Kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 42 - 47)

3.1.5.1 - Cơ cấu kinh tế :

Sự chuyển hóa từ gia đình truyền thống với đặc trưng chủ yếu là nhiều thế hệ đang diễn ra mạnh mẽ. So với quy mô trung bình của gia đình nông dân cả nước là xấp xỉ 5 người/gia đình thì ở khu vực nghiên cứu hiện nay có mức bình quân 5 – 6 người/gia đình. Mặc dù số thành viên trong gia đình hiện nay có thấp hơn trước đây nhưng vẫn còn cao hơn mức bình quân chung trong cả nước.

Nguồn sống chính của người dân trong vùng đệm VQG Chư Yang Sin chủ yếu là dựa vào nông nghiệp là chính. Do đó năng suất lao động phụ thuộc nhiều rất nhiều vào điều kiện tự nhiên mà bố chí cơ cấu cây trồng vật nuôi. Theo phòng thống kê huyện Krông Bông: Nếu tính riêng trong lĩnh vực trồng trọt thì tính bình quân tổng thu đạt 1.400.744 đ/người/năm( chưa trừ chi phí sản xuất). Tuy nhiên con số trên không phải mọi người nào cũng có bởi vì do phân bố đất đai, phong tục tập quán và trình độ canh tác của mỗi nơi và mỗi dân tộc là khác nhau, do đó dẫn đến sự chênh lệch nhất định về mặt thu nhập. Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm là không đáng kể, chủ yếu là phục vụ cho gia đình.

Tổng thu nhập từ nông nghiệp của người dân trong khu vực được tổng hợp qua biểu sau :[14] Cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Tổng số dân 82.681.657 2.278.790 8.847.793,1 TB/người 1.400,7 38,6 149,9

Tổng thu nhập từ nông nghiệp là 1588,6 đồng/ người/ năm

Các ngành phụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như chế biến bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp hầu như còn thiếu. Người dân phụ thuộc nhiều vào giá cả trên thị trường và bán đi sản phẩm thô không qua chế biến. Một số nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát, trồng dâu nuôi tằm chưa được duy trì và phát triển, chỉ có một số ít hộ gia đình còn duy trì, nhưng vấn đề bao tiêu sản phẩm còn hạn chế. Chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của người tiêu dùng tại địa phương.

Trong khu vực nghiên cứu có một số lò rèn để chế tạo và sửa chữa công cụ sản xuất. Một số cơ sở xay xát lúa, bắp phục vụ cho con người và gia súc làm giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ trong gia đình. Ngoài ra còn có một số hộ làm nghề mộc dân dụng phục vụ cho nhân dân trong địa bàn. Một số hộ có điều kiện kinh tế khá hơn đã mua được máy cày phục vụ cho công việc đồng áng nhưng vẫn chưa giải quyết hết tình trạng con trâu đi trước cái cày theo sau.

Các ngành nghề phụ và dịch vụ trong khu vực nghiên cứu chưa phát triển bởi vì điều kiện địa hình, nguồn tài nguyên và hoàn cảnh kinh tế xã hội còn nhiều bất cập.

3.1.5.2- Dân số và lao động :

Dân số trong khu vực nghiên cứu có 59.027 người sinh sống trong 11.473 hộ gia đình. Trong đó có 21.075 người là đồng bào các dân tộc thiểu số : Êđê, M’nông, H’mông, Tày, Mường, Thái, Vân Kiều... số người trong độ tuổi lao động là : 28140 người số người bình quân trong một gia đình là : 5 đến 6 người. Hầu hết các gia đình sinh hoạt theo kiểu gia đình truyền thống tức là có 2-3 thế hệ cùng chung sinh sống trong 01 gia đình. Tình hình dân số và lao động được tổng hợp qua bảng 3.8 ,[14]

Bảng 3.8: Phân bố dân cư và lao động theo xã:

S

TT Xã Hộ Nhân khẩu Dân tộc thiểu số Lao động 1 Ea Trul 1792 7962 4331 (44%) 4987 2 Hòa Sơn 1741 8943 1068 (12%) 4395 3 Thị trấn 1165 5803 132 (2%) 1205 4 KN ĐIền 1309 6360 0 3232 5 Hòa lễ 1370 6767 0 3315 6 Hoà Phong 1037 5425 1817 (33%) 2714 7 Cư Pui 1490 8681 6667 (76%) 4289 8 Cư Đrăm 912 5255 4408 (83%) 2147 9 Yang Mao 657 3831 2652 (69%) 1856 Tổng cộng : 11473 59027 21075 28140

Tỷ lệ lao động chính trong khu vực nghiên cứu là 47% Điều đó chứng tỏ tiềm năng từ sức lao động là rất lớn, chưa kể số lao động phụ. Qua bảng trên ta thấy lực lượng lao động chính ở đây khá dồi dào chiếm 47% so với tổng số nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua những năm gần đây có hướng giảm nhưng còn quá cao. Nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Tỷ lệ 3,23 3,33 2,68 2,63 2,49

Tỷ lệ tăng tự nhiên = tỷ lệ sinh – tỷ lệ tử.

Mặt dù đã được tuyên truyền từ chương trình kế hoạch hóa gia đình và áp dụng nhiều biện pháp giảm tỷ lệ tăng dân số nhưng đạt hiệu quả chưa cao bởi vì phong tục của đồng bào dân tộc về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch rất nặng nề, họ vẫn còn quan điểm “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”. Với lượng dân số hiện tại quá cao đồng thời với tỷ lệ tăng dân số như hiện nay thì dân số trong khu vực nghiên cứu trong đến năm 2010 sẽ là:

áp dụng công thức: (2-5) Ta có 2.49 Nt= 59.027( 1 + )8 =71.862 người 100 Năm 2002 2010 Dân số(Người) 59.027 71.862

Như vậy ở hiện tại chúng ta thấy với số lượng dân số khá đông nhưng đa số họ làm nông nghiệp. Trong khi diện tích đất nông nghiệp canh tác chỉ được từ 1 đến 2 vụ/năm. Do đó việc thiếu lương thực là điều không thể tránh khỏi đồng thời kéo theo nhiều nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt đời sống hằng ngày, tất cả chỉ trông chờ vào nguồn thu từ rừng.

3.1.5.3 - Cơ sở hạ tầng :

Tỉnh lộ 12 nằm trong khu vực nghiên cứu và được xem như xương sống về giao thông nối từ quốc lộ 27 đến các xã vùng 3, vùng sâu vùng xa như Cư Đrăm, Yang Mao. Trong những năm gần đây đường sá đi lại rất khó khăn vào mùa mưa, do đó gặp rất nhiều trở ngại cho việc lưu thông hàng hóa từ ngoài vào trong và ngược lại. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Tỉnh lộ 12 được nâng cấp. Khi công trình hoàn thành xong vào năm 2004 sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội ở các xã Hòa lễ, Hòa Phong, CưPui CưĐrăm, Yang Mao. Tuy nhiên hệ thống đường giao thông nối giữa các thôn buôn còn gặp khó khăn về kích thước và chất lượng. Chỉ có một số ít hệ thống đường giao thông nông thôn theo chương trình 135. Có rất nhiều thôn buôn bị cô lập vào mùa mưa lũ do hệ thống cầu cống qua sông suối chưa đảm bảo.

Hệ thống điện sinh hoạt đang được tiến hành khởi công và xây dựng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2003, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề sinh hoạt cũng như tuyên truyền các vấn đề cần thiết cho vùng đệm.

Tuy nhiên vẫn có một số thôn buôn sống cách xa trung tâm xã nơi xa nhất có đến 18km. Những nơi này gặp rất nhiều khó khăn về trao đổi thông tin cũng như hàng hóa.

Hệ thống thủy lợi ở vùng đệm VQG Chư Yang Sin từng bước được chú trọng một phần nhờ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài thông qua các dự án như DANIDA... đóng góp một phần không nhỏ cho canh tác lúa nước. Tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo nước tưới cho những cánh đồng hạ lưu trong khu vực. Những hồ chứa nước lớn như Yang Ré (ở Eatrul) đập Điện Tân (ở Cư Pui) cũng bị thiếu nước vào những năm hạn hán kéo dài. Khả năng cung cấp nước của các đập nước thuỷ lợi phụ thuộc vào các dòng chảy tự nhiên các khe suối tự nhiên, theo mùa, theo năm. Hệ thống của thuỷ nông này chỉ phát huy được với những diện tích đất ruộng ở vùng thấp. Còn diện tích đất ruộng cao hơn hoặc ở xa hơn gần hồ vẫn không được tưới mà chủ yếu là nhờ vào lượng nước mưa trong năm. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp khả thi để cải thiện hệ thống nước tưới cho diện tích này.

3.1.5.4- Giáo dục :

chưa có trường cấp II, do đó điều kiện học hành của học sinh phổ thông trung học là rất khó khăn. Có những xã như CưĐrăm, Yang Mao cách trung tâm huyện từ 30-40km. Do đó có những xã vùng sâu, vùng xa như Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao có học sinh phổ thông tốt nghiệp rất ít. Số học sinh giảm nhiều và nhanh ở các lớp cuối cấp. Mặt khác tuổi đưa trẻ đến trường tiểu học còn khá cao, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống trong khu vực.

Mặc dù đã có chính sách miễn giảm học phí nhưng có rất nhiều gia đình vẫn không có đủ tiền để mua sách vở cho con em học hành bên cạnh đó là trình độ nhận thức còn yếu, chất lượng học sinh còn thấp nên hạn chế so với mặt bằng chung cho nên học lực của học sinh ở các cấp có kết quả còn quá thấp. Tình trạng mù chữ vẫn còn ở các xã, đặc biệt là đối với người dân kinh tế mới và đồng bào dân tộc thiếu số.

Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động giáo dục là trình độ và điều kiện sống của người dân và giáo viên, ngoài ra theo một số cán bộ địa phương còn cho rằng chương trình giáo dục hiện nay chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội chưa phù hợp với đặc điểm văn hóa truyền thống vùng cao.

3.1.5.5 - Y tế :

Qua điều tra khảo sát của chúng tôi vấn đề y tế trong khu vực được chú trọng. Ngoài trung tâm y tế huyện Krông Bông, ở các xã đều có trạm xá và mạng lưới y tá thôn buôn ở các trạm xá đều có ít nhất là 1 Bác sỹ và 2 trung học và 3 sơ cấp. Trong những năm gần đây việc tiêm chủng uống vacxin hàng năm đều đạt tỷ lệ hơn 95%. Nạn dịch sốt rét không còn. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được chú trọng hơn. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao.

3.1.5. 6 - Thị trường :

Ngoài chợ Trung tâm huyện ở thị trấn Krông Kmar, ở hầu hết các xã đều có chợ chỉ có 3 xã thuộc vùng 3 Cư Đrăm, Cư Pui, Yang Mao cùng chung trao đổi hàng hóa ở chợ Cư Đrăm theo 2 lần họp chợ trong 1 tuần. Đây là vấn đề gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa và vấn đề sinh hoạt hàng ngày của người dân thuộc 3 xã nói trên. Trong tương lai ở mỗi xã đều phải có chợ riêng phục vụ cho người dân từng xã để có điều

kiện cho việc trao đổi hàng hóa cũng như giải quyết một số nhu cầu về thực phẩm hằng ngày cho người dân, nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong cuộc sống của người dân.

Vấn đề trao đổi sản phẩm nông nghiệp và giá cả vẫn còn trong tình trạng trôi nổi phụ thuộc vào những người buôn bán nông sản không kiểm soát. Do đó, thu nhập của người dân phần nào bị hạn chế do giá cả thấp. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước đã có dịch vụ mua Ngô trợ cước của tỉnh nhưng vẫn không bảo đảm việc thu mua toàn bộ sản phẩm của người nông dân trong các xã đặc biệt khó khăn.

Nhận xét

Trong những năm gần đây, thu nhập kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính, trong khi năng suất cây trồng như hiện nay là quá thấp. Các lĩnh vực sản xuất Lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phụ chưa phát triển

Với lực lượng lao động dồi dào như hiện nay, nếu được trang bị những kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp đồng thời sử dụng đất đai hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện, đồng thời giảm đi áp lực tác động vào rừng trong tương lai. Ngược lại nếu không bố trí hợp lí nguồn lao động nói trên cộng với sự đói nghèo như hiện nay thì sẽ gây hậu quả khôn lường đến vấn đề quản lí rừng bền vững. Điều đó ảnh hưởng rất xấu đến công tác quản lý rừng bền vững nói chung và ảnh hưởng đến quản lí rừng bền vững vùng đệm VQG Chư Yang Sin nói riêng.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đường sá đi lại khó khăn, hệ thống dịch vụ chưa phát triển, hệ thống thuỷ lợi chưa được triển khai để tận dụng những nguồn nước trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)