Ảnh hưởng của một số chính sách đến quản lí rừng bền vững:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 69 - 73)

3.2.4.1- Chính sách sở hữu đất đai :

Các xã trong khu vực nghiên cứu trải dài theo tỉnh lộ 12, bắt đầu từ km 38- QL27( xã EaTrul ) và đi qua 03 xã cuối cùng là CưPui, CưĐrăm và Yang Mao. Đây là 03 xã có điều kiện kinh tế khó khăn ( các xã vùng 3). Cách đây khoảng 30 năm thì nơi đây là những cánh rừng Tây nguyên đại ngàn có vị trí chiến lược quân sự hết sức quan trọng trong hai cuộc kháng chiến (chống Pháp ,Mỹ) cứu nước. Thế nhưng trong vòng hai thập kỷ vừa qua với sự gia tăng dân số quá nhanh và đời sống của nhân dân còn quá nhiều khó khăn, đã gây nên áp lực lớn tác động đến tài nguyên rừng, làm cho tài nguyên rừng giảm sút nhanh chóng cả về diện tích cũng như chất lượng rừng. Trong những năm 90 diện tích rừng ở đây giảm đi một cách nhanh chóng do chuyển sang diện tích đất nông nghiệp.

Để tạo điều kiện cho người dân miền núi quản lý và sử dụng rừng và đất có hiệu quả, góp phần nâng cao cuộc sống, trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành luật đất đai (1992) và các văn bản dưới luật, những chính sách có liên quan hỗ trợ cho thực hiện chính sách sử dụng đất. Ngoài ra, một số dự án trong nước và quốc tế đã hỗ trợ cho

rừng. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế, xã hội và môi trường vẫn chưa được thay đổi đáng kể. Tình trạng thiếu đói trong năm vẫn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện tại ở đâytồn tại một mâu thuẫn gay gắt, một khoảng cách quá xa giữa tình trạng đói nghèo và suy thoái tài nguyên hiện tại với tiềm năng lớn lao về tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, với những kiến thức và kinh nghiệm bản địa phong phú.Thông qua nhận xét của cán bộ chính quyền địa phương và thực tế thì nguyên nhân chủ yếu là do chính sách đất đai chưa phù hợp, các chính sách hỗ trợ kinh tế nói chung còn nhiều điểm chưa thực sự thỏa đáng với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực, chưa thực sự quan tâm đến những đặc điểm bản sắc dân tộc của địa phương, chưa phát huy được những kinh nghiệm phong phú, những kiến thức bản địa quý báu và thúc đẩy quá trình phát triển; Trong thời kỳ kinh tế tập trung, rừng và đất là hai tài nguyên quan trọng nhất với người dân miền núi ( hai tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong phương thức sản xuất nông - lâm nghiệp), nhưng lại do Nhà nước quản lý. Người dân bị tách ra khỏi quyền quản lí, sở hữu về rừng và đất. Đời sống của nhân dân gắn với đất và rừng, nhưng lại không phải là những người chủ thực sự của những nguồn tài nguyên đó. Vì vậy, không những không bảo vệ mà họ còn có ý khai thác rừng và đất một cách tàn khốc. Trong thực tế, những chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai là không hiệu quả, không có tính răn đe mạnh. Chẳng những rừng và đất rừng không bảo vệ được mà còn làm cho rừng và đất thành loại tài sản tự do tiếp cận, thúc đẩy người dân đến khai thác lợi dụng rừng vì lợi ích trước mắt. Trong thời kỳ này tài nguyên rừng và đất rừng bị suy giảm nhanh chóng. Phần lớn những diện tích đất trống đồi núi trọc đã được hình thành trong thời kỳ kinh tế tập trung bởi những người dân bản địa.

Sau năm 1992, Nhà nước đã thực hiện chương trình 327 và chính sách giao đất giao rừng. Tuy nhiên, qua thực tế : Trong thời gian chương trình 327 còn hoạt động thì rừng được bảo vệ tốt đồng thời diện tích rừng cũng được nâng, đến khi hết thời gian hoạt động thì rừng bị tàn phá nhanh chóng. Tuy nhiên, chương trình 327 đã để lại một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho dân sinh kinh tế. Thông qua chương trình giao đất giao rừng chúng tôi nhận thấy chưa thực sự phù hợp với điều kiện dân sinh kinh tế. Vì họ không có nguồn vốn để đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh rừng

Một trong những nguyên nhân trở ngại cho quản lý bền vững rừng và đất rừng là các chính sách kinh tế xã hội chưa thực sự hướng người dân đến sử dụng tài nguyên rừng một cách có hiệu quả, chưa tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

3.2.4.2- Chính sách đầu tư phát triển nông thôn miền núi :

(thủy lợi, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp v.v . . . )

Chính sách đầu tư phát triển nông thôn miền núi chưa được quan tâm đầy đủ. Việc hỗ trợ vốn phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua hệ thống tín dụng, cơ chế tổ chức hoạt động và điều khoản quy định còn gây nhiều phiền phức cho các hộ nông dân, đặc biệt là người nghèo.

- Chính sách xã hội: xóa đói giảm nghèo, thu hút lao động, tạo việc làm, công bằng xã hội, dân tộc,… chưa được quan tâm giải quyết đầy đủ ở Krông Bông.

-Việc tổ chức quản lý đất đai: bộ máy tổ chức và cơ chế vận hành, những văn bản pháp quy còn chưa được rõ ràng. Việc xây dựng bản đồ, hoạch định ranh giới giữa các thôn bản, vùng đất, hộ gia đình, quy chế quy định để hướng dẫn người về việc sử dụng đất vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả.

Những thuận lợi và khó khăn trong quản lí rừng bền vững: * Thuận lợi :

- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý phù hợp với việc phát triển nông lâm nghiệp.

- Tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú. - Địa hình rừng núi phân cắt mạnh.

- Quỹ đất sản xuất còn nhiều nên việc quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất trong tương lai là tương đối thuận lợi

- Lực lượng lao động hiện tại dồi dào thích hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

- Cộng đồng các dân tộc địa phương đoàn kết, không chia rẽ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

- Đã có nhiều cơ quan lâm nghiệp đóng trên dịa bàn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức quản lí bảo vệ.

- Sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan: Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Hạt kiểm lâm, Lâm trường Krông Bông, Phòng nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông huyện đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận một số chính sách, văn bản có liên quan đến Lâm nghiệp và một số kiến thức trong sản xuất nông lâm nghiệp. - Đã có trục giao thông tỉnh lộ 12 xuyên qua các xã vùng đệm đang được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá.

- Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được chú trọng.

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi như trên còn có một số khó khăn như sau:

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển : Hệ thống đường giao thông nông thôn có chất lượng kém, hệ thống các trường học chưa phát triển và nâng cấp, ở một số xã chưa có chợ nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá và thường bị các tư thương ép giá các mặt hàng nông sản.

- Tỷ lệ tăng dân số còn cao.

- Công tác quản lí đất đai và tài nguyên rừng chưa chặt chẽ, nạn phá rừng khai thác gỗ trái phép vẫn còn diễn ra.

- Sản xuất lâm nghiệp chưa phát triển mà cụ thể là trồng rừng.

- Sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn: Thiếu đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư, thiếu giống có năng suất cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác còn hạn chế.

- Phong tục tập quán và trình độ dân trí của các cộng đồng dân tộc địa phương còn nhiều hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật.

- Thiếu nước canh tác lúa nước vào mùa khô.

- Lực lượng cán bộ quản lí bảo vệ rừng còn thiếu về nhân lực và yếu về chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)