tác đất nương rẫy trên gò đồi sẽ thuận lợi hơn trong việc tưới nước vào mùa khô.

Lượng mưa tập trung và địa hình phân cắt mạnh gây nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi mạnh lớp đất bề mặt. Do đó cần tạo lớp thảm thực vật trên bề mặt đất mang tính chất lâu dài trên diện tích canh tác bằng các loài cây đa mục đích, ngoài tác dụng kinh tế nó còn có tác dụng phòng hộ.

Lượng mưa phân bố theo mùa, nó làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông lâm nghiệp: Sản xuất theo mùa vụ. Lực lượng lao động cũng bị thu hút theo mùa vụ, chỉ tập trung vào những tháng có mưa để sản suất nông nghiệp. Do vậy, việc chọn chủng loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với chế độ khí hậu trong khu vực là vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao năng suất trong sản xuất nông lâm nghiệp.

3.2.1.2 – Vị trí địa lí và địa hình :

Thông qua hiện trạng về vị trí địa lí và địa hình, chúng tôi nhận thấy: khu vực nghiên cứu nằm cách xa trung tâm Buôn Ma Thuột và các quốc lộ lưu thông với các tỉnh nên nó hạn chế về vấn đề trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật và trao đổi hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến năng suất và giá trị kinh tế của quá trình sản xuất nông lâm nghiệp.

Với điều kiện địa hình phân cắt tạo nên mặt bằng canh tác nông nghiệp trên đất dốc như hiện nay thì không thể canh tác độc canh với cây nông nghiệp ngắn ngày, bởi vì rất dễ

cho hợp lí, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, đồng thời nâng cao năng suất trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Địa hình rừng núi trong khu vực nghiên cứu có độ phân cắt lớn đây là điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng. Gây hạn chế rất lớn trong việc khai thác gỗ trái phép với quy mô lớn của lâm tặc. Qua thực tế thì người dân phát rừng làm nương rẫy địa hình đất dốc là không lớn mà đa số là làm nương rẫy trên những sườn dông có độ dốc <30o. Tuy nhiên vẫn còn một số tập tục canh tác trên đất dốc cao dưới rừng cây gỗ lớn có hàm lượng mùn cao của một số cộng đồng người dân bản xứ, vấn đề này tạo điều kiện cho xói mòn rửa trôi. Với địa hình bị phân cách mạnh, thì vấn đề bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng trồng trong khu vực nghiên cứu là rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn, nhằm hạn chế sự suy thoái độ phì đất, hạn chế các trường hợp thiên tai xảy ra góp phần điều tiết những tiểu vùng khí hậu, bảo vệ đất và bảo vệ tính tính đa dạng sinh học của vùng đệm.

3.2.1.3 -ảnh hưởng của đất đai :

Đặc điểm đất đai cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp. Mỗi một loại đất hoặc mỗi một vị trí của đất sẽ thích hợp với một mô hình canh tác riêng.( đất có độ dốc cao thì thích hợp với việc trồng rừng, đất đồi thấp thích hợp với việc trồng rừng hoặc cây ăn quả xen lẫn cây nông nghiệp ngắn ngày, đất bằng phẳng thích hợp với cây trồng nông nghiệp.)

Nhìn chung đất đai trong khu vực thích hợp với nhiều loại cây trồng, tầng đất trung bình đến dày, có kết cấu vừa, không chặt, độ đá lẫn thấp. Tuy nhiên độ phì của đất thấp, gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do đó khi lựa chọn cây trồng cần ưu tiên cho những loài cây có khả năng cải tạo đất đồng thời cần phải có phương pháp sử dụng phân bón, đặc biệt là sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp.

Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng còn lại ở các xã chiếm một diện tích khá lớn (18.972,7 ha), với hiện trạng: đất sau nương rẫy, rừng Le, Lồ ô. Nếu được quy hoạch, bố trí để sản xuất thì nó sẽ nâng cao diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời nó góp phần tăng thu nhập kinh tế cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)