Các mô hình xã hội quản lý hồ đập nhỏ (doanh nghiệp, tư nhân, cộng đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 92 - 99)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Các mô hình xã hội quản lý hồ đập nhỏ (doanh nghiệp, tư nhân, cộng đồng)

3.2.2.1 Mô hình Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, trong đó có công trình hồ đập nhỏ

a. Hình thức của mô hình

Đây là hình thức chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý. Bởi vì hiện nay hầu hết các địa phương đã thực hiện phân cấp, chuyển giao quản lý công trình thủy lợi nhỏ cho tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý. Tuy nhiên ở vùng MNPB các công ty khai thác công trình thủy lợi đang quản lý 14,2% tổng số hồ chứa nhỏ.

Các công trình hồ đập nhỏ hiện do các công ty, trung tâm khai thác thủy lợi cần chuyển giao cho tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý.

b. Tính khả thi của mô hình

Các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng có vai trò hết sức quan trọng trọng việc quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Thực hiện quản lý tưới có sự tham gia (PIM) dưới hình thức các tổ chức thủy lợi cơ sở là hình thức XHH phổ biến trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Kết quả điều tra tại vùng MNPB cho thấy các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng tồn tại theo nhiều loại hình, thể hiện tính đa dạng theo điều kiện kinh tế, xã hội, đặc thù và quy mô công trình thủy lợi của từng vùng. Ở vùng MNPB, còn 8,36% công trình thủy lợi nhỏ do công ty, hay các Ban quản lý thủy nông quản lý. Các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng có vai trò hết sức quan trọng trọng việc quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên còn nhiều tổ chức được thành lập mang tính hình thức, hoạt động hiệu quả còn thấp, thiếu bền vững. Các tổ chức quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, trong đó có công trình hồ đập nhỏ cần được thành lập, củng cố theo Luật thủy lợi để nâng cao hiệu quả quản lý khai công trình thủy lợi nhỏ, trong đó có công trình hồ đập nhỏ.

c. Loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở

* Hợp tác xã:

Mô hình HTX quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, trong đó có công trình hồ đập nhỏcó thể là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thực hiện các dịch vụ tổng hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có dịch vụ thủy lợi hoặc hợp tác xã chỉ thực hiện dịch vụ thủy lợi.

Các HTX nên thành lập theo quy mô liên thôn, xã để giảm chi phí cho bộ máy quản lý. Đối với các HTX quy mô thôn hiện nay nên sáp nhập thành quy mô liên thôn hoặc xã.

- Cơ cấu tổ chức:

+ Bộ máy quản lý của Hợp tác xã theo quy định tại Điều 29 của Luật Hợp tác xã, bao gồm: Hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Bộ máy quản lý được lựa chọn thông qua bầu cử dân chủ tại đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên. Tùy theo quy mô và loại hình tổ chức được lựa chọn để quyết định bộ máy quản lý phù hợp, đảm bảo gọn nhẹ và hiệu quả. Số lượng thành viên Ban quản lý thường gồm giám đốc, phó giám đốc và các ủy viên tùy thuộc vào quy mô phục vụ của công trình nhưng nên làm việc kiêm nhiệm (vừa quản lý HTX vừa quản lý, vận hành công trình).

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý công trình thủy lợi

Do HTX dịch vụ nông nghiệp thực hiện nhiều dịch vụ, nên cần cần phân công giám đốc hoặc phó giám đốc HTX phụ trách dịch vụ thủy lợi

Hội đồng quản trị

Giám Đốc

Ban kiểm soát

Tổ thủy nông Dịch vụ khác

- Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Đối với HTX có quy mô thôn bao gồm 1 kế toán và tổ trưởng tổ thủy nông kiêm vận hành, điều tiết phân phối nước.

+ Đối với các HTX có quy mô liên thôn, xã thì thành lập các tổ, nhóm chuyên môn như: Tổ kinh tế (gồm 1 kế toán và 1 thủ quỹ); các tổ thủy nông vận hành công trình, điều tiết phân phối nước

+ Số lượng tổ thủy nông: Có thể hình thành 1 hoặc một số tổ thủy nông. Số lượng thủy nông viên tùy theo số lượng công trình, diện tích phục vụ và phạm vi hành chính mà tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý. Diện tích quản lý trung bình 1 thủy nông viên khoảng 10- 15ha đất sản xuất.

- Thành viên của HTX:

Theo quy định của Luật Thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sởlà tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên. Tuy nhiên, các HTX được thành lập theo Luật HTX nên còn đang vướng mắc để đáp ứng yêu cầu là tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi. Theo Luật HTX chỉ cần ít nhất 7 thành viên là thành lập được HTX, nên thực ra HTX chưa đúng với bản chất là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Về yêu cầu toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (người sử dụng nước) là thành viên của HTX gặp vướng mắc do thực hiện theo Luật HTX các thành viên tham gia tự nguyên, bắt buộc phải đóng góp vốn theo điều lệ HTX.

Đối với các HTX có thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên kết sản xuất thì có thể dễ dàng huy động người sử dụng nước đóng góp vốn điều lệ HTX (ở nhiều địa phương mức đóng góp chỉ từ 100-200.000đ/thành viên)

Tuy nhiên đối với vùng MNPB, các HTX chủ yếu chỉ thực hiện dịch vụ thủy lợi, nên khó huy động người sử dụng nước đóng góp vốn điều lệ HTX. Do vậy các giải pháp để củng cố HTX là tổ chức thủy lợi cơ sở phù hợp với Luật Thủy lợi như sau:

+ Thành lập Hội đồng thành viên sử dụng nước là các đại biểu đại diện cho người sử dụng nước có nhiệm vụ thông qua phương án tổ chức quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và giám sát, kiểm tra hoạt động dịch vụ thủy lợi của HTX. Hội đồng

thành viên do Hội nghị đại biểu thành viên sử dụng nước bầu ra, có quyết định công nhận của UBND xã. Việc thành lập Hội đồng thành viên sử dụng nước giám sát, kiểm tra hoạt động dịch vụ thủy lợi của HTX là giải pháp để cho HTX được coi là tổ chức của những người sử dụng nước.

Số lượng thành viên Hội đồng dựa trên qui mô diện tích tưới tiêu và số hộ sử dụng nước nên từ 3-5 người. Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên trùng với nhiệm kỳ của Ban quản trị là 3 năm.

+ Các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc phạm vi phục vụ của các công trình thủy lợi có nhu cầu sử dụng nước làm đơn đăng ký sử dụng nước với HTX xã, cam kết thực hiện quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi của HTX. Khi đó các hộ sử dụng nước được coi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã:

+ Hợp tác xã đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp lý để thực hiện dịch vụ thủy lợi và các dịch vụ khác.

+ HTX thực hiện nhiều dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp có nguồn thu có thể hỗ trợ cho chi phí quản lý

+ HTX có thể thành lập theo quy mô xã, bộ máy gọn nhẹ để giảm chi phí quản lý

- Phạm vi áp dụng:

+ Mô hình HTX quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hiện nay đã phổ biến ở vùng MNPB, hoạt động khá hiệu quả, do vậy mà các HTX cần được duy trì, củng cố

+ Nên thành lập HTX khi quy mô diện tích phục vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở tương đối lớn (khoảng từ 100 ha trở lên hoặc có kế hoạch kinh doanh đa dịch vụ).

+ Hình thức HTX quản lý công trình thủy lợi phù hợp cho các địa phương có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, trình độ dân trí và năng lực quản lý cao.

* Tổ hợp tác:

Mô hình tổ chức thủy lợi cơ sở dưới hình thức Tổ hợp tác có thể thực hiện các dịch vụ tổng hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có dịch vụ thủy lợi hoặc chỉ thực hiện dịch vụ thủy lợi. Các Tổ hợp tác nên thành lập theo quy mô liên thôn hoặc xã

- Cơ cấu tổ chức:

Tùy thuộc số lượng hộ sử dụng nước để quyết định số lượng người ban điều hành.

+ Từ 30-300 hộ sử dụng nước: ban điều hành nên gồm 3 người (1 tổ trưởng, 1 tổ phó, 1 tổ viên) làm việc kiêm nhiệm công tác kinh tế, quản lý, vận hành công trình;

+ Từ 300-500 hộ sử dụng nước: ban điều hành nên gồm 4 người (1 tổ trưởng, 1 tổ phó, 2 tổ viên), trong đó tổ trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung; tổ phó và tổ viên kiêm nhiệm công tác quản lý, vận hành công trình;

+ Trên 500 hộ sử dụng nước: ban điều hành có từ 4 người trở lên, gồm 1 tổ trưởng, 1-2 tổ phó và các tổ viên. Các tổ phó và tổ viên kiêm nhiệm công tác quản lý, vận hành công trình.

Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của mô hình Tổ hợp tác quản lý công trình thủy lợi nhỏ

Loại hình Tổ hợp tác dễ dàng đáp ứng yêu cầu toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở, do các thành viên tham gia tự nguyện, không bắt buộc phải đóng phí, hay góp vốn. Các hộ sản xuất nông nghiệp

Tổ trưởng

Tổ phó Tổ phó

Thủy nông viên

Thủy nông viên Thủy nông viên

thuộc phạm vi phục vụ của các công trình thủy lợi có nhu cầu sử dụng nước làm đơn đăng ký sử dụng nước với Tổ hợp tác, cam kết thực hiện quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi của Tổ hợp tác. Khi đó các hộ sử dụng nước là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Phạm vi áp dụng:

Hiện nay các Tổ hợp tác quản lý công trình thủy lợi khá phổ biến ở vùng MNPB. Tổ hợp tác nên củng cố theo qui mô liên thôn hoặc toàn xã, có quy mô diện tích phục vụ dưới 200 ha.

Tuy nhiên loại hình Tổ hợp tác chưa đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý đầy đủ của tổ chức thủy lợi cơ sở, không có con dấu, tài khoản nên nhận kinh phí hỗ trợ giá dịch vụ thủy lợi qua UBND xã. Theo Luật thủy lợi, sau năm 2021 thì kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động thủy lợi được thực hiện thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở thì các Tổ hợp tác cũng không đáp ứng được yêu cầu này.

Do vậy, các Tổ hợp tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi kết hợp với tổ chức sản xuất, dịch vụ khác, có trụ sở làm việc, có quy mô xã thì nên chuyển đổi thành Hợp tác xã. Mô hình Tổ hợp tác chỉ nên duy trì để quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng trong hệ thống lớn do công ty quản lý.

Ở một số địa phương vùng MNPB có các công trình hồ đập quy mô rất nhỏ (dưới 10ha), phân tán thì có thể giao cho các tổ chức xã hội, như hội cựu chiến binh, hội nông dân quản lý. Ưu điểm của loại hình tổ chức này là các tổ chức xã hội có uy tín đối với người dân, nên thuận lợi cho việc điều hành, quản lý công trình, nhất là thuận lợi trong việc thu phí thủy lợi nội đồng cho công tác vận hành bảo dưỡng công trình.

3.2.2.2. Mô hình Cá nhân quản lý hồ đập nhỏ

a. Hình thức của mô hình

Giao cho cá nhân quản lý khai thác các hồ đập có quy mô rất nhỏ. Việc giao công trình hồ đập cho cá nhân quản lý sẽ thông qua hợp đồng giữa UBND cấp xã và cá nhân quản lý. Thời hạn hợp đồng không quá 5 năm

b. Tính khả thi của mô hình

Ở vùng MNPB có một số công trình hồ đập rất nhỏ (quy mô tưới dưới 20ha), ở vùng sâu vùng xa, khu tưới tách biệt kỹ thuật vận hành bảo dưỡng công trình đơn giản có thể giao cho cá nhân quản lý sẽ hiệu quả hơn là các tổ chức thủy lợi quản lý.

b. Hình thức giao cá nhân quản lý khai thác công trình hồ đập nhỏ

Việc giao công trình hồ đập cho cá nhân quản lý được thông qua hợp đồng giữa UBND xã và cá nhân quản lý. Thời hạn hợp đồng không quá 5 năm

- Vai trò của UBND xã:

+ Cho cá nhân nhận hợp đồng quản lý vận hành công trình;

+ Tổ chức họp thống nhất lấy ý kiến hộ sử dụng nước về cá nhân quản lý;

+ Giám sát về an toàn của công trình: Giao cán bộ giao thông thủy lợi xã giám sát các hoạt động liên quản đến quản lý vận hành công trình hồ đập nhỏ của các cá nhân.

- Trách nhiệm, quyền lợi của cá nhân:

Cá nhân có trách nhiệm điều tiết nước, trông coi bảo vệ công trình, duy tu bảo dưỡng công trình.

Được thu phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, mức thu phí thủy lợi nội đồng thỏa thuận với các hộ dùng nước và được quy định trong hợp đồng của UBND xã

c. Quy mô và phạm vi áp dụng

Công trình hồ đập có quy mô dưới 20ha có khu tưới tách biệt, ở xa khu dân cư. Bảng 3.3. Tổng hợp các mô hình thúc đẩy xã hội hóa Quản lý hồ đập nhỏ

TT Hình thức Điều kiện áp dụng Tính khả thi Quy trình, thủ tục Mô hình 1: Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ Đây là hình thức chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý

Áp dụng chuyển đổi các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động kém hiệu quả. Không đáp ứng theo quy định của Luật thủy lợi

Hiện các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi đang tồn tại theo nhiều hình thức, hoạt động kém hiệu quả, nên việc chuyển đổi cần đảm bảo theo Luật thủy lợi Theo Quy định thành lập Hợp tác xã và tổ hợp tác Mô hình 2: Cá nhân quản lý hồ đập nhỏ Giao cho cá nhân quản lý các hồ đập rất nhỏ. Thông qua hợp đồng giữa UBND xã và cá nhân quản lý Áp dụng đối với các hồ đập rất nhỏ quy mô tưới dưới 20 ha, có khu tưới tách biệt và ở xa khu dân cư

Đối với các công trình hồ đập nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, có khu tưới tác biệt và kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng đơn giản thì giao cho cá nhân quản lý sẽ mang tính hiệu quả.

Việc giao công trình hồ đập cho cá nhân quản lý thông qua hợp đồng giữa UBND xã và cá nhân quản lý. Thời hạn hợp đồng không quá 5 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)