Các mô hình xã hội đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ (các thành phần kinh tế, cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 79 - 92)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Các mô hình xã hội đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ (các thành phần kinh tế, cộng

Công trình tích trữ nước để cấp nước tưới cho diện tích nhỏ hơn 20 ha đối với vùng MNPB.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng, nâng cấp hồ đập nhỏ có khả năng cấp nước tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao, kết hợp với cung cấp nước cho các dịch vụ khác như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch theo hình thức: doanh nghiệp đầu tư, nhà nước hỗ trợ.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hồ đập nhỏ cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp (lúa, rau mầu) theo hình thức: nhà nước hỗ trợ, cộng đồng tham gia đóng góp.

3.2.1. Các mô hình xã hội đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ (các thành phần kinh tế, cộng đồng). cộng đồng).

3.2.1.1. Mô hình Cộng đồng đầu tư, nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình tích trữ nước vùng MNPB

a. Hình thức của mô hình

Tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở đầu tư xây dựng ao hồ nhỏ cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng ao, hồ nhỏ theo phương thức "cộng đồng làm công trình, nhà nước hỗ trợ" có suất đầu tư thấp, hiệu quả cao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Nhà nước hỗ trợ một phần như chi phí thiết kế, kinh phí ca máy để thực hiện đào ao, hồ. Cộng đồng đóng góp công sức, kinh phí, đất đai để xây dựng ao, hồ nhỏ. Tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân tự tổ chức thi công công trình và quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.

b. Tính khả thi của mô hình

Các ao, hồ vảy cá được các nhà khoa học thủy lợi xác định là một trong những giải pháp thủy lợi kinh điển để giải quyết nước tưới. Cây ăn quả là cây trồng cạn, trồng được trên các vùng đất dốc có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, nơi mà không có khả năng xây dựng các hệ thống thủy lợi truyền thống. Về công nghệ, các loại vải HDPE có khả năng chống thấm nước ngày càng sử dụng rộng rãi, và đặc biệt là giá thành ngày càng rẻ. Các hồ này chỉ cần thực hiện những thiết kế đơn giản, đồng thời có khả năng trữ nước theo kiểu phân tán tưới cho những cây trồng cạn là rất hợp lý. Hơn nữa, các loại vải cũng có thể được thi công thành các túi trữ nước mùa mưa để sử dụng cho mùa khô.

Thực tiễn cũng đã có nhiều mô hình người dân làm ao, hồ nhỏ để tưới cho các loại cây ăn quả với quy mô hàng hóa theo hình thức tự phát... Với lợi thế về trồng cây ăn quả, khảo sát tại Tuyên Quang, Hòa Bình cho thấy một số hộ gia đình đã đầu tư xây dựng các ao chứa phục vụ trồng cây ăn quả có qui mô ao chứa trung bình từ 3,0-4,0 nghìn m3 phục vụ tưới cho qui mô hộ diện tích khoảng 1-3 ha. Hiện nay, việc xây dựng các ao chứa này chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của các tỉnh.

Có thể áp dụng rộng rãi ở hầu hết các xã thuộc vùng MNPB bởi vì hiện nay các địa phương đang thực hiện "Mỗi xã một sản phẩm" trong xây dựng nông thôn mới. Sản phẩm từ canh tác nông nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong số các sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn. Để có sản phẩm hàng hóa thì tưới, đặc biệt là tưới công nghệ cao

cần phải áp dụng. Điều đó sẽ tạo nhu cầu cho đầu tư xây dựng ao hồ nhỏ.

Như vậy các mô hình trên hầu hết đều là tự phát, để tạo điểm nhấn cho việc thực hiện XHH cần phát huy, rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm bất cập về cơ chế chính sách đã hạn chế và gây khó khăn cho việc phát triển nhân rộng mô hình xã hội hóa.

Để trở thành phong trào thực hiện xã hội hóa đầu tư công trình tích trữ nước vùng MNPB cần phải có hướng dẫn, giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ thủy lợi nhỏ theo Nghị định 77 của Chính phủ.

Ví dụ: Mô hình thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng ao hồ nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng đã thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích xã hội hóa xây dựng ao hồ nhỏ cho vùng khan hiếm nước. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh có 16.883 ao hồ nhỏ, tưới cho diện tích 41.025ha, mỗi ao hồ nhỏ đảm nhiệm tưới cho 1-3 ha cà phê, hồ tiêu. Năm 2016 tỉnh Lâm Đồng đã đào mới được 552 ao hồ nhỏ với tổng khối lượng hơn 1 triệu m3 tương ứng với kinh phí 12,487 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hỗ trợ là 6,4 tỷ đồng (54,2%), vốn lồng ghép 0,363 tỷ đồng (2,9%), vốn từ người dân 5,46 tỷ đồng (45,8%). Kế hoạch đến năm 2020 tỉnh sẽ đào thêm được 5581 ao, hồ tương ứng với 558,10 ha diện tích mặt nước, phục vụ tưới thêm cho 8371,50 ha, nhu cầu cho nội dung trên dự kiến cần khoảng 125,57 tỷ đồng.

Bảng 3.1.Thông số ao hồ nhỏ tại tỉnh Lâm Đồng

TT Các chỉ tiêu Thông số thực tế

1 Tổng số ao hồ nhỏ được đào theo Đề án/năm 2016 552 2 Dung tích trung bình của 1 ao hồ nhỏ (m3) 2.300 3 Diện tích tưới trung bình do 1 ao hồ nhỏ đảm

nhiệm (ha) 3,3

4 Khối lượng đào trung bình 1 ao, hồ nhỏ(m3) 2.916

5

Kinh phí đầu tư cho 1 ao hồ nhỏ (không tính kèm các chi phí khác như tiền đất... chỉ tính khối lượng đào theo ca máy).

27.398.000đ + Nhà nước Nhà nước: 52,5% + Người dân (nhóm hộ) Người dân: 47,5% 6 Số hộ tham gia thành 1 nhóm đăng ký hỗ trợ

(Trung bình) 3-4

Từ bảng cho thấy trung bình mỗi ao hồ nhỏ có dung tích là hơn 2000 m3, tưới cho diện tích khoảng 3,3 ha; Kinh phí cho đầu tư (chỉ tính ca máy đào) là hơn 27 triệu đồng cấp nước tưới cho một nhóm 3 – 4 hộ gia đình.

c. Quy mô, phạm vi áp dụng:

- Ưu tiên cho vùng cây trồng chủ lực được Bộ hoặc UBND tỉnh công nhận; Phù hợp với tiêu chí xóa đói giảm nghèo; Lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới; Vùng khô hạn, khan hiếm nước.

Các ao, phải kết hợp với điều kiện tự nhiên như nạo vét các ao hồ đã có, tìm những nơi trũng, thấp có khả năng thu trữ nước mùa mưa để mở rộng. Chỉ đào sâu tạo vực trữ nước..., quy mô những ao này có thể lên tới từ 5.000 - 20.000 m3, có thể tưới cho diện tích từ 3-10 ha cây trồng cạn, tối đa có quy mô tưới không quá 20 ha.

Hồ vảy cá: Dung tích trữ cho các ao hồ vảy cả có lót tấm vải HDPE từ 1000-5000 m3

(kích thước hình chữ nhật hoặc hình vuông cạnh dao động từ 20-40m; độ sâu từ 2-3m. Tưới được từ 0,5-3ha cây ăn quả.

d. Các hoạt động đầu tư:

Đào, đắp xây dựng ao, hồ nhỏ, hồ vảy cá, cống tiêu thoát và bảo vệ nguồn nước thu được trong ao để tưới cho cây ăn quả (vùng MNPB).

e. Quy trình, thủ tục thực hiện

Thực hiện Nghị định Số: 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính Phủ về quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Áp dụng đối với cộng đồng đầu tư, nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình tích trữ nước cho vùng MNPB như sau:

* Đối tượng: là tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

* Quy mô hỗ trợ: hồ đập nhỏ tưới dưới 20 ha

* Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước:

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được miễn tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất xây dựng công trình;

- Tổ chức thủy lợi cơ sở đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công.

- Trường hợp cùng thời gian, nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), tổ chức, cá nhân được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.

* Điều kiện hỗ trợ:

- Phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã;

- Công trình tích trữ nước đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 03 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; được tất cả các thành viên hưởng lợi đồng thuận đóng góp phần kinh phí còn lại; tổ chức thủy lợi cơ sở tự quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.

* Nguồn vốn:

- Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan. Ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương.

- Ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương.

* Cơ chế hỗ trợ sau đầu tư: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư: - Khi khối lượng công việc đạt 60%, được giải ngân 50%;

- Khi khối lượng công việc đạt 100%, được giải ngân 100%.

3.2.1.2. Mô hình Doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khai thác công tình hồ chứa nhỏ

a. Hình thức của mô hình

Doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình hồ đập nhỏ để cấp nước tưới cho vùng trồng cây có giá trị kinh tế cao, có thể kết hợp cấp nước cho các dịch vụ khác như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch.

Doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình hồ đập nhỏ được Nhà nước hỗ trợ một phần theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Doanh nghiệp tổ chức thi công công trình và quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.

Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khai thác công trình hồ đập nhỏ là giải pháp huy động nguồn vốn, nguồn lực từ doanh nghiệp tư nhân để thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng quản lý khai thác công trình hồ đập nhỏ, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước

Mô hình doanh nghiệp đầu tư khai thác công trình hồ đập nhỏ đã hình thành ở một số địa phương vùng MNPB, Tây nguyên, đang hình thành một số nơi ở miền Trung. Ở miền Bắc mô hình doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ là chưa nhiều, nhưng đã có một số hồ đập nhỏ do tư nhân đầu tư đã cấp nước tưới cho các khu vườn trồng cây ăn quả (cam, quýt) ở tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang.

Ví dụ mô hình doanh nghiệp tư nhân Hoàng Lan đầu tư tưới chuối ở Lào Cai để có có sở thực tiễn về tính khả thi của mô hình này. Công ty tự đầu tư 100% vốn ( 4 tỷ đồng) xây dựng hệ thống tưới chuối cho hơn 200 ha chuối tại Huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai bao gồm: 02 công trình đầu mối là hồ chứa nhỏ dung khoảng 30.000 m3 và 01 đập thu nước trực tiếp từ suối; 04 máy bơm điện cột nước cao công suất 38-75m3/h bơm lên hệ thống 08 bể chứa bố trí tại các điểm khống chế cao độ trong vùng trồng chuối. Dung tích mỗi bể chứa từ 4.000 – 5.000 m3, mỗi bể phụ trách từ 20-30ha. Từ khi có hệ thống tưới 200 ha chuối tại Bảo Thắng cho quả đều đặn, năng suất trung bình 30 tấn trên mỗi ha mỗi vụ mang lại thu nhập ổn định cho người trồng từ 150 đến 200 triệu đồng mỗi năm[9]. Mặc dù có chính sách hỗ trợ như được vay tín dụng, được ưu đãi giao đất... nhưng các thủ tục còn phức tạp nên doanh nghiệp tự làm để kịp đáp ứng nhu cầu nước tưới mà chưa nhận được sự hỗ trợ của tỉnh.

Việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác công trình hồ đập nhỏ sẽ đem lại hiệu quả trước hết thuộc về xã hội, khai thác hợp lý tài nguyên nước để phát triển nông nghiệp. Lợi ích trực tiếp đầu tiên thuộc về các doanh nghiệp, tiếp theo là các hộ gia đình tham gia vào chuỗi sản xuất do doanh nghiệp tổ chức và tìm đầu ra cho sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp tha gia đầu tư khai thác công trình hồ đập nhỏ sẽ tạo ra bước đột phá để thay đổi cơ chế xác định chủ đầu tư các dự án hồ đập nhỏ so với cơ chế từ trước đến nay. Khi đó, chủ đầu tư không phải là cơ quan nhà nước (UBND các cấp hoặc cơ quan quản lý nhà nước được ủy quyền. Đồng thời cũng đổi mới, đột phá trong tư duy quản lý khai thác các hồ đập nhỏ hiện tại, phù hợp với xu hướng tăng cường vai trò của khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia vào XHH các hoạt động thủy lợi theo tinh thần Luật thủy lợi.

Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng,... nhận diện là không hấp dẫn các nhà đầu tư như những lĩnh vực khác do xác suất rủi ro khá cao bởi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, lượng vốn đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm, do đó các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khai thác công trình hồ đập nhỏ và nhận được hỗ trợ của nhà nước theo Nghị định 57 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

c. Quy mô, phạm vi áp dụng

Các loại hồ, đập nhỏ phục vụ đa mục tiêu, cấp nước tưới nông nghiệp, tưới cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch...

d. Các hoạt động đầu tư:

- Nâng cấp, xây mới, xây bổ sung để hình thành công trình hồ đập nhỏ cấp nước tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc kết hợp cung cấp nước cho các dịch vụ khác như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch...Tuy nhiên, xây mới sẽ khó vì rất nhiều lý do, do vậy nên tập trung vào nâng cấp, xây bổ sung để hình thành công trình hồ đập nhỏ.

- Thường thì các hồ đập nhỏ làm nhiệm vụ tích trữ nước và cần xây dựng các trạm bơm để cấp nước cho khu tưới hoặc các dịch vụ khác.

- Doanh nghiệp có thể vừa đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình hồ đập nhỏ vừa đầu tư tích tụ đất đai để phát triển trồng cây trồng có giá tri kinh tế cao như cây ăn quả (cam, bưởi, chuối).

- Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ, quản lý khai thác để thực hiện dịch vụ cung cấp nước cho vùng trồng cây có giá tri kinh tế cao, hoặc để cung cấp nước cho vùng trồng cây có giá trị cao trên diện tích do doanh nghiệp thuê, tích tụ ruộng đất các dịch vụ khác

e. Quy trình thủ tục đầu tư

Theo hướng dẫn thực hiện chính sách Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khi doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình hồ đập nhỏ như sau:

* Đối tượng: là nhà đầu tư (doanh nghiệp) được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật, đầu tư vào vùng nông thôn. Nghị định này đã quy định rõ Doanh nghiệp có dự án xây dựng công trình thủy lợi, trong đó có công trình hồ đập nhỏ được hưởng lợi từ chính sách này.

* Chính sách ưu đãi:

- Ưu đãi về đất đai: được nhà nước giao đất; được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước.

- Hỗ trợ đầu tư: công trình thủy lợi làm dịch vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 79 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)