Cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng, quản lý hồ đập nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 99 - 101)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng, quản lý hồ đập nhỏ

3.3.1.1. Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng hồ đập nhỏ

Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí xây dựng hoặc một phần kinh phí xây dựng công trình nhằm đáp ứng các dịch vụ công ích tưới và cấp nước nông thôn. Nhà nước không hỗ trợ trực tiếp bằng tiền để xây dựng các công trình khai thác dịch vụ ngoài công ích như du lịch lòng hồ, nhà hàng, trồng cây vùng không ngập và vùng bán ngập, nuôi cá và thủy sản mặt hồ, khai thác đất, cát lòng hồ...

Tổ chức thủy lợi cơ sở sẽ là đại diện của cộng đồng nhận các chính sách hỗ trợ của nhà nước để thực hiện làm chủ đầu tư từ giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành hồ đập nhỏ sau xây dựng. Đồng thời có trách nhiệm huy động sự đóng góp, hình thức đóng góp (tiền mặt, ngày công, đất đai...) của cộng đồng người hưởng lợi theo quyết định phê duyệt dự án.

Đối với phần vốn từ hỗ trợ ngân sách, tổ chức thủy lợi cơ sở có thể tự thực hiện hoặc thuê tư vấn để thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hạng mục công trình đầu tư: Là đầu mối hồ đập nhỏ theo các khái niệm hiện hành và bao gồm cả hệ thống kênh mương, không phân biệt đầu tư xây dựng mới hay nâng cấp. Phần góp vốn của cộng đồng để đầu tư xây dựng thì tổ chức thủy lợi cơ sở thay mặt cộng đồng để làm chủ sở hữu. Phần vốn này có thể được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng thuận của cộng đồng theo điều lệ tổ chức và hoạt động được cấp có thẩm quyền công nhận. Mức độ, quy mô hạng mục công trình cộng đồng tham gia đóng góp đầu tư: không giới hạn và đáp ứng các quy định của pháp luật.

Khả năng đóng góp của cộng đồng: Không quy định trần đóng góp tối đa mà sẽ quy định trần đóng góp tối thiểu theo chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng CTTL nhỏ hiện hành của nhà nước. Như phân tích ở trên, mức góp tối thiểu theo suất vốn đầu tư của cộng đồng tương ứng 10% TMĐT hoặc tương đương khoảng 10 triệu đ/ha để tưới nông nghiệp.

3.3.1.2. Đề xuất cơ chế chính sách quản lý khai thác hồ đập nhỏ

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý khai thác hồ đập nhỏ vùng MNPB, đề xuất một số cơ chế chính sách thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, trong đó có công trình hồ đập nhỏ

a. Yêu cầu đối với tổ chức thủy lợi cơ sở

Theo Luật thủy lợi “Tổ chức thủy lợi cơ sở” là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Các tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi của người sử dụng nước.

Mục tiêu của việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở là nhằm đảm bảo công trình thủy lợi, đặc biệt cấp xã, thôn có chủ quản lý thực sự; phát huy vai trò chủ thể của người sử dụng nước tham gia vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình nhằm bảo vệ để quản lý kha thác công trình hiệu quả, bền vững.

* Một số yêu cầu đối với tổ chức thủy lợi cơ sở:

+ Việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do đa số người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của tổ chức thủy lợi cơ sở quyết định loại hình tổ chức (hợp tác xã hoặc tổ hợp tác) và phương thức quản lý.

+ Tổ chức thủy lợi cơ sở chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, được hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn về thủy lợi và của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi.

+ Điều lệ hoặc quy chế của tổ chức thủy lợi cơ sở phải được thông qua tại đại hội thành viên và được chính quyền cấp xã xác nhận;

+ Ban quản lý của tổ chức thủy lợi cơ sở do người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bầu cử dân chủ;

+Toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở

+ Tự chủ tài chính cho các hoạt động quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi

b. Thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở:

+ Đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác có dịch vụ thủy lợi đang hoạt động phải củng cố tổ chức bộ máy quản lý, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ như đề xuất mô hình cộng đồng quản lý khai thác hồ đập nhỏ.

+ Các Ban quản lý thủy nông, Ban Thủy lợi xã quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đang hoạt động với hình thức lãnh đạo, cán bộ xã kiêm nhiệm thì phải chuyển đổi sang loại hình hợp tác xã hoặc tổ hợp tác.

Các đề xuất về thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở là cơ sở để tham gia đóng góp cho Bộ ban hành Thông tư 05 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thủy lợi (5/2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)