Ảnh hưởng của kinh tế và xã hội đến quản lí rừng bền vững:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 55 - 69)

3.2.2.1 - ảnh hưởng của kinh tế:

3.2.2.1.1- ảnh hưởng của cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

Chủng loại cây trồng trong khu vực nghiên cứu khá đa dạng ( Ngô, Lúa, Mía, Đậu, Cà phê, Sắn, Khoai, Điều, Tiêu, Nhãn, Mãn cầu, Na, Dứa, Mít, Cam, Chanh, Xoài, Sầu riêng, Dó, Bạch đàn, Keo ...). Chúng tôi nhận thấy chủng loại cây trồng khá phong phú, đa dạng và dễ chăm sóc, thu hút được mọi nguồn lao động kể cả phụ nữ và lao động phụ. Góp phần giải quyết công việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các loại cây được trồng ở trên đều được canh tác theo mùa vụ và diện tích trồng cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp chưa phát triển. Do đó nó không thu hút được lao động đồng đều trong năm mà chỉ tập trung vào các vụ mùa đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 8. Do vậy các tháng còn lại lực lượng lao động trong nhân dân còn dư thừa. Đây là khoảng thời gian mà người dân tác động vào rừng nhằm mục tiêu kiếm sống. Đặc biệt là những hộ nghèo đói, thiếu đất sản xuất và vốn đầu tư. Trong thực tế thì diện tích cây công nghiệp và cây trồng lâu năm trong khu vực vùng đệm là rất thấp, chủng loại cây trồng có khả năng cải tạo đất và đất giữ nước chưa được phát triển trên diện rộng. Sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung vào những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày đồng thời canh tác theo phương thức độc canh cây công nghiệp (Cà phê), đặc biệt là canh tác trên đất dốc (do có địa hình phân cắt mạnh) đã gây nên ảnh hưởng xấu về môi trường: xói mòn, rửa trôi đất, mất đi lớp thảm thực vật che phủ, mực nước ngầm bị tụt sâu, khả năng giữ nước trong đất kém. Qua những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định rằng tập đoàn cây trồng chưa đảm bảo tính bền vững (hiệu quả kinh tế thấp, chưa thực sự thu hút lao động, tác động xấu đến môi trường). Vì vậy, cần chọn cơ cấu cây trồng hợp lý cho khu vực nhằm đưa quá trình sản xuất nông nghiệp đi vào ổn định: tăng thu nhập cho nhân dân, thu hút lao động trong nhân dân, góp phần cải tạo môi trường sinh thái. Góp phần quản lý rừng bền vững. Với khả năng đầu tư và kỹ thuật canh tác hiện nay năng suất cây trồng đạt được kết quả nghư sau: (Bảng3.11)

Bảng3.11 : Năng suất bình quân của một số loại cây trồng chủ yếu hiện nay:

Loài cây

Năng suất Cà phê Tiêu Điều Mía Ngô Khoai Sắn Lúa

Đậu tương Đậu lạc Toàn khu vực (tấn/ha) 0,94 1,25 0,67 42,37 3,55 5,45 7,55 4,32 0,68 1,28 ởYang Mao (tấn/ha) 1,11 0,8 1,06 0 3,85 5,00 7,00 3,85 0,60 1,28

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, theo chúng tôi thì năng suất cây trồng thấp là do:

 Bố trí cây trồng chưa hợp lí.

 Kỹ thuật canh tác chưa cao.

 Giống cây trồng có năng suất thấp.

 Cơ cấu cây trồng chưa hợp lí.

Bên cạnh đó diện tích đất canh tác nông nghiệp còn hạn chế, trong khi quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều. Do vậy, để nâng cao năng suất cây trồng cũng như nâng cao thu nhập cho người dân sống trong vùng đệm thì chúng ta phải : Một mặt, tăng thêm diện tích đât sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, phải bố trí cây trồng hợp lí với điều kiện tự nhiên, áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp, chọn giống cây trồng có năng suất cao. Trong đó ưu tiên phát triển các loại cây trồng lâu năm và cây lâm nghiệp. Đặc biệt là trồng rừng đặc sản với các loài cây bản địa. Dựa vào thực trạng trong lĩnh vực chăn nuôi, chúng tôi nhận thấy: chủng loại vật nuôi ở các hộ gia đình là khá đa dạng và phong phú đã tăng thêm thu nhập cho người dân và cải thiện cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chỉ tập trung hủ yếu vào các loài: Trâu, Bò, Lợn, Gà. Việc chăn nuôi không chuồng trại, thả rông vào rừng của đồng bào dân tộc thiểu số và một số hộ dân sống gần rừng gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lí rừng bền vững.

3.2.2.1.2 - Cơ cấu kinh tế :

Để đánh giá cơ cấu kinh tế và hiệu quả kinh tế hộ gia đình trong các xã của vùng đệm chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên một xã điển hình. Đó là xã Yang Mao. Để đánh giá

kinh tế hộ gia đình, thông qua phỏng vấn chúng tôi tiến hành phân loại kinh tế với 3 mức : Khá, trung bình, kém. Thông qua các tiêu chí tiềm năng đất đai, vốn đầu tư, thu nhập, lao động và kiến thức (thông qua kinh nghiệm) bằng phương pháp cho điểm.

Lao động: Thang điểm cao nhất 3 điểm ứng với hộ có trên 3 lao động, 2 điểm ứng với hộ có 3 lao động và 1 điểm ứng với hộ có số lao động dưới 3.

Diện tích: Điểm cao nhất : 5 điểm ứng với hộ có diện tích canh tác lớn hơn 1,4 ha, điểm 3 ứng với hộ có diện tích từ 1 đến 1,4 ha và cuối cùng là điểm 2 ứng với hộ có diện tích canh tác dưới 1 ha.

- Vốn đầu tư: Cao nhất 5 điểm ứng với hộ có vốn đầu tư hơn 10 triệu đồng, điểm 3 ứng với hộ có số vốn đầu tư từ 5 – 10 triệu đồng điểm 2 ứng với hộ có số vốn đầu tư dưới 5 triệu đồng.

- Thu nhập: Điểm cao nhất 5 điểm ứng với hộ có thu nhập hơn 10 triệu đồng. Điểm 3 cho những hộ có thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng. Điểm 2 cho những hộ có thu nhập dưới 6 triệu.

- Kiến thức: Được đánh giá thông qua kinh nghiệm sản xuất của người dân. Điểm 3 cho hộ có kinh nghiệm khá. Điểm 2 cho hộ có kinh nghiệm trung bình. Điểm 1 cho hộ có kinh nghiệm kém.

*Xếp loại : Sau khi tính tổng các điểm ở các tiêu chí trên cho từng hộ gia đình, chúng tôi tiến hành xếp loại các hộ theo 3 mức : Khá, trung bình, kém. Mức khá có tổng điểm từ 18 điểm trở lên. Mức trung bình có tổng điểm từ 12 điểm trở lên 18. Mức kém có tổng điểm từ nhỏ hơn 12.

Bảng: 3.12: Tổng hợp kết quả phân chia nhóm hộ: Đơn vị tính Vốn, thu nhập: 1000 đồng Lao động; Người Nhóm hộ Tiêu chí Khá Trung bình Kém Tổng số hộ 4 11 15

Lao động/ nhân khẩu 20/35 43/73 38/81

Diện tích 9,15 11,95 8,9

Vốn đầu tư 37.658,0 56.648,5 56.076,9 Thu nhập 56.856,0 83.220,0 73.445,2

Nhận xét :

Nhóm hộ khá : Có 4 hộ chiếm 13,3% trong tổng số 30 hộ phỏng vấn diện tích canh tác bình quân là 2,3 ha/hộ, có thu nhập bình quân là 14.214.000đ/hộ/năm.

Nhóm hộ trung bình có 11 hộ chiếm 36,7% trong tổng số 30 hộ phỏng vấn diện tích canh tác bình quân: 1,1 ha/hộ, thu nhập bình quân đạt 7.565.454.545 đồng/hộ/năm.

Nhìn chung hai nhóm hộ này có đời sống tạm ổn vì vậy việc tác động kiếm sống từ rừng là hạn chế.

Nhóm hộ thuộc loại kém có 15 hộ chiếm 50% trong tổng số 30 hộ phỏng vấn, diện tích canh tác bình quân 0,6 ha/hộ thu nhập bình quân đạt: 4.896.346đồng/hộ/năm.

Với mức thu nhập này chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sống tối thiểu của người dân, thực tế họ thường xuyên thiếu đói trong năm. Vì vậy họ phải tìm kiếm mọi cách để tồn tại trong cuộc sống. Một trong những cách đó là tác động vào rừng: Săn bắn bẫy thú rừng, khai thác gỗ để bán lấy tiền mặt, phát rừng làm nương rẫy... Những tác động đó gây ảnh hưởng xấu đến quản lý bền vững rừng.

Thông qua điều tra 30 hộ. Chúng tôi thu được kết quả về tỷ lệ thu nhập kinh tế qua các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, lâm nghiệp, các khoảng thu nhập khác (ngành nghề phụ, trợ cấp...). Đơn vị tính : 1000đ Nông nghiệp Lâm nghiệp

Chăn nuôi Dịch vụ Thu nhập khác Tổng Thu nhập 149.434,4 7.350,0 23.500,0 4.650,0 28.609,8 213.521,2 Tỷ lệ thu nhập 70% 3,4% 11% 2,2% 13,4% 100%

Thông qua bảng trên chúng tôi nhận thấy cơ cấu thu nhập chưa đồng đều.

* Lĩnh vực dịch vụ : Có tỷ lệ thu nhập là 2,2%. Trong thực tế các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và thị trường trong khu vực chưa phát triển. Các sản phẩm chỉ bán đi ở dạng thô chưa qua chế biến. Mặt khác giá cả các mặt hàng nông lâm sản ở chợ hay các đại lý cao chênh lệch với việc thu mua tại nhà. Do đó cần phải có giải pháp đầu tư, nâng cấp thị trường (thông qua việc nhóm họp chợ và dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp)

* Lĩnh vực lâm nghiệp: chiếm tỷ lệ thu nhập là 3,4% trong tổng thu nhập, ở đây thu nhập từ lâm nghiệp chủ yếu là các khoảng tiền từ việc nhận khoán quản lý bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin, chưa có thu nhập từ các hoạt động trồng rừng. Một mặt do thiếu đất, một mặt thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật trồng rừng.

Do vậy cần phải có giải pháp quy hoạch sử dụng, nâng cao diện tích đất lâm nghiệp đồng thời lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý.

* Lĩnh vực chăn nuôi: Chiểm tỷ lệ 11% trong tổng thu nhập. Tuy nhiên việc lựa chọn cơ cấu vật nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế là rất quan trọng. Đồng thời cần củng cố chuồng trại chăn nuôi và phát triển các dịch vụ thú y để có biện pháp phòng và chữa bệnh kịp thời tránh hiện tượng dịch bệnh tràn lan.

xuất 1 mùa trong năm. Để phát triển kinh tế hộ gia đình thì phát triển chăn nuôi là rất cần thiết vì ngoài việc cung cấp sản phẩm thịt thì nó còn cung cấp 1 lượng phân hữu cơ khá lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

* Thu nhập khác: qua điều tra phỏng vấn 30 hộ có tỷ lệ thu nhập ngoài nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ, lâm nghiệp là khá cao chiếm 13,4% thực tế nguồn thu này là các chính sách của Nhà nước dành cho các gia đình thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, các ngành nghề phụ, tiền lương, phụ cấp tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên ngành nghề phụ và các nghề truyền thống chưa phát triển, nó còn mang tính tự cấp, tự phát. Mặc dù có khá nhiều nguyên liệu để phát triển các nghề đan lát (Mây, Lồ ô, Nứa).

* Lĩnh vực trồng trọt ( nông nghiệp ). Chiếm tỷ lệ thu nhập cao nhất 70% trong tổng số thu nhập. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên(Đất đai, khí hậu) và nhân công lao động chúng tôi nhận thấy phát triển trồng trọt là vấn đề cần rất cần thiết để nâng cao tổng thu nhập kinh tế cho người dân.

Canh tác nông nghiệp đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân nó đã góp phần tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong mỗi người dân và mỗi cộng đồng dân tộc. Trong thực tế diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân cho mỗi hộ còn thấp, cây trồng chủ yếu là các cây nông nghiệp ngắn ngày. Hệ thống cây ăn quả, cây lâm nghiệp chưa phát triển, chưa có hệ thống cây trồng lâu năm trên quy mô diện tích lớn. Do đó cần phải quy hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp để người dân có đất sản xuất đồng thời phải có phương pháp lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Tóm lại: tổng thu nhập kinh tế đạt hiệu quả thấp trong khi điều kiện thâm canh, chưa đáp ứng. Để tồn tại trong cuộc sống người dân nơi đây đã và sẽ tác động vào rừng với mục đích giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống: lương thực, gỗ gia dụng, thực phẩm, tiền mặt,... . Do vậy cần phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao mức sống cho người dân.

3.2.2.2- ảnh hưởng về mặt xã hội :

Với địa hình đa dạng và phong phú vùng đồi núi chia cắt mạnh: Từ làng bản đến núi cao tạo nên những môi trường sinh thái khác nhau. Mỗi một dân tộc có một phong tục tập quán riêng, từ đó hình thành nhiều kiểu hệ sinh thái riêng (ví dụ: Người Hmông có phong tục nam giới săn bắn, phụ nữ làm nông) làm cho tính bền vững của rừng cũng khác nhau (Hmông canh tác nông nghiệp trên đất dốc, sườn đồi hoặc đỉnh đồi. Người Vân kiều canh tác lúa nước. Người ÊĐê canh tác du canh... ).

Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên người dân trong vùng đệm vẫn còn phát rừng làm nương rẫy. Đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì phương thức canh tác lạc hậu: chọc lỗ tỉa hạt và du canh. Mặt khác dân số tăng nhanh sẽ gia tăng về nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng như gỗ gia dụng và củi làm chất đốt. Khai thác mạnh, cường độ cao, không đúng quy trình, chọn lọc các loài cây con có giá trị trong thực tế hiện nay đã làm cho rừng khó phục hồi, giảm sút về chất lượng và mất đi sự ổn định về sinh thái. Làm cho thành phần và cấu trúc hệ sinh thái bị phá vở. Dẫn đến các loài động vật bị mất nơi sinh sống và cư trú.

Tuy nhiên với tập quán chọc lỗ tỉa hạt và du canh quay vòng chứa đựng tiềm năng của canh tác bền vững đó là hạn chế xói mòn không phá vì kết cấu lớp đất bề mặt và đất có khả năng phục hồi sau chu kỳ bỏ hoang. Đây là điểm khác biệt giữa đồng bào thiểu số và người kinh trong canh tác nông nghiệp. Người kinh trong canh tác nương rẫy đã áp dụng phương thức canh tác hiện đại như cày, cuốc ,vun, xới, áp dụng giống mới và độc canh trên nương rẫy gây nên xói mòn trầm trọng, tàn phá tài nguyên thiên nhiên mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Song, trên thực tế cũng có nhiều vùng đã áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp như Cà phê, Điều và một số loại cây ăn quả có giá trị hơn, hầu hết những mô hình canh tác nông nghiệp ở đây đều mang tính tự phát và chỉ tính trên hiệu quả kinh tế hiện tại chứ chưa quan tâm đến môi trường và ổn định lâu dài. Tuy nhiên hiện nay chưa có giải pháp nào có hiệu quả trong lĩnh vực quản lý, hướng dẫn chuyển đổi tập quán sản xuất nương rẫy, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí … Nên cuộc sống du canh, du cư vẫn tiếp diễn, dẫn đến diện tích rừng và tài nguyên rừng lại tiếp tục bị suy giảm.

Để khắc phục được vấn đề trên, cần phải giải quyết một số vấn đề có liên quan đến khoa học và kinh tế, chủ yếu là khắc phục quá trình xói mòn, thoái hóa đất. Phát triển các giải pháp cải tạo đất, đề xuất các cơ sở lý luận về sự phân bố và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất cho nông lâm nghiệp trong các quan hệ đất - nước - rừng sao cho hợp lý. Đồng thời căn cứ vào điều kiện tài nguyên thiên nhiên đặc thù cơ bản của từng dân tộc, từng bước xây dựng các hệ sinh thái, nông nghiệp, lâm nghiệp ổn định lâu dài, gắn với việc thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi, điều chỉnh cơ cấu đất đai của các loại cây trồng trong diện tích đất nông nghiêp hiện có và tiến hành quy hoạch sử dụng đất trên tất cả các xã nằm trong vùng đệm.

Để mối quan hệ giữa sinh thái và xã hội gắn kết chặt chẽ hơn hay nói cách khác đi mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên được gần gũi và có trách nhiệm hơn thì chúng ta phải có biện pháp giao đất, giao rừng ở khu dân cư (để người dân thực sự làm chủ rừng) hoặc giao khoán rừng để người dân có thu nhập từ rừng góp phần nâng cao đời sống kinh tế.

Đối với lĩnh vực thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hóa và thông tin mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá... Như vậy thị trường là nơi trao đổi hàng hóa thuận mua vừa bán giữa các chủ kinh tế, thị trường cũng là điều kiện và môi trường sản xuất hàng hoá. Khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)