Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 26 - 28)

3.1.2.1- Vị trí địa lý :

Khu vực nghiên cứu cách thành phố Buôn Ma Thuột 60km về hướng Đông - Nam. Nằm trong miền tọa độ 13 0 60’ đến 13 0 90’ vĩ độ Bắc và 108 022’30” đến 108 042’30” kinh độ đông. Phía Bắc giáp huyện Krông Ana, xã Hoà Tân, Cưkty (Krông Bông) và huyện Krông Păk; Phía Nam giáp huyện Lăk và tỉnh Lâm Đồng; Phía Tây giáp huyện Lăk và Krông Ana; Phía Đông giáp huyện M’DRăk và tỉnh Khánh Hoà. Trung tâm huyện Krông Bông được xem là vùng trung tâm của khu vực nghiên cứu.

3.1.2.2 Địa hình, thổ nhưỡng và diện tích : * Địa hình:

Vùng tiếp giáp với dãy Chư Yang Sin là các đỉnh Yang Rít, Yang Ri, Cưpui và Cư Yang Lak có địa hình phân cắt mạnh. độ cao dao động từ 450m đến 1800m so với mặt nước biển. Diện tích còn lại đa số là nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng đến đồi núi thấp.

* Địa chất thổ nhưỡng :[13]

Đất đai trong khu vực nghiên cứu đa số được hình thành từ đá mẹ granit đá cát kết và đá phiến sắt màu xám hoặc đen. Trong khu vực nghiên cứu có các loại đất chính sau :

- Đất feralit vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát, tầng đất mỏng hoặc trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến cát thô.

- Đất vàng đỏ phát triển trên đá granit.

- Đất xám vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch, tầng đất có độ dày từ trung bình dến dày, thành phần cơ giới trung bình, tỷ lệ đá lẫn 8->15% độ mùn 7-8%.

Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit và đá cát.

- Đất feralit mùn vàng đỏ trên đá granit loại đất này phân bố chủ yếu ở độ cao từ > 650m ở trong rừng tự nhiên thành phần cơ giới thịt nhẹ.

- Đất bồi tụ ven sông suối hoặc dốc tụ ven chân đồi núi phân bố dọc theo sông Krông Bông và suối tạo thành bãi bồi ven sông và các đám đất bằng dưới chân đồi núi.

* Diện tích :

Tổng diện tích tự nhiên của khu vực nghiên cứu gồm 9 xã, thị trấn thuộc huyện Krông Bông :100.022,9ha

3.1.2.3- Khí hậu thủy văn:

Khí hậu trong khu vực nhiệt đới gió mùa [28]. Trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,9oC nhiệt độ trung bình tối cao : 29,2oC, nhiệt độ trung bình tới thấp là 20,4oC lượng mưa trung bình hàng năm là 1895,8mm, lượng mưa tập trung vào các tháng 8,9,10 hàng năm. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 84%. Do lượng mưa tập trung nên vào tháng 9 và tháng 10, lưu vực dòng nước lớn, địa hình dốc, đồng thời chỉ có 01 sông Krông Bông nên thường xảy ra lũ quét hai bên dòng sông suối và gây nên lụt.

Khu vực nghiên cứu cũng như những khu vực khác ở cao nguyên Buôn Ma Thuột là thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa ở đây kéo dài 7 tháng từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân 1922,6mm/năm và tập trung chủ yếu vào tháng 9 và tháng 10.

Huyện Krông Bông có hệ thống sông suối khá dày đặc và địa hình bị chia cắt mạnh, lượng mưa phân bố không đều trong năm nên thường xảy ra lũ lụt vào tháng 9 - tháng 10 và hạn hán vào tháng 01, tháng 02, lũ lụt xảy ra rất nhanh và nước rút cũng nhanh nhưng đôi khi gây cản trở giao thông từ thị trấn Krông Kmar đến các xã. Có những đợt lũ quét làm thiệt hại mùa màng nông nghiệp gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là hai bên sông suối.

Khu vực nghiên cứu là đầu nguồn của sông Krông Ana và sông Krông Nô, cả hai sống lớn này đều đổ về sông Sêrêpok - Thượng lưu của sông Mêkông. Các hệ thống sông suối lớn đều có dòng chảy quanh năm. Trong khu vực nghiên cứu còn có nhiều ghềnh thác rất đẹp, rất thích hợp cho việc tham quan, nghỉ mát và du lịch sinh thái.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên :

Khu vực nghiên cứu nằm trên cùng một vĩ độ nên chúng hạn chế bị ảnh hưởng của sự thay đổi vĩ độ thông qua các yếu tố hoàn cảnh, khí hậu tương đối đồng nhất ở những nơi có cùng độ cao; Địa hình bị phân cắt mạnh nên không ít thì nhiều cũng có sự khác nhau trong sự phân bố các loài thực vật và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông lâm nghiệp, dễ gây ra xói mòn rửa trôi đất. Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, do đó quá trình sản xuất mang tính thời vụ và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Mặc dù hệ thống sông suối khá dày đặc thuận lợi cho tưới, tiêu nước. Tuy nhiêm do nắng hạn vào mùa khô nên rất dễ thiếu nước trong sản xuất đặc biệt là đối với canh tác lúa nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)