Thực trạng quản lý sử dụng rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 47 - 52)

Trước năm 1982 huyện Krông Bông (hiện nay) là một phần của diện tích Krông Pắc, cách trung tâm huyện từ 30km đến 60km. Giai đoạn này diện tích rừng còn nhiều và chất lượng rừng rất tốt, trữ lượng cao. Bên cạnh đó là công tác quản lý chưa chặt chẽ đồng thời vốn phương thức du canh du cư, nên diện tích và chất lượng rừng có chiều hướng

khai thác xâm chiếm tự do, mọi người đều có thể tự do khai thác các loại lâm sản và phát nương làm rẫy theo phương thức du canh du cư. Đến năm 1982 huyện Krông Bông được thành lập và công tác quản lý bảo vệ rừng về sau này cũng được tăng cường hơn trứơc.

Đội ngũ lực lựơng cán bộ kiểm lâm và cán bộ quản lý bảo vệ rừng còn thiếu về nhân sự và yếu về chuyên môn, đồng thời hệ thống giao thông còn hạn chế, công tác tuyên truyền bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế. Do đó tài nguyên rừng suy giảm trầm trọng.

Sau năm 1992 công tác bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng hơn, nhân dân ngày càng nhận thức về rừng sâu hơn và hiểu được tầm quan trọng của rừng. Tuy nhiên với việc tăng dân số (cơ học và tự nhiên) cao gây nhiều áp lực vào rừng như diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp, nhu cầu về gỗ gia dụng, nhiên liệu... giai đoạn này kéo dài đến năm 1998. Nhìn chung giai đoạn này trở về trước diện tích đất và tài nguyên rừng bị mất đi rất nhiều. Một phần do người dân khai thác trộm, lấn chiếm đất làm nông nghiệp, phương thức du canh đã làm tài nguyên rừng giảm đi nhanh chóng, họ khai thác chủ yếu là các loại cây có giá trị kinh tế cao như : Cà te, Giáng hương, Cẩm thị... khai thác triệt để những loài cho lâm sản ngoài gỗ : Thu hoạch quả Trám bằng cách chặt hạ cây để lấy quả... Đồng thời việc khai thác rừng không đúng theo quy trình kỹ thuật, chú trọng khai thác mà không lưu ý đến khâu tái sinh và trồng mới cũng làm cho trữ lượng và phẩm chất rừng suy giảm đáng kể.

Sau năm 1998 Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập, đồng thời với nó là tăng số lượng cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng. Công tác bảo vệ và tuyên truyền đặc biệt được chú trọng. Diện tích rừng mất đi hàng năm không nhiều so với trước năm1998.

Công tác bảo vệ rừng được gắn liền với quần chúng nhân dân thông qua việc khoán quản lý bảo vệ. Người dân hiểu sâu sắc hơn về vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng khai thác trái phép, đặc biệt là những loài động thực vật quý hiếm.

Tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra ở hầu hết các nơi có địa hình bằng và nơi có độ dốc thấp. Đặc biệt là người dân ý thức được rằng : không canh tác hoa màu ở những nơi có độ dốc >300, bên cạnh đó vẫn còn tập quán canh tác nương rẫy cao của môt số đồng bào dân tộc thiểu số như : Êđê, H’Mông. Nhìn chung rừng được bảo vệ ngày một

tốt hơn. Tuy nhiên với lực lượng cán bộ chuyên trách còn hạn chế về nhân lực và chuyên môn như hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó với mức độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Điều này sẽ gây nên nhiều áp lực vào rừng trong tương lai là điều không thể tránh khỏi.

Song song với việc khai thác gỗ trái phép, lấn chiếm đất rừng và khai thác không đúng quy trình kỹ thuật là vấn đề săn bắn bẩy thú rừng. Với việc di cư ồ ạt từ năm 1995 đến 1998 của các đồng bào dân tộc thiểu số H’Mông từ các tỉnh phía Bắc đến Krông Bông họ khai thác tài nguyên rừng với nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt là săn bắn và nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái rừng mà trong đó là thành phần động vật rừng. Không ít lần cán bộ quản lí bảo vệ rừng của VQG Chư Yang Sin bắt gặp họ săn bắn, bẫy thú tại rừng và gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu giữ vũ khí và phương tiện vi phạm. Điều này một phần do việc quản lý của chính quyền địa phương cơ sở.

Nếu kéo dài tình trạng này thì đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm vi di cư của các loài chim, thú và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài quý hiếm. Tuy nhiên, với lòng đam mê nghề nghiệp và sự nhiệt tình của cán bộ quản lí bảo vệ rừng VQG Chư Yang Sin đã đạt được những thành tích trong việc ngăn chặn tình trạng vi phạm lâm luật trong những năm qua như sau [34] : bảng 3.9.

Nhìn chung trong những năm qua lực lượng cán bộ chuyên trách quản lí bảo vệ rừng cùng với các cơ quan hữu quan chỉ dừng lại ở mức độ ngăn chặn vi phạm chứ chưa tiến hành các công trình nghiêm cứu những biện pháp hữu hiệu có tính chất lâu dài trong việc bảo tồn và phát triển những nguồn động, thực vật hoang dã nói chung và những loài quý hiếm như: Gấu, Hổ, rắn Hổ mang, Cà te, Giáng hương, Cẩm lai, Re hương,Thông hai lá, Dó (Trầm),...

Nếu chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, lấn chiếm đất rừng và khai thác không đúng quy trình thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quản lí rừng bền vững.

Bảng3.9: Kết quả hoạt động quản lí bảo vệ rừng ở VQG Chư Yang Sin:

STT Hạng mục 1999 2000 2001 Tổng

1 Cam kết không vi phạm lâm luật 1971 2134 4000 8095 2 Khoán QLBVR (ha/hộ) 3000/112 7000/253 10000/356 10000/356 3 Khoanh nuôi (ha/hộ) 300/13 300/13 300/13 300/13 4 Tuần tra rừng (số lần) 90 912 204 486 5 Số vụ vi phạm phát hiện 55 71 61 187 6 Số dây bẫy đã thu từ rừng 600 818 6597 8015

7 Số súng săn 9 10 16 35

8 Động vật hoang dã thả lại rừng (con)

45 30 60 135

9 Động vật chết giao cho cơ quan chức năng (kg)

60 51 66 171

10 Số buổi họp dân tuyên truyền 20 39 37 96 11 Số đối tượng bị đuổi ra khỏi rừng 50 183 269 402 12 Số nhựa thông giao cho Hạt

kiểm lâm

350 350

3.1.6.1- Thuận lợi :

- Đội ngũ cán bộ quản lí bảo vệ rừng và nhân viên kiểm lâm trên địa bàn huyện Krông Bông trẻ, khỏe nhiệt tình và hết lòng đam mê nghề nghiệp. Đây được xem là một trong những thế mạnh của việc quản lý rừng. Đồng thời ở các xã đều đã có ban lâm nghiệp xã. Cùng với cán bộ quản lí bảo vệ rừng trên từng xã và xử lý kịp thời những vụ vi phạm lâm luật.

- Trong những năm gần đây người dân đã được tuyên truyền pháp luật quản lí bảo vệ rừng và các loại văn hóa có liên quan đến rừng. Do đó một phần nào người dân cũng có ý thức tốt hơn về công tác bảo vệ rừng.

- Địa hình tương đối phức tạp hệ thống giao thống nhiều hạn chế. Do đó một phần làm hạn chế vấn đề khai thác và vận chuyển gỗ trái phép. Nhưng nếu hệ thống giao thông phát triển sẽ giúp cho phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn tốt hơn và sẽ hạn chế tác động

- Đa số người dân là người địa phương nên họ có ý thức đến vấn đề bảo vệ rừng. Họ là những người cung cấp thông tin nhanh nhất về các hành vi vi phạm lâm luật.

Dưới sự hướng dẫn của trung tâm khuyến nông huyện Krông Bông thì những người đồng bào dân tộc thiếu số đã có một số ít kiến thức về canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn chưa sử dụng tối đa tiềm năng sản xuất của đất.

Đã có hệ thống pháp luật và chính sách đến vấn đề bảo vệ và phát triển rừng nói chung và đối với người dân sống ở gần vùng rừng núi.

3.1.6.2- Khó khăn :

Đời sống kinh tế của người dân sống trong vùng đệm VQG Chư Yang Sin có đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khá cao 2,5% đồng thời vấn đề di dân tự do ở các tỉnh phía bắc vào Krông Bông mà cụ thể là các xã thuộc vùng đệm kéo theo những nhu cầu về cuộc sống. Do đó áp lực tác động vào rừng rất lớn là vấn đề không thể tránh khỏi.

Mặt khác điều kiện tự nhiên gặp nhiều khắc nghiệt lũ lụt thiên tai xảy ra, đất đai kém màu mỡ dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, năng suất sản lượng thấp, do đó thu nhập của người dân không cao.

Qua điều tra nhu cầu về gỗ gia dụng của người dân sống trong vùng đệm như sau : Thông qua điều tra 30 hộ dân ở xã Yang Mao thì có 19 hộ chưa có nhà cửa ổn định (chiếm 63%), nhu cầu về bàn ghế giường tủ thì chỉ có 5 hộ đã có tiện nghi sinh hoạt(17%)

Chỉ tiêu Trong 30 hộ

Cần có Tỷ lệ Gỗ làm nhà hiện tại 19 63% Tiện nghi sinh hoạt 25 83% Nhu cầu củi đốt (Kg) 30 100%

Đa số những hộ ở các xã vùng đệm hầu như chưa có nhà cửa ổn định chủ yếu là nhà lợp tranh, tol vách le hoặc nhà sàn bằng tre nứa, nhu cầu làm nhà của họ là rất cao. Tiện nghi sinh hoạt rất tạm bợ, họ rất muốn có tiện nghi mới để thay thế những đồ dùng đã cũ. Chỉ có thị trấn Krông Kmar và xã Khuê Ngọc Điền là tương đối đầy đủ. Do họ có

chưa có điều kiện dùng các loại nhiên liệu khác để thay thế. Qua điều tra về nhu cầu gỗ cho từng hộ gia đình thì mỗi gia đình đều cần 8m 3 gỗ để làm nhà ( nhà 40 m2,tường nhà đóng ván) và 0,9m3 để làm tiện nghi sinh hoạt ( kể cả những nhà đã có một số ít tiện nghi đơn giản)và 12kg củi các loại/ngày (dùng cho nấu ăn, đun nước, chăn nuôi). Số lượng trường hợp tham gia đăng ký kết hôn (tính trung bình trong 03 năm vừa qua) trong 09 xã, thị trấn là 147 trường hợp. Do đó họ cũng cần có nhu cầu làm nhà và các nhu cầu khác. Tổng lượng gỗ theo nhu cầu của người dân trong vùng đệm được tổng kết như sau:

Bảng3.10: Nhu cầu gỗ củi của người dân trong vùng đệm:

Nhu cầu Số hộ cần Bình quân m3 Tổng m3

Gia dụng 7.228 8 57.824

Tiện nghi sinh hoạt 9.523 0,9 8.570,7 Của 147 gia đình mới 147 8,9 1.308,3

Tổng lượng gỗ 67.703

Gỗ củi(kg) 11.473 12 10.251740kg

Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy nhu cầu gỗ gia dụng là rất cao nếu để họ tự do khai thác hoặc cung cấp đủ lượng gỗ nói trên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quản lí rừng bền vững. Nhu cầu nhiên liệu là khá cao, qua tính toán của chúng tôi thì cứ 1000kg củi mà người dân sử dụng thì có thể tích tương đương với 03m3gỗ đặc, như vậy lượng củi nói trên tương đương với 30.755,1 m3 gỗ . Tuy nhiên qua canh tác trồng cây ăn quả, cây lâu năm và với diện tích rừng le, lồ ô khá lớn nên nó cung cấp đủ lượng nhiên liệu cần thiết.

3.2- ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội đến quản lí rừng bền vững:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)