Hiện trạng quản lý hồ đập ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 33 - 36)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Hiện trạng quản lý hồ đập ở nước ta

Theo Báo cáo của TCTL năm 2014, cả nước có 6.704 hồ chứa nước thủy lợi, đảm bảo cấp nước tưới cho 803.130 ha đất canh tác. Trong đó, dung tích từ 1,0 ÷ 3,0 triệu m3 có 459 hồ, dung tích từ 0,2 ÷ 1,0 triệu m3 có 1.752 hồ, dung tích trữ nhỏ hơn 0,2 triệu m3

có 4.182. Như vậy, tổng số các hồ chứa có dung tích từ 3 triệu m3 trở xuống là 6.393 hồ chiếm tỷ lệ 95,4% tổng số hồ chứa thủy lợi, các hồ này phần lớn tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc (2.338 hồ, chiếm 98,6% tổng số hồ chứa của vùng), các tỉnh miền Trung (2.070 hồ, chiếm 94,2% tổng số hồ của vùng) và Tây Nguyên (1.009 hồ, chiếm 95,5% tổng số hồ của vùng) [8].

Các mô hình tổ chức quản lý hồ chứa ở nước ta rất đa dạng về loại hình và quy mô. Hồ đập vừa được xem là công trình thủy lợi nội đồng thời vừa là công trình phòng chống thiên tai do vậy các các mô hình tổ chức quản lý an toàn hồ đập có thể được chia làm 2 nhóm chủ yếu là:

- Mô hình tổ chức quản lý khai thác, bảo vệ công trình

- Mô hình quản lý rủi ro thiên tai hồ đập. Trong đó mỗi loại mô hình, mỗi địa phương lại có cách tổ chức vận hành khác nhau phụ thuộc vào nhận thức, mức độ quan tâm của chính quyền địa phương và người dân.

Hiện nay các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý 896/6.648 hồ (chiếm khoảng 13% tổng số hồ thủy lợi). Các hồ chứa do các công ty quản lý, có cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp quản lý, vận hành và kinh phí để duy tu, sửa chữa khi công trình bị xuống cấp; công tác phòng chống lụt bão được quan tâm nên hồ được bảo đảm an toàn, ít xẩy ra vỡ đập. Theo các tài liệu thu thập trong quá trình điều tra khảo sát chi tiết tại 5 tỉnh khu vực Trung Bộ và các tài liệu liên quan đến công tác quản lý vận hành an toàn hồ chứa. Các tổ chức dùng nước /HTX quản lý trên 80% số lượng công trình hồ chứa trong đó chủ yếu là các hồ chứa nhỏ, độc lập, có diện tích phục vụ hạn chế.

Trong thời gian qua nhiều hồ chứa có quy mô vừa và nhỏ đã bị vỡ gây thiệt hại đáng kể tới người, tài sản của nhân dân: năm 1978 tại Nghệ An vỡ đập hồ Quán Hài (4,6 triệu m3), hồ Đồn Húng (3,9 triệu m3) làm 14 người chết; năm 1986 tại Khánh Hòa vỡ đập hồ Suối hành (7,34 triệu m3); năm 1989 vỡ đập hồ Am Chúa (2,97 triệu m3) sau khi xử lý năm 1992 hồ lại tiếp tục vỡ; năm 2009 tại Hà Tĩnh vỡ Đập Z20 (0,30 triệu m3); năm 2010 vỡ đập hồ Khe Mơ (0,70 triệu m3), đập Trứng (0,20 triệu m3); năm 2010 tại Quảng Bình vỡ đập hồ Cây Tắt (0,70 triệu m3), Khe Cày (0,30 triệu m3), tại Ninh Thuận vỡ đập hồ Phước Trung (2,34 triệu m3), năm 2011 vỡ đập hồ Khe Làng, hồ 271 tỉnh Nghệ An; năm 2012 vỡ đập ở Tây nguyên thấm mạnh qua mang cống Hồ Lim đe dọa vỡ đập; năm 2013 vỡ đập hồ Tây nguyên (Lâm Đồng), vỡ đập hồ Thung Cối (Thanh Hóa), vỡ đập hồ Phân Lân (Vĩnh phúc); năm 2014 vỡ đập phụ hồ chứa đầm Hà động, tỉnh Quang Ninh v.v… Các hồ bị vỡ do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do chất lượng thi công không bảo đảm, mưa lũ quá lớn về mùa mưa và ít về mùa khô, không đủ kinh phí để sửa chứa nâng cấp đặc biệt là công tác quản lý vận hành yếu kém[8].

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ KHAI THÁC HỒ ĐẬP NHỎ VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Vùng miền núi phía Bắc nằm trên vùng lãnh thổ phía Bắc của nước ta, trải rộng từ biên giời phía Tây tới bờ biển Đông có diện tích tự nhiên khoảng 101,4 nghìn km2. Toàn vùng có 14 tỉnh bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Tổng số dân trên địa bàn là 101437,8 người, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người gồm hơn 30 dân tộc, trong đó những dân tộc chính như : Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông... Nhìn chung tốc độ phát triển kinh tế của vùng là chậm nhưng tỉ lệ tăng dân số lại ở mức cao. Do tập trung nhiều vùng dân tộc khác nhau, lại chủ yếu sống ở vùng núi nên mật độ dân số giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn.

Hình 2.1 Các tỉnh khu vực MNPB

Tổng diện tích đất tự nhiên ở khu vực là 9.520,0 nghìn ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 2.123,4 nghìn ha chỉ chiếm khoảng 22,3% diện tích. Đất dốc là đặc trưng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ đất có độ dốc trên 250 chiếm 87,5% (vùng Tây Bắc) đến 68,8% (vùng Đông Bắc) gây khó khăn lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và dân cư trong vùng.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng khoảng hơn 1,305 triệu ha đất (chiếm gần 13 % tổng diện tích tự nhiên). Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất cây hàng năm chiếm 75 % (979,3 nghìn ha), đất cây lâu năm chiếm 11,57 % (151 nghìn ha), đất vườn tạp chiếm 9,7% (127,1 nghìn ha), còn lại là đất cỏ dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Trong số các loại hình công trình thủy lợi cấp nước tưới vùng MNPB thì hồ chứa có mức bảo đảm cấp nước tốt hơn, hầu như không phải chi phí về năng lượng cho công tác quản lý vận hành và có điều kiện gia tăng nguồn thu phục vụ quản lý khai thác như nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ… Chính vì vậy, để đảm bảo cơ sở thực tiễn, công tác đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác là cơ sở thực tiễn để đề xuất được các mô hình và giải pháp xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập ở vùng MNPB nói riêng và các vùng khác trên toàn quốc nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)