Hiện trạng sử dụng đất đai:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 28 - 37)

Trong những năm gần đây được sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền và Trung tâm khuyến nông Krông Bông, các dự án đầu tư DANIDA, đồng thời với sự nhiệt tình ham học hỏi tiến bộ trong nông lâm nghiệp, chọn thời điểm gieo trồng và lựa chọn giống tốt. Tuy nhiên hiệu quả của nó vẫn chưa cao, không đảm bảo tính bền vững của các mô hình canh tác. Cơ cấu đất đai được phân bố trong khu vực nghiên cứu thông qua bảng3.1 như sau:[13]

Thông qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy diệnt tích đất chưa sử dụng ở các xã còn nhiều, trong khi tổng diện tích canh tác nông nghiệp,đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp là 12.291,2 ha, bình quân mỗi người chỉ đạt 0,2 ha.

Bảng 3.1: Cơ cấu đất đai sản xuất nông lâm nghiệp trong khu vực nghiên cứu: Đơn vị tính : ha STT S. nông nghiệp S. cây lâu năm S. vườn tạp S. thổ S. nuôi trồng TS S. lâm nghiệp S. chưa dùng Tổng S theo 1 Ea trul 1.652,1 203,4 202,7 66,5 2 2.357,5 1.079,6 5.563,8 2 Hòa Sơn 1.413,6 257,4 289,2 57,6 23,2 1.767,6 862,6 4.671,2 3 TTKrông Kmar 172,2 8,2 130,2 37 1,3 333 95,6 777,5 4 K.N.Điền 1.107,1 172,2 181,6 49,6 728,4 860,2 3.099,1 5 Hòa Lễ 1.128,7 256,2 182,3 52 1743 809,6 4.171,8 6 Hòa Phong 1.258,3 415,6 156,4 39 0,1 7.502,2 2251 11.622,6 7 Cư pui 941,5 126,7 189,4 29,8 0,1 12.532,6 4.212,7 18.032,8 8 CưĐrăm 575,8 182,6 183,7 22,6 0,1 14.462,8 3.260,1 18.687,7 9 Yang mao 662 107,3 134,8 24,4 1,4 26.925,2 5.541,3 33.396,4 Tổng 8.911,3 1.729,6 1.650,3 378,5 22,8 68.532,3 18.972,7 100.022,9

3.1.3.1 Sản xuất nông nghiệp : 3.1.3.1.1 : Trồng trọt:

Trước đây một số ít người kinh và đa số đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng phương thức canh tác du canh và phương pháp: phát - đốt - chọc lỗ - tỉa hạt. Trên các diện tích đất vùng đồi sườn đồi thì người ta tỉa lúa xen vào đó là các loại cây như cây Bắp, Khoai mì, Bầu, Bí... Đối với những diện tích đất bồi tụ hoặc bằng phẳng thì canh tác lúa nước và các loại cây hoa màu khác.

Nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức mà nhân dân trong vùng cũng đã có hướng chuyển dịch cư cấu cây trồng hợp lý hơn trước. Từ chỗ trồng lúa 01 vụ ( trước đây) thành 02 vụ ( hiện nay ), từ chỗ sử dụng đất đồi để canh tác lúa rẫy nay đã canh tác nhiều loại cây trồng tạo nên đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên diện tích được chuyển đổi nói trên không đáng kể so với tổng diện tích hiện có. Cây trồng hiện nay được bố trí theo cách phân loại của người dân địa phương và được tổng hợp theo bảng 3.2 như sau

Bảng 3.2: Một số loại đất canh tác trong khu vực.

Loại tốt Đặc điểm Giá trị

Ruộng

01 vụ - Nơi đất thấp, ven suối nhỏ, không chủ

động nguồn nước quanh năm Lúa 01 vụ/năm 02 vụ - Nơi đất thấp, ven suối, điều kiện dẫn nước

vào để làm ruộng thuận lợi Lúa 02 vụ/năm

Đất nà

pha cát - Ven sông suối, bằng phẳng, đất có pha

cát, thoát nước tốt, dễ hạn lụt Ngô, Đậu Thịt đen - Ven suối – phẳng đất có màu đen, tốt Ngô, Đậu, Cà phê

Vườn - Bằng phẳng, gần nhà Cà phê, cây ăn quả - Ven chân đồi độ dốc bình thường ít dốc Dốc

nhiều ở sườn đồi độ dốc >TB

Ngô, Vừng, Đậu, Cà phê, Bầu, Bí, Điều

- Ngô, Mì, Đậu, Bầu, Chuối

Với cơ cấu cây trồng nông nghiệp ngắn ngày khá đa dạng vừa để phục vụ tại chỗ, vừa bán lấy tiền để từng bước nâng cao đời sống. Người dân đã tận dụng hầu hết các diện tích đất bằng phẳng, đất nà ( đất bồi tụ ) chứ chưa sử dụng hiệu quả và chưa đảm bảo tính bền vững trên diện tích đất sườn núi, sản lượng một số loại cây trồng trong khu vực nghiên cứu hiện nay được tổng hợp theo bảng 3.3. Tổng thu bình quân trong trồng trọt đạt 1.400.743 đồng/người/năm, nếu tính bình quân theo diện tích thì đạt 10.059.782 đồng/ha/năm (kể cả chi phí sản xuất).

3.1.3.1.2- Chăn nuôi :

Tình hình chăn nuôi trong khu vực nghiên cứu vẫn còn theo tập quán truyền thống, với nền sản xuất còn mang tính tự cấp, tự túc, người dân các dân tộc bản địa chỉ chăn nuôi một số gia súc, gia cầm như : Trâu, Bò, Lợn, Gà, Vịt, với các giống tuy lớn chậm, nhỏ con

nhưng khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên cao. Số lượng vật nuôi trong một hộ gia đình rất ít chủ yếu phục vụ cho việc ma chay tế lễ và nhu cầu thực phẩm cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít hộ gia đình sử dụng sức kéo: Trâu, Bò và cung cấp thịt cho thị trường. Trong những năm gần đây qua chương trình dự án DANIDA đã khuyến khích nuôi một số gia cầm cao sản như Vịt lai, Gà tam hoàng. Nhưng nhìn chung không đạt hiệu quả cao, bởi vì chúng ít thích nghi với điều kiện tự nhiên ở một số vùng. Có những hộ người kinh đã có đầu tư về lĩnh vực chăn nuôi và đã phát triển được những đàn Bò thịt hơn 50 con như ở Ea Trul, với thu nhập khoảng 70 triệu đồng/năm [14]( nhưng với số lượng hộ chăn nuôi như trên không đáng kể). Nhìn chung trong địa bàn huyện Krông Bông nói chung và trong vùng đệm nói riêng thường xảy ra những đợt dịch bệnh bởi vì công tác phòng bệnh và vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo và một mặt do thiếu thức ăn vào mùa khô. Hiện nay ở các xã chưa có bãi chăn thả gia súc, hầu hết số lượng gia súc gia cầm trong khu vực nghiên cứu được chăn thả vào các đồi núi, một số diện tích đất chỉ sử dụng được một vụ trong năm và diện tích đất nghĩa địa. Số lượng và sản lượng các loại gia súc gia cầm được tổng hợp qua bảng3.4

Bảng3.3 : Diện tích và năng suất một số loại cây trồng nông nghiệp tại các xã

Đơn vị tính :Diện tích(DT): ha Sản lượng(SL): tấn

L.cây trồng Xã

Cà phê Tiêu Điều Mía Đậu lạc Đậu tương Ngô Khoai Sắn Lúa Thuốc lá DT Sl DT SL DT SL DT SL DT SL DT SL DT SL S SL S SL S SL S SL Ea trul 216,4 253,0 4,0 5,8 10,0 5,0 10,0 410,0 17,0 20,0 3,0 2,0 550,0 2007,0 9, 45,0 11,0 83,0 1233,0 5197,0 0.5 0,8 Hòa Sơn 246,0 220,0 3,0 3,7 18,0 8,0 160,0 6400,0 15,0 16,0 2,0 1,0 155,0 519,0 13,0 78,0 96,0 749,0 630,0 3124,0 3,8 6.5 Thị trấn Krông Kmar 3,2 4,5 3,0 2,8 2,0 4,0 12,0 480,0 2,0 2,0 115,0 385,0 3,0 18,0 42,0 315,0 190,0 914,0 1,0 1.7 Khuê Ngọc Điền 163,2 158,0 3,0 3,8 6,0 2,0 150,0 6000,0 5,0 6,0 136,0 458,0 6,0 33,0 60,0 450,0 420,0 2111,0 17,5 27,0 Hòa Lễ 233,9 245,0 2,0 2,7 8,0 4,0 305,0 1375,0 20,0 26,0 30,0 21,0 620,0 2139,0 6,0 33,0 28,0 224,0 367,0 1714,0 7,1 12,0 Hòa Phong 350,0 396,0 5,0 7,0 45,0 19,0 30,0 1262,0 80,0 108,0 257,0 193,0 792,0 2970,0 6,0 33,0 12,0 96,0 260,0 1180,0 5,0 8,0 Cư Pui 84,0 94,0 1,5 1,7 25,0 20,0 30,0 1260,0 4,0 5,0 270,0 175,0 400,0 1420,0 5,0 25,0 10,0 70,0 240,0 718,0 Cư Đrăm 140,8 152,0 1,0 1,2 10,0 14,0 2,0 2,0 42,0 27,0 483,0 1618,0 4,0 20,0 10,0 70,0 199,0 471,0 Yang Mao 88,0 98,0 1,5 1,2 17,8 19,0 2,0 3,0 80,0 48,0 513,0 1975,0 3,0 15,0 50,0 350,0 309,0 1190,0 Tổng 1525,5 1620,5 24,0 29,9 141,8 95,0 697,0 29535,0 147,0 188,0 684 467,0 3804,0 13491,0 55,0 300 319,0 2047,0 3848,0 16619,0 34,9 56,0

Bảng3. 4: Số lượng gia súc, gia cầm trong khu vực nghiên cứu.

Trâu Lợn Gia cầm

Số lượng (Con) 1.593 10.989 16.387 103.680 Sản lượng (tấn) 203,6 1.135,7 1.002,9 1.347,8

Tổng thu nhập bình quân trong chăn nuôi đạt 384718 đồng/người /năm. Tuy nhiên con số ở trên không phân bố đều ở các hộ gia đình, có một số ít hộ có thu nhập rất cao, đồng thời có hộ lại không có thu nhập từ chăn nuôi. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở các xã hầu như chưa được sử dụng.

3.1.3.1.3- Tình hình sản xuất lâm nghiệp :

Trong khu vực nghiên cứu có diện tích rừng tự nhiên khá lớn và phong phú về trạng thái (từ Ic đến IVc). Nhưng hầu hết các trạng thái rừng giàu (IIIA3 , IIIB) đều tập trung ở những nơi có địa hình hiểm trở. Trong những năm qua diện tích rừng không được nâng cao mà ngày càng bị giảm sút do việc lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp. Vấn đề trồng rừng chưa phát triển, chủng loại cây lâm nghiệp được gây trồng ở các hộ dân không phát triển. (Tài nguyên rừng phân bố theo xã được thể hiện qua phụ biểu 3).

Trong đó diện tích đã giao cho Lâm trường Krông Bông quản lý là 20.549 ha. Trung bình hàng năm lâm trường khai thác 3000m3 (gỗ tròn) theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ (gỗ ở nhóm IV,V và tùy theo loại gỗ)[5]. Diện tích rừng trồng tăng không đáng kể bởi vì không có vốn đầu tư. Loài cây trồng chủ yếu là Bạch đàn với mục đích để làm nguyên liệu giấy. Trong năm 2002 Lâm trường Krông Bông có kế hoạch trồng 10ha rừng Bạch đàn. Hầu hết diện tích rừng trồng nói trên đều do Lâm trường Krông Bông chủ trì. Vấn đề trồng rừng ở đây chưa được người dân quan tâm, một phần do thiếu đất và vốn. Mặt khác do họ chưa tính toán được hiệu quả kinh tế, đặc biệt là đối với các loài cây rừng đặc sản có giá trị như: Quế, Dó, Keo, Muồng, Xà cừ, Cà te, Giáng hương, Xoan mộc.

Trong những năm qua Vườn quốc gia Chư Yang Sin đã tiến hành giao khoán quản lí bảo vệ rừng cho 369 hộ với tổng diện tích là 10.300ha với mức 35000đồng/ha [34], góp phần tăng thêm thu nhập và giải quyết công việc làm cho 369 hộ dân sống trong vùng đệm. Qua những lần họp tuyên truyền bảo vệ rừng thì người dân đều có mong muốn được nhận khoán bảo vệ rừng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc quản lí rừng bền vững

Vấn đề giao đất giao rừng cũng được tiến hành ở một số thôn, buôn ở 2 xã Cư Đrăm và Yang Mao với tổng diện tích 4.000ha. Qua khảo sát của chúng tôi thì người dân nhận rừng chưa có kế hoạch triển khai công việc chăm sóc trên diện tích rừng được giao mà chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ rừng là chính.

Theo truyền thống và tập quán của các dân tộc thiểu số trong khu vực nghiên cứu và những người dân có đời sống nghèo khổ thì họ còn phụ thuộc vào rừng rất nhiều từ nhu cầu gỗ gia dụng, nhiên liệu đến lương thực, thực phẩm. Họ cần gỗ để làm nhà cửa, giường, bàn, tủ, ghế, củi đun đến thức ăn. (Người dân phải ăn củ mài và rau rừng vào những tháng giáp hạt).

Thông qua điều tra phỏng vấn tại xã Yang Mao chúng tôi có bảng tổng kết về một số nhu cầu của người dân đối với một số loại lâm sản và một số loại cây trồng như sau :bảng3.5

Qua bảng 3.5 ta thấy nhu cầu bán lấy tiền mặt đối với các loại Lâm sản là cao nhất mục đích để trang trải cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kế đến là nhu cầu về thực phẩm và nhu cầu làm nhà. Đối với các nhóm loài cây thì nhu cầu về cây gỗ là nhân dân cần nhất với mục đích chính là làm nhà và phục vụ cho sinh hoạt.

Trong những năm gần đây việc khai thác trái phép với kỹ thuật không bền vững với một số loài cây đa mục đích như Trám, Ươi... diễn ra mạnh vào những mùa quả chín nhưng chưa được nghiên cứu gây trồng trong khu vực.

Bảng 3.5 : Một số nhu cầu của người dân đối với một số loại lâm sản và một số loại cây trồng Chỉ tiêu Loại lâm sản Gỗ Tre nứa lồ ô Dó Nhãn Trám Ươi Điều Củ rừng Rau rừng Măng Nấm Mật ong Cá Chim Thú Bò sát Lưỡn g cư Để ăn 0 0 0 4 2 2 2 4 4 5 5 2 7 1 7 3 3 51 Bán 3 1 10 9 9 9 10 0 0 6 0 5 3 6 9 7 2 89 Làm nhà 10 7 0 3 3 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 27 Sinh hoạt 8 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 14 Làm thuốc 0 0 8 3 0 1 0 1 0 0 1 0 1 2 1 1 19 Tổng 21 11 18 19 14 16 12 5 4 11 6 8 10 9 18 11 7

Nhận xét chung về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp:

Qua điều tra phỏng vấn của chúng tôi thì diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp như hiện nay chưa đủ để sử dụng tối đa nguồn lao động trong gia đình. Cơ cấu cây trồng chưa hợp lí. Diện tích đất nông nghiệp nhanh chóng bị thoái hoá, năng suất không cao. Cơ cấu đất đai cho các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như hiện nay là chưa cân đối. Nếu trừ các khoảng chi phí trong tổng thu 1.400.743,0 đồng/người/năm thì thu nhập trong sản xuất nông nghiệp là một con số tương đối thấp. Công tác trồng rừng chưa thật sự chú trọng và diện tích rừng trồng không đáng kể, đặc biệt là rừng trồng với các loài cây đặc sản chưa có trong khu vực nghiên cứu, chỉ có một số hộ dân lấy giống từ rừng tự nhiên đem về trồng rải rác quanh vườn.

Việc chăn nuôi không có chuồng, trại và chăn thả quanh nhà dẫn đến không thu được nguồn phân chuồng cung cấp lượng phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp là điều rất lãng phí đồng thời gây ô nhiễm môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu có phương án tận dụng nguồn tài nguyên diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản thì sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)