4 Tài nguyên rừng trong khu vực nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 37 - 42)

3.1.4.1- Diện tích và trữ lượng :

Trong tổng diện tích ở các xã thị trấn nằm trong vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin trong địa giới huyện Krông Bông là 100.022,9 ha thì đất lâm nghiệp hiện có: 68.532,3 ha, chiếm 68,3% trong đó có cả các trạng thái rừng từ Ic đến IVc, trong đó các trạng thái rừng IIIA2 , III A3, IIIB đều phân bố trên địa hình tương đối phức tạp có độ dốc tương đối lớn và phân bố trên độ cao 700m -1200m. Những diện tích rừng trước đây đã bị khai thác kiệt hoặc bị phá đi để trồng nương rẫy, nay chỉ còn lại trạng thái cây bụi lúp xúp hoặc tre nứa nhỏ. Tuy nhiên chúng có khả năng phục hồi trong vòng 15 - 20 năm sau nếu được khoanh nuôi và bảo vệ tốt.

Qua điều tra kết quả về diện tích, trữ lượng rừng nguyên nhân diện tích và trữ lượng rừng giảm sút trong những năm qua là do : chuyển dịch từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp, khai thác quá mức, tốc độ tăng dân số quá nhanh.

Qua số liệu thu thập chúng tôi có được bảng thống kê diện tích trữ lượng theo trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu [5].Bảng 3.6

Bảng3.6 : Diện tích và trữ lượng rừng theo trạng thái trong khu vực nghiên cứu.

Diện tích:ha

Trữ lượng:m3, cây

STT Trạng thái Diện tích Trữ lượng/ha m3(cây)/ha Tổng trữ lượng 1 IVc 5.877,5 64 376.160 2 IIIB 4.167,2 271 1.129.311,2 3 IIIA3 4.056,7 220 892.474 4 IIIA2 14.873 174 2.587.902 5 IIIA1 10.270,3 96 985948,8 6 IIb 12.867,9 69 887.855,1 7 IIa 1.405 47 63035 8 IIa+Lồ ô 191,6 30/3800 5748/728080 9 IIIA1+Lồ ô 1.190,6 65/5700 77.389/6786420 10 Rừng trồng 98,8 11 Ib 8.452,5 12 Ic 1.511,3 13 Nứa 668,5 7800 5.214.300 14 Lồ ô 2.420,5 7500 18.153.750 Tổng 68.532,3 3.1.4.2 - Tài nguyên sinh vật :

Trong khu vực nghiên cứu hầu như có đầy đủ các trạng thái rừng từ Ic đến IVc. Đặc biệt là các trạng thái rừng già còn có trữ lượng khá cao.

VQG Chư Yang Sin có hệ thực vật khá đa dạng và phong phú có cả các loại động thực vật đại diện cho khí hậu ôn đới (phân bố ở độ cao trên 1000m). Nơi đây còn được xem là mẫu chuẩn nhất của kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng trong vùng địa sinh học cao nguyên Đà Lạt.

Do hệ thống các dãy núi và rừng từ nhiên trong khu vực nghiên cứu và vườn quốc gia Chư Yang Sin liên hoàn nên thành phần loài thực vật không có sự khai thác đáng kể và đặc biệt là các loài động vật đều có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng. Do vậy khu hệ động thực vật trong khu vực nghiên cứu và ở VQG Chư Yang Sin là tương đối đồng nhất.

3.1.4.2.1- Khu hệ thực vật

Thành phần loài thực vật đã thống kê được 876 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 142 họ[31]. Sự phong phú về khu hệ thực vật nơi đây là kết quả của điều kiện tự nhiên thuận lợi và đồng thời là nơi gặp gỡ của nhiều luồng thực vật khác nhau.

- Luồng thực vật Maliaxia-Indonexia tiêu biểu là họ công dầu Dipterocarpaceae. - Luồng thực vật Hymalaya-Vân Nam-Quý Châu tiêu biểu là các loại thực vật hạt trần.

- Luồng thực vật Inlia-Myanmar (họ bàng Comniatacea)

- Luồng thực vật bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa tiêu biểu là các họ dẻ, Fagaceae. Trong 876 loài có 143 loài đặc hữu cho Việt nam, 333 loài cho gỗ 197 loài làm cảnh, 159 loài làm thuốc, 54 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có những họ có số lượng loài ít nhưng có số lượng cá thể trong một loài lớn như : Dầu trà ben (Diptenocarpus obtusifolice); Lồ ô (Bambusa procera), Le (Oxytenantherre nignociliata). Sao xanh, kiền kiền. Một số họ khác mặt dầu số lượng cá thể loài của một loài chưa hẳn chiếm ưu thế trong các kiểu rừng, nhưng chúng lại là thành phần chính của các kiểu rừng như : Cupressacea, Podocarpaceae, Fagaceae, Lauraceae, Mangnoliacea, Theaceae, Myrtaceae, Altingiaceae...

Mặc dù khu vực nghiên cứu nằm ở cùng có cùng vĩ độ (13oB) nhưng do ảnh hưởng của núi cao, nên sự phân bố thực vật theo đai độ cũng như cấu trúc quần thể có sai khác so với nhiều khu vực khác chẳng hạn, các loài cây họ dầu (Dipterocarpecea) và một số loài

hodgunsii ) lại xuất hiện ở độ cao 700m : Yang hanh(CưĐrăm), thác Krông Kmar( thị trấn Krông Kmar).

Nhìn chung khu vực nghiên cứu có các kiểu rừng như sau :

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, phân bố từ độ cao 800m, phân bố trên đất feralit vàng đỏ thường gặp các họ chính: họ Thầu dầu : Sao đen (Hopeca odorata), Dầu lá bóng, Táu (Vatica sp) chiếm ưu thế với nhiều loài cây cao trên dưới 30m, đường kính xấp xỉ 100cm, độ tàn che biến động từ 60-80%.

- Kiểu rừng kín nữa rụng lá, kiểu rừng này phân bố xen kẻ với nhiều kiểu rừng khác. Do khai thác kiệt ở những năm trước đồng thời với việc phá rừng làm nương rẫy nên đến nay không còn chỗ nào nguyên vẹn. Thành phần thực vật chủ yếu ngoài những loài lá rộng thường xanh còn có các loài cây lá rộng rụng lá như: Bằng lăng, Chiêu liêu gân đen, Gụ.

- Kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới, phân bố rộng rãi trong khu vực vùng đệm thành phần loại thực vật chủ yếu các loại họ Dẻ và họ Re (Lauraceae). Bên cạnh đó còn có các họ thực vật khác như họ Chè Theacea, Sau sau, họ Hoa (Betulaceae) và các “đại biểu” trong ngành thực vật hạt trần : Thông 3 lá, Thông 5 lá, Thông lá dẹt, Thông nàng, Hoàng đàn giả, Pơ mu.. hình thành nên kiểu rừng thường xanh hổn hợp cây lá rộng cây lá kim. Tuy nhiên tuỳ từng điều kiện địa hình cụ thể. Thực vật lập quần cũng có sự khai thác dọc theo các sông suối có độ cao thấp hơn 1400m thường gặp các loài : Tô hạp Altigia siamensi, Duyên cánh (Carpinus viminea), Lát xoan (Choenospondias axillaris) với tầng tán cao 20m. Tại những khu vực ít dốc đã qua nương rẫy phổ biến là các loài : Vối thuốc (Sechime ecenata), Chẹo (Enghelhardtia sp), Chân chim (Schefflera octophulla)...

Rừng tre nứa, Lồ ô thành phần loài thực vật có 2 loài chính rừng Le phát triển trên đất bị thoái hóa và rừng Lồ ô phát triển trên đất tốt hơn. Mật độ biến động từ 4000-8000 cây/ha chiều cao 6-8m đối với Le và 10-14m đối với Lồ ô. Đây được xem là một tiềm năng để phát triển những nghề đan lát và sản xuất đũa. Độ che phủ của tán lớn thường từ 70%-90% nên độ che phủ mặt đất thấp từ 10-25%. Ngoài diện tích rừng thuần loài, còn có diện tích rừng tre nứa, lồ ô hỗn giao với các loài cây gỗ chịu hạn hoặc xen kẻ với đám rừng gỗ, tre, (trạng thái IIIA +L: trạng thái IIIA xen lồ ô) chiếm diện tích khá lớn. Đặc

biệt trong số diện tích này có những vạt rừng Dầu trà ben với chiều cao từ 14-16m, đường kính D1,3 xấp xỉ 24cm, đại diện cho kiểu rừng thưa cây họ dầu. Điều này đã làm tăng tính đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu.

Diện tích trảng cỏ cây bụi tái sinh họăc thứ sinh (Ia, Ib, Ic) chiếm diện tích khá lớn trong vùng đệm, phát triển trên đất vàng nhạt tầng đất mỏng. Những loài cây gỗ thường xuất hiện là : Cơ nia, Tung, Trâm lá nhỏ, Kháo, Quế rừng, Thành ngạnh. Nếu được khoanh nuôi và bảo vệ tốt thì khả năng tái sinh, phục hồi rừng rất dễ xảy ra.

3.1.4.2.2- Khu hệ động vật :

Khu hệ động vật ở đây nằm trong vùng động vật địa lý nam trường sơn và có quan hệ gần gũi với khu hệ động vật ấn Độ-Malaixia vì thế chúng rất phong phú và đa dạng về thành phần loài. Đặc biệt khu hệ động vật ở đây thể hiện tính đặc hữu cao, nhất là đối với lớp chim [31].

Bảng3.7 :Tài nguyên động vật

Lớp Số loài Giống Họ Bộ Có trong sách đỏ Chim 203 123 46 13 16 loài

Thú 46 41 21 8 17

Bò sát 29 25 11 2 11

Lưỡng cư 16 7 3 1 11

Tổng 294 196 81 24 45 loài

Có nhiều tác giả cho rằng các vùng đặc hữu chim cũng chính là các điểm nóng đối với việc đa dạng sinh học trên toàn cầu. Và có 80% thức ăn của chim là côn trùng, mỗi loài côn trùng thích nghi trong mỗi kiểu rừng và loài cây chủ nhất định. Vì thế tính đa dạng sinh học và chim biểu thị cho tính đa dạng sinh học về thực vật. Song trong thực tế những năm gần đây dưới áp lực tác động vào rừng của người dân trong vùng đệm thì số lượng cá thể loài bị giảm sút nghiêm trọng bởi việc săn, bắt bẩy chim để phục vụ nhu cầu thực phẩm và thương mại. Những điều đó đã gây không ít khó khăn cho cán bộ công nhân viên VQG Chư Yang Sin và cán bộ lâm nghiệp trong huyện Krông Bông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm vườn quốc gia chư yang sin krông bông đắk lắk​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)