Quy hoạch sử dụng đất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 73 - 90)

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tự nhiên, thực tế phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng của những chính sách đã áp dụng trong vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin, chúng tôi nhận thấy thu nhập kinh tế của người dân còn thấp, điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Họ phải tìm mọi cách để tồn tại trong cuộc sống, một trong những cách đó là tác động vào rừng nhằm giải quyết một số nhu cầu cấp bách trong cuộc sống của họ. Theo chúng tôi thì cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp. Một trong những giải pháp đó là quy hoạch sử dụng đất, bố trí cơ cấu đất đai sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp nhằm góp phần ổn định và nâng cao năng suất trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp tránh tình trạng phá rừng tự do. Đồng thời tìm hiểu nguyện vọng của người dân, chúng tôi nhận thấy quy hoạch sử dụng đất là vấn đề rất cần thiết để mở rộng diện tích đất sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân ở các xã. Một thực tế cho thấy diện tích đất chưa sử dụng ở các xã trong khu vực nghiên cứu là tương đối lớn 18.972,7 ha. Chủ yếu là đất đồi núi, đất sau nương rẫy và đất rừng le, lồ ô nghèo kiệt. Nếu được quy hoạch và đưa và sử dụng số diện tích nói trên thì sẽ tăng thêm một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời nếu có phương án sản xuất phù hợp thì sẽ có cơ cấu đất đai theo các ngành hợp lí hơn ở các xã và người dân sống trong vùng đệm có điều kiện nâng cao thu nhập kinh tế, cải thiện mức sống, làm giảm tác động xấu vào rừng, có ý thức tích cực tham gia bảo vệ rừng, góp phần quản lí và sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Đặc biệt là những hộ dân sống gần rừng và những hộ có đời sống khó khăn.

Để góp phần vào việc quy hoạch sử dụng đất cho các xã vùng đệm. Dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội , và tác động của con người đến rừng, trong đề tài này chúng tôi chọn 01 xã để quy hoạch sử dụng đất điển hình đoa là xã Yang Mao. Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành quy hoạch theo cơ cấu đất đai chứ chưa nghiên cứu sâu vào vấn đề sử dụng đất ở từng lĩnh vực cụ thể.

3.3.1.1- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội: 3.3.1.1.1 - Điều kiện tự nhiên:

* a . Vị trí địa lí:

Xã Yang Mao nằm trong khu vực có toạ độ địa lí như sau Từ 13o60’ đến 13o79’ vĩ độ Bắc

Từ 108o30’ đến 108o39’ kinh độ Đông

Đường ranh giới hành chính : Phía Bắc giáp xã Chư Đrăm Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà Phía Tây giáp huyện Lăk và xã Cưpui

* b - Địa hình:

Xã Yang Mao nằm trong khu vực thượng nguồn của sông Krông Bông và cũng là thượng nguồn của sông Sêrêpok. Địa hình bị chia cắt khá mạnh với những dãy núi cao (cùng dãy với Chư Yang Sin), bên cạnh đó còn có một số đồi thấp có diện tích khá lớn chưa được sử dụng. Nhờ có hệ thống sông suối rải rác khắp địa bàn nên đã hình thành những diện tích đất bồi bằng phẳng dọc hai bên bờ sông Krông Bông. Độ cao biến động từ 450m (bãi bồi ven sông) đến 1799m (đỉnh Chư Yang Niê).

* c - Khí hậu:

Chế độ khí hậu ở Yang Mao cũng tương tự như khí hậu ở huyện Krông Bông, đã được trình bày ở phần 3.1.2.3 .

d - Thổ nhưỡng:

Phần lớn đất đai ở xã Yang Mao thuộc loại đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá granit và đá cát, thành phần cơ giới nhẹ. Bên cạnh đó còn có diện tích đất bồi tụ ven sông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp

Tổng diện tích xã Yang Mao là 47.704,8 ha, trong đó có 14.253,6 ha thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Nhận xét:

Điều kiện tự nhiên ở xã Yang Mao thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, có mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 03, cần chú ý đến việc cung cấp đủ nước cho cây trồng để có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt. Mặt khác, vào

tháng 9, tháng 10 thường xảy ra tình trạng lũ lụt nên việc xác định đúng loài cây trồng, vật nuôi và thời vụ gieo trồng phù hợp là điều rất cần thiết. Với địa hình bị chia cắt mạnh và lượng mưa tập trung cho nên bố trí cây trồng theo độ dốc và bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn xã là rất quan trọng, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn nhằm hạn chế thoái hoá đất, hạn chế ngập lụt, điều tiết tiểu vùng khí hậu ở xã Yang Mao và bảo vệ tính đa dạng sinh học, góp phần quản lý rừng bền vững.

3.3.1.1.2 - Về kinh tế - xã hội: Về kinh tế:

Toàn xã có tổng diện tích canh tác nông lâm nghiệp là 905,5 ha với các loại cây trồng: Lúa, Ngô, Đậu, Khoai, Sắn, Cà phê, Điều, Tiêu, Mãn cầu, Xoài…

Các ngành nghề phụ và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho gia đình.

Công tác chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư, bãi chăn thả và phòng chống các bệnh dịch.

Lĩnh vực lâm nghiệp chưa phát triển, công tác trồng rừng chưa chú trọng. Toàn xã không có diện tích rừng trồng, việc cung cấp gỗ gia dụng thì chủ yếu lấy từ rừng tự nhiên. Công tác bảo vệ rừng được chú trọng hơn trước, người dân đẫ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng 3.300 ha với mức khoán 35.000đồng/ha/năm.

Theo báo cáo cuối năm 2001 của uỷ ban nhân dân xã Yang Mao [32] thì tổng thu nhập tính trung bình đạt 1,14 triệu đồng / người/năm

Về xã hội:

Theo số liệu thu thập từ uỷ ban nhân dân xã Yang Mao thì hiện nay toàn xã có 657 hộ, 3831 người( trong đó có 2652 người là dân tộc thiểu số, chiếm 69% )[32], các dân tộc thiểu số gồm M’Nông , ÊĐê, Kinh, Tày, Thái, Dao, họ thường sống theo cộng đồng làng bản gần nhau. Mỗi dân tộc có một tập quán canh tác riêng, nhưng nhìn chung họ có khả năng canh tác lúa nước và hoa màu.

Do hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nên các dân tộc bản xứ không có điều kiện học hành và tuổi đưa trẻ đến trường khá cao (8 đến 9 tuổi). Trình độ học vấn tương đối thấp : trình

Y tế và trường học đang từng bước được nâng cấp, đã có một trạm y tế xã với 01 bác sĩ và 03 y tá, các thôn buôn đều đã có các trường tiểu học.

Đã có 03 đập thuỷ lợi và hệ thống kênh mương nội đồng tạm thời đáp ứng một phần nước tưới cho canh tác lúa nước. Tuy nhiên, vẫn còn 48,5 ha lúa thiếu nước vào mùa khô.

Nhận xét:

Xã Yang Mao là một xã có phương thức sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, các ngành nghề phụ và truyền thống chưa phát triển, khả năng đầu tư sản xuất còn hạn chế, tỷ lệ tăng dân số cao, trình độ dân trí thấp.

Bên cạnh đó còn có những thuận lợi như đât đai màu mỡ, quỹ đất còn nhiều và có khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp. Lượng mưa hàng năm tương đối cao thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Khả năng học hỏi tiếp thu kinh nghiệm sản xuất nhanh. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền

Chính vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở Yang Mao thì cần phải xác định được cơ cấu cây trồng sao cho hợp lí hơn, đồng thời phải quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu đất đai phù hợp với các lĩnh vực sản xuất nhằm tăng thêm diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân.

3.3.1.2- Hiện trạng sử dụng đất xã Yang Mao:

Thông qua kết quả điều tra kiểm kê đất của xã Yang Mao năm 2001 chúng tôi tổng hợp cơ cấu sử dụng đất như sau [32]:(Bảng3.14)

Bảng 3.14 Hiện trạng sử dụng đất

Từ hiện trạng mặt bằng và thực tế chúng tôi nhận thấy:

Diện tích đất lúa nước được người dân tận dụng tối đa, do thiếu nước vào mùa khô nên có 48,5 ha lúa nước chỉ được sử dụng 01vụ trong năm. Diên tích đất màu và nương rẫy đã được người dân trồng các loại cây ngắn ngày, với các loài cây: Ngô,Sắn, Khoai, lúa rẫy...Diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là Cà phê, Điều, Tiêu. Diện tích vườn tạp chưa được sử dụng tối đa vào sản xuất chỉ trồng một số loài cây ăn quả : Nhãn, Mít, Mãn cầu, Thanh long, Xoài, Sầu riêng... ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, do thiếu đầu tư và kỹ thuật chăm sóc nên hiệu quả canh tác của các diện tích canh tác ở trên chưa cao.

Về sản xuất Lâm nghiệp: Chưa chú trọng vấn đề trồng rừng, trong thời gian qua chỉ chú trọng đến khai thác, lợi dụng rừng.

Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú Tổng cộng 33.451,2 100 I- Đất nông nghiệp 1.1- Đất ruộng lúa 1.3- Đất màu + nương 662 153,2 508,8 1,97

II- Đất lâm nghiệp 2.1- Rừng tự nhiên 2.2- Rừng trồng 26.925,2 26.925,2 0 80,49 Diện tích theo từng trạng thái ở phụ biểu 03 III- Đất thổ cư 24,4 0,07 IV- Đất vườn tạp 134,8 0,40 V- Đất – cây lâu năm 107,3 0,32 VI- Đất chuyên dùng 54,8 0,16 VII- Đất chưa sử dụng 5.541,3 16,57 VIII- Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,4 0,004 IX- Đất dự phòng 0

Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đất đai

3.3.1.3- Sơ đồ lát cắt sử dụng đất nông lâm nghiệp:

Sau khi điều tra phỏng vấn 30 hộ dân và thảo luận, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu về tổ chức không gian của quá trình canh tác nông lâm nghiệp hiện tại và được thể hiện qua lát cắt sau: (sơ đồ 01)

Qua sơ đồ lát cắt và thực tế chúng tôi nhận thấy: Hầu hết diện tích đất đai ở vùng trũng thấp và các khe suối được người dân tận dụng tối đa để sản xuất. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều và có khả năng canh tác nông lâm nghiệp. Việc bố trí cây trồng trên đất dốc như hiện nay là chưa hợp lý, chủ yếu là các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như: Ngô, lúa rẫy...nên đất đai rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, đất đai nhanh chóng bị bạc màu. Do đó, cần bố trí lại cơ cấu đất và cây trồng trên đất dốc hợp lý hơn nhằm hạn chế thoái hoá đất và nâng cao năng suất cây trồng đồng thời có kế hoạch khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng tự nhiên để điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

3.3.1.4 - Lựa chọn cơ cấu cây trồng:

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sơ đồ lát cắt và hiện trạng sử dụng đất ở địa phương để đưa ra giải pháp phát triển kinh tế cho tương lai thì vấn đề lựa chọn cây trồng, vật nuôi là vấn đề rất cần thiết. Sau khi cùng người dân phân loại, đánh giá các loại cây trồng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Cây lâm nghiệp

Bảng 3.15 : Tổng hợp kết quả phân tích lựa chọn loai cây lâm nghiệp:

STT Loài

Tiêu chí Bạchđàn Keo Muồngđen Xoan Songmây Thông 1 Thích hợp với ĐKTN 8 9 10 9 10 10

2 Dễ tìm giống 9 9 9 5 9 8

3 Dễ trồng 9 10 9 7 10 7

4 Giá trị kinh tế cao 7 7 10 6 7 6 5 Thu hoạch nhanh 10 10 6 6 8 6

6 Dễ tiêu thụ 9 10 9 8 9 7 7 Cải tạo đất 0 10 10 3 3 3 8 ít sâu bệnh 5 6 6 7 7 8 9 Gỗ gia dụng 8 9 10 9 9 9 Tổng điểm 65 80 79 60 76 64 Ưu tiên 4 1 2 6 3 5

Từ những số liệu trên cho thấy tổng điểm của 03 loài cây vượt trội hơn các cây còn lại và tập đoàn cây trồng lâm nghiệp được người dân chọn trong tương lai sẽ là Keo, Muồng đen, Song mây. (Trong đó, số lượng Song mây ở rừng tự nhiên hiện nay là rất nhiều, do vậy cần phải có biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và xúc tiến tái sinh tự nhiên.)

* Cây trồng rừng đặc sản

Bảng 3.16 : Tổng hợp kết quả phân tích lựa chọn loại cây đặc sản:

STT Loài

Tiêu chí

Ươi Trám Hồi Quế

1 Thích hợp với ĐKTN 10 10 9 8 8

2 Dễ tìm giống 10 9 7 6 7

3 Dễ trồng 9 9 9 7 8

4 Đầu tư thấp 7 8 8 7 7

5 Giá trị kinh tế cao 10 9 9 9 10 6 Thu hoạch nhanh 9 8 8 8 8

7 Dễ tiêu thụ 10 10 8 9 9

8 Cải tạo đất 7 7 7 7 7

9 ít sâu bệnh 8 9 8 9 9

Tổng điểm 80 79 73 70 73

Ưu tiên 1 2 3 4 3

Từ những số liệu trên cho thấy tổng điểm của 02 loài cây vượt trội hơn các cây còn lại và tập đoàn cây trồng rừng đặc sản được người dân chọn trong tương lai sẽ là Dó và Ươi. Mặc dù cây Quế và cây Hồi có giá trị kinh tế cao nhưng chúng rất khó tìm giống nên không được người dân chọn lựa là hợp lí.

Cây ăn quả

Từ những số liệu ở bảng 3.17 cho thấy tổng điểm của 04 loài cây vượt trội hơn các cây còn lại và tập đoàn cây ăn quả được người dân chọn trong tương lai sẽ là Nhãn, Xoài và Mãn cầu. Mặc dù các loai cây: Cam, Mít, Chôm chôm có tổng điểm cao nhưng do thị trường không ổn định và ít thu hút lao động nên không đưọc người dân chọn lựa là điều dễ hiểu.

Bảng 3.17 : Tổng hợp kết quả phân tích lựa chọn loài cây ăn quả:

STT Loài

Tiêu chí

Nhãn Mãn

cầu Xoài Chômchôm Cam Mít

1 Thích hợp với ĐKTN 10 10 10 8 8 8

2 Dễ tìm giống 10 10 10 7 8 9

3 Dễ trồng, chăm sóc 9 10 9 8 7 7

4 Giá trị kinh tế cao 9 8 8 8 8 7

5 Thu hoạch nhanh 9 10 10 9 9 9

6 Dễ tiêu thụ 9 9 9 8 9 9 7 Thị trường ổn định 10 9 8 7 8 7 8 Thu hút lao động 10 10 9 8 7 6 9 ít sâu bệnh 9 8 9 9 8 9 10 Hạn chế xói mòn 9 8 10 9 8 9 Tổng điểm 94 92 94 81 80 80 Ưu tiên 1 2 1 3 4 4

* Cây nông nghiệp ngắn ngày:

Bảng 3.18 : Tổng hợp kết quả phân tích lựa chọn loai cây nông nghiệp:

STT Loài

Tiêu chí

Lúa Khoai Sắn Đậu Ngô Dứa

1 Hiệu quả kinh tế 9 8 8 8 10 7

2 Năng suất cao 10 8 9 8 9 7

3 Dễ tiêu thụ 10 10 10 9 10 8

4 Khả năng sản xuất đại trà

10 8 9 8 10 7

5 Thị trường ổn định 9 8 10 8 10 7

6 Yêu cầu lao động 10 8 8 9 10 9

7 Phù hợp đất 9 9 9 10 10 9

8 ít sâu bệnh 8 9 9 8 10 10

9 Cải tạo đất 8 8 8 10 8 8

Tổng điểm 83 76 80 78 87 72

Ưu tiên 2 5 3 4 1 6

Từ số liệu trên cho ta thấy tập đoàn cây trồng nông nghiệp ngắn ngày ở trên có tổng số điểm tương đối như nhauđược người dân ưa thích trồng trong tương lai sẽ là: Ngô,

Lúa, Sắn, Đậu. Đối với loài Khoai, Dứa có thị rường không ổn định và tính cải tạo đất kém nên không được người dân chấp nhận là hợp lí.

* Đối với vật nuôi:

Bảng 3.19 : Tổng hợp kết quả phân tích lựa chọn vật nuôi:

Loài Chỉ tiêu Trâu Bò Lợn Gà Vịt Dê Vốn đầu tư ít 7 9 9 10 10 9 Nhanh thu 7 8 9 10 10 9 Thị trường tiêu thụ 8 9 10 10 9 9 Dễ gây nuôi 7 8 9 10 10 10 Cung cấp phân bón 10 10 9 8 8 8 Sức kéo 10 10 0 0 0 0 ít dịch bệnh 8 8 8 8 9 10 Tổng điểm 57 62 54 58 56 55 Ưu tiên 3 1 2 4

Từ những số liệu trên cho thấy các loài vật nuôi được chọn trong tương lai sẽ là: Bò, Gà, Trâu, Vịt, Dê.

3.3.1.5- Lịch mùa vụ:

Lịch mùa vụ là cách bố trí công lao động và sản xuất theo thời gian. Thông qua điều tra phỏng vấn và thảo luận cùng với điều tra 30 hộ, đồng thời kết hợp với tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 73 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)