Thực trạng quản lý và xã hội hóa quản lý hồ đập nhỏ vùng MNPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 57 - 65)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng quản lý và xã hội hóa quản lý hồ đập nhỏ vùng MNPB

2.2.2.1. Số lượng loại hình tổ chức quản lý hồ đập nhỏ

Kết quả khảo sát (Bảng 2.15) cho thấy, trong số 2.129 hồ đập nhỏ có dung tích dưới 0,5 triệu m3 vùng MNPB thì đối tượng quản lý bao gồm cả các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi và các tổ chức cơ sở. Trong đó, các Công ty quản lý khoảng 14,2% và các tổ chức cộng đồng quản lý 85,8% trên tổng số hồ chứa nhỏ.

Bảng 2.15. Thực trạng phân cấp quản lý công trình hồ đập nhỏ vùng MBNPB

TT Tỉnh

Tổng số hồ chứa

(hồ)

Quản lý hồ chứa dung tích <0,5 triệu m3

Tổng số hồ Công ty quản lý Tổ chức cơ sở Tỷ lệ công ty quản lý Các tổ chức khác 1 Lai Châu 3 1 0 1 0,0% 100% 2 Sơn La 102 86 0 86 0,0% 100% 3 Điện Biên 15 2 0 2 0,0% 100% 4 Hòa bình 522 390 55 335 10,5% 86% 5 Yên Bái 154 117 66 51 42,9% 44% 6 Phú Thọ 218 179 0 179 0,0% 100% 7 Tuyên Quang 492 473 0 473 0,0% 100% 8 Hà Giang 50 30 0 30 0,0% 100% 9 Lào Cai 101 95 0 95 0,0% 100% 10 Bắc Giang 422 370 31 339 7,3% 92% 11 Thái Nguyên 285 268 19 249 6,7% 93% 12 Bắc kạn 31 29 29 0 93,5% 0% 13 Cao Bằng 18 9 0 9 0,0% 100% 14 Lạng Sơn 120 80 12 68 10,0% 85% Tổng cộng 2533 2129 212 1708 14,2% 85,8%

Nguồn: Trung tâm PIM, 2016

Ngoài ra, các hồ chứa có qui mô dưới 0,5 triệu m3, kết quả khảo sát chi tiết tại 3 tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang và Hòa Bình các tổ chức cộng đồng đều tham gia quản lý công trình hồ đập có qui mô lớn hơn loại hình này (Bảng 2.16).

Bảng 2.16. Hồ chứa có dung tích trên 0,5 triệu m3 do cộng đồng quản lý

Loại hồ chứa Tuyên Quang Lào Cai Hòa Bình

(hồ) (hồ) (hồ) Dung tích từ 3 đến 10 triệu m3 0 0 0 Dung tích từ 1 đến dưới 3 triệu m3 6 0 4 Dung tích từ 0,5 đến dưới 1 triệu m3 10 1 17

Nguồn: Trung tâm PIM 2017

* Các tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện phân cấp quản lý hồ đập nhỏ

Từ thực trạng quản lý công trình hồ đập nhỏ cho thấy, việc quản lý khai thác công trình đều có những vấn đề tồn tại riêng kể cả ở hình thức đơn vị cấp tỉnh quản lý và đơn vị cơ sở quản lý. Cụ thể:

- Đối với đơn vị cấp tỉnh:

+ Có thuận lợi về mặt chuyên môn, kỹ thuật trong xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án quản lý khai thác và bảo vệ công trình nhưng lại hạn chế về nguồn kinh phí thực hiện. Do toàn bộ kinh phí phục vụ quản lý khai thác công trình trông chờ vào cấp bù thủy lợi phí từ ngân sách nhà nước. Trong đó, kinh phí cấp bù chỉ thuần túy dựa trên diện tích tưới và loại cây trồng thuộc phạm vi công trình phụ trách mà chưa xét đến số lượng nhân lực phục vụ quản lý vận hành, chi phí đi lại quản lý và các chi phí cho phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn công trình. Chính vì vậy, tại nhiều công trình hồ chứa nhỏ, Công ty phải thuê khoán nhân công ngoài công ty để thực hiện vận hành, trông coi, bảo vệ công trình.

- Đối với đơn vị cấp cơ sở:

+ Có thuận lợi về nguồn nhân lực tại chỗ, kết nối thuận lợi với các hộ sử dụng nước nhưng lại ít được đào tạo, hỗ trợ thường xuyên;

2.2.2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức quản lý hồ đập nhỏ

Các hình thức tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, hồ đập ở vùng MNPB bao gồm:

+ Tổ hợp tác;

+ Ban quản lý công trình thủy lợi cơ sở;

+ Ban thủy lợi xã và tổ hợp tác;

+ Ban quản lý thủy nông

Đặc điểm các hình thức tổ chức cơ sở ở một số tỉnh khảo sát chi tiết như sau:

Bảng 2.17. Đặc điểm một số mô hình tổ chức cơ sở quản lý công trình thủy lợi, hồ đập

TT Nội dung HTX THT BQL thủy lợi xã và tổ hợp tác

Ban quản lý thủy lợi cơ sở 1 Tư cách pháp lý Dấu, tài

khoản riêng Không có dấu, tài khoản riêng Không có dấu, tài khoản riêng

2 Phạm vi dịch vụ Đa dịch vụ 1 dịch vụ 1 dịch vụ 1 dịch vụ 3 Số lượng thành viên

quản lý điều hành, hành chính (người)

5 1 4 4

4 Diện tích/ thủy nông

viên (ha/người) 43,2 33 42,67 44 5 Vận hành, bảo

dưỡng công trình Hợp đồng Tự thực hiện

Hợp đồng và tự thực hiện

Hợp đồng và tự thực hiện 6 Quản lý an toàn đập HTX UBND xã UBND xã Ban

Nguồn: Trung tâm PIM, 2017 2.2.2.3. Các mô hình tổ chức quản lý hồ đập nhỏ:

a) Hợp tác xã/Ban quản lý công trình thủy lợi cơ sở (Tuyên Quang)

Loại mô hình này phổ biến ở Tuyên Quang….với tên gọi là Ban quản lý công trình thủy lợi (Ban cơ sở). Trong đó, ban cơ sở do UBND cấp xã ra quyết định thành lập. Các ban này đều có con dấu, tài khoản riêng và hạch toán độc lập. Phạm vi quản lý CTTL theo qui mô toàn xã.

Việc hình thành các ban này ở Tuyên Quang phần lớn dựa trên các HTXNN hiện có. Trong đó Trưởng ban QLCTTL cơ sở cũng đồng thời là Giám đốc của HTX. Mỗi ban bao gồm 4 thành viên (Trưởng ban, cán bộ kỹ thuật, kế toán và thủ quĩ) đều là các thành viên của HTX kiêm nhiệm các chức danh trong ban này.

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý công trình thủy lợi Tuyên Quang

Hoạt động dịch vụ thủy lợi được hạch toán độc lập với các dịch vụ khác của HTX.

Trưởng ban là người đại diện cho tổ chức, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung và ký kết các hợp đồng giao dịch với các tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài.

Mối quan hệ với Ban quản lý CTTL Tuyên Quang theo hợp đồng dịch vụ tưới dựa trên diện tích các công trình mà đơn vị quản lý. Thời hạn hợp đồng dịch vụ là 1 năm.

Các tổ thủy nông và vận hành cống điều tiết không phải là bộ phận của tổ chức mà chỉ thực hiện theo cơ chế hợp đồng dịch vụ điều tiết nước với thời hạn dịch vụ là 1 năm.

Hộ sử dụng nước Ban QLCTTL cơ sở Cá nhân vận hành cống UBND xã HTX NN Tổ thủy nông vận hành kênh mương Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ Hồ chứa Kênh mương Ban QLCTTL Tuyên Quang

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Quan hệ hợp đồng

Cách thức tổ chức quản lý vận hành và bảo dưỡng tại các địa phương được thực hiện khác nhau. Do thể chế tổ chức và các qui định riêng của từng địa phương. Cách thức tổ chức tại các địa phương như sau:

Toàn bộ công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên do Ban quản lý CTTL xã chủ trì thực hiện. Về cơ bản các nội dung này đều có tính chất thuê ngoài dựa trên kinh phí được chia sẻ từ cấp bù thủy lợi phí, phí thủy lợi nội đồng và nguồn thu từ dịch vụ cho thuê mặt hồ nuôi trồng thủy sản. Trong đó:

+ Ban quản lý cơ sở ký hợp đồng dịch vụ tưới tiêu với Ban quản lý CTTL Tuyên Quang theo diện tích tưới tiêu mà các công trình trên địa bàn phụ trách. Vai trò của Ban cơ sở được xác định là chủ sở hữu công trình.

+ Các hoạt động quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng do ban cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện để đáp ứng được yêu cầu về hợp đồng dịch vụ giữa Ban cơ sở và Ban tỉnh. + Hoạt động vận hành cống điều tiết đầu mối được thực hiện theo hợp đồng giao khoán giữa Ban quản lý và cá nhân thực hiện điều tiết nước. Số lượng thành viên này mỗi người quản lý một hồ đập. Thời hạn hợp đồng giao khoán. Cá nhân làm nhiệm vụ điều tiết nước sẽ cùng với Ban quản lý thực hiện công tác bảo vệ công trình đập đầu mối;

+ Hoạt động điều tiết nước trên các tuyến kênh được thực hiện theo hình thức hợp đồng giữa Ban quản lý và các tổ thủy nông của các thôn, xóm. Thời hạn hợp đồng được tính với khoảng thời gian 1 năm. Các tổ thủy nông này sẽ cùng với ban quản lý tham gia thực hiện công tác bảo vệ kênh mương.

+ Hoạt động duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa nhỏ do Ban cơ sở chịu trách nhiệm. Các hoạt động này chủ yếu do Ban cơ sở thuê khoán bên ngoài theo khối lượng và tính chất công việc;

+ Hoạt động sửa chữa lớn hoặc sửa chữa các công trình thiết yếu được Ban quản lý CTTL Tuyên Quang thực hiện. Có nhiều nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, đối với kinh phí từ cấp bù thủy lợi phí sẽ do Ban quản lý tỉnh thực hiện dựa trên các đề xuất của các ban cơ sở và kết quả khảo sát, đánh giá, tổng hợp và cân đối nguồn kinh phí từ phần trăm kinh phí cấp bù thủy lợi phí theo qui định của UBND tỉnh;

Loại mô hình này phổ biến ở tỉnh Lào Cai (hình 2.3), việc thành lập các mô hình tổ chức này do UBND xã ra quyết định thành lập. Cơ cấu tổ bao gồm ban quản lý và tổ thủy nông. Số lượng thành viên trong Ban quản lý có từ 3-4 thành viên do cán bộ xã kiêm nhiệm (Lãnh đạo UBND xã, cán bộ thủy lợi, địa chính và kế toán xã) do phó chủ tịch UBND xã đảm nhiệm chức trưởng ban.

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Quan hệ hợp đồng

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý thủy lợi xã ở Lào Cai

Các tổ thủy nông là một bộ phận của ban quản lý thủy lợi, tùy theo diện tích tưới và chiều dài kênh mương mỗi tổ thủy nông có từ 1-5 người. Sự khác nhau giữa mô hình tổ chức ở xã có HTX và xã không có HTX đó là: Đối với xã có HTX thì các thành viên tổ thủy nông đều là HTX. Trong khi đó, ở xã không có HTX thì các tổ thủy nông được hình thành theo tính chất thôn bản và cụm công trình.

Khác với tỉnh Tuyên Quang, cách thức tổ chức quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng ở Lào Cai có nhiều điểm khác biệt. Trong đó, UBND xã được xác định là chủ sở hữu công trình. Công tác quản lý điều hành do Ban quản lý thủy lợi xã thực hiện (do cán bộ xã kiêm nhiệm).

UBND xã

Hộ sử dụng nước Ban quản lý thủy lợi xã

Hồ 1, 2, 3 Hợp đồng vận hành, duy tu bảo

dưỡng

+ Ban quản lý chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi trên địa bàn toàn xã.

+ Công tác vận hành điều tiết nước ở hồ đập và kênh mương do các tổ thủy nông theo các thôn, xóm thực hiện. Tuy nhiên, cũng có hồ chứa do người nuôi cá ở hồ trực tiếp thực hiện;

+ Công tác vận hành điều tiết nước trên kênh tưới do các tổ thủy nông thực hiện; + Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình do cả Ban quản lý thủy lợi xã và các tổ thủy nông cùng thực hiện dựa trên tỷ lệ kinh phí do Ban xã quản lý và các tổ thủy nông quản lý;

c) Tổ hợp tác

Loại mô hình này phổ biến tại tỉnh Hòa Bình, các tổ chức dùng nước ở giai đoạn bước đầu của quá trình thành lập và đi vào hoạt động từ 1-3 năm. Các tổ này do UBND xã ra quyết định công nhận. Cơ cấu tổ chức bao gồm tổ trưởng, kế toán, thủ quĩ và các tổ viên.

Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác có tính chất toàn xã. Hiện nay, các THT này mới chỉ hoạt động theo dịch vụ điều tiết nước theo hợp đồng dịch vụ với phòng NN&PTNT. Tổ chức không có con dấu và tài khoản riêng. Các hoạt động giao dịch với bên ngoài sẽ được UBND xã chứng thực

d) Công ty quản lý hồ đập nhỏ:

Trong 3 tỉnh điều tra chỉ có tỉnh Hòa Bình là có công ty KTCTTL và Công ty cũng tham gia quản lý hồ đập nhỏ trên địa bàn các huyện. Mô hình tổ chức quản lý thể hiện ở 2 cấp đó là ở cấp tỉnh và cấp huyện (bao gồm 11 xí nghiệp). Tổng số cán bộ của công ty là 210 người trong đó cán bộ ở các xí nghiệp là 185 người. Số lượng bình quân mỗi xí nghiệp là 16 người. Dưới các xí nghiệp có các tổ quản lý công trình theo từng cụm xã. Công tác vận hành điều tiết nước hiện nay ở các hồ đập nhỏ chủ yếu là do các tổ hợp tác dùng nước đảm nhiệm.

Đối với mô hình công ty quản lý hồ đập nhỏ, vấn đề bất cập hiện nay đó là số lượng nhân lực của các xí nghiệp hạn chế trong khi chịu trách nhiệm quản lý nhiều công trình có địa bàn xa và đi lại khó khăn cho nên không đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên công trình. Hoạt động điều tiết nước ở các hồ đập gần như được thực hiện bởi

các tổ hợp tác và không có hợp đồng giao khoán và cơ chế chia sẻ tài chính rõ ràng. Trong khi đó, các hồ đập do cấp huyện quản lý được hưởng 20% kinh phí từ nguồn cấp bù TLP nên đã phát sinh các vấn đề mâu thuẫn.

2.2.2.4. Các chỉ số đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức:

Bảng 2.18. Kết quả đánh giá một số chỉ số hoạt động của tổ chức

TT Hạng mục Đơn vị

LÀO CAI TUYÊN QUANG

Trung bình Võ Lao Văn Sơn Khánh Yên Trung Kim Phú Trung Môn Tràng Đà I Đặc điểm tổ chức 1 Diện tích tưới ha 1244,58 257,28 516,89 673,23 297,995 137,195 521,20 2 Số lượng thành

viên quản lý người 3 3 3 4 4 4 3,50

3 Số lượng thủy

nông viên người 28 10 10 22 10 6

14,33

II Nguồn thu Triệu 431,99 114,43 154,3 565,38 255,86 141,51 277,25

1 Cấp bù thủy lợi phí Triệu 431,99 114,43 154,3 537,38 237,86 109,51 264,25 2 Thu khác Triệu 0 0 0 28 18 32 13,00 III Chi phí 431,99 114,43 154,3 556,12 255,86 141,51 275,70 1 Quản lý, điều hành Triệu 11,62 8,83 11,62 128,52 52 41 42,27 2 Vận hành, duy

tu, bảo dưỡng Triệu 310,39 77,95 105,39 427,6 203,86 100,51 204,28

3 Sửa chữa nhỏ Triệu 109,98 27,65 37,29 18 32 44,98

IV Phân tích các chỉ số 1 Diện tích tưới/thủy nông viên ha/người 44,45 25,73 51,69 30,6 29,8 22,87 34,19 2 Mức chi cho BQL Nghìn đồng/ha 2,7% 7,7% 7,5% 23,1% 20,3% 29,0% 15,1% 3 Mức chi quản lý, vận hành, bảo dưỡng Nghìn đồng/ha 71,9% 68,1% 68,3% 76,9% 79,7% 71,0% 72,6% 4 Mức chi cho sửa chữa nhỏ Nghìn đồng/ha 25,5% 24,2% 24,2% 0,0% 7,0% 22,6% 17,2%

Nguồn: Trung tâm PIM, 2017

Qua bảng trên ta thấy:

+ Bình quân diện tích quản lý tưới của 1 thủy nông viên là 34,19ha/người/năm. Nếu tính trên diện tích đất sản xuất được tưới là 17,1ha/thủy nông viên.

+ Mức chi cho công tác quản lý điều hành bình quân là 15,1% tổng kinh phí, mức dao động từ 2,7-29%. Một điểm đáng lưu ý đó là đối với tỉnh Tuyên Quang cao hơn hẳn so với mức chi phí ở tỉnh Lào Cai. Cụ thể ở Tuyên Quang dao động từ 20,3-29% tổng số kinh phí. Trong khi đó ở Lào Cai tỷ lệ này chỉ từ 2,7-7,7%.

+ Tỷ lệ chi phí cho công tác duy tu bảo dưỡng bình quân đạt 72,6% tổng nguồn thu. + Mức chi phí cho sửa chữa nhỏ bình quân đạt 17,2%. Trong đó, ở Lào Cai tỷ lệ này đạt sấp sỉ 25%. Trong khi đó, ở tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ này dao động từ 0-22,26%. Tủy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)