Đánh giá chung về thực trạng xã hội hóa xây dựng hồ đập nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 65 - 66)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng xã hội hóa xây dựng hồ đập nhỏ

Nhìn chung nhiều công trình đang bị xuống cấp, hiệu quả khai thác còn thấp, do vậy việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển hồ đập nhỏ là yêu cầu bức thiết. Mặc dù nhu cầu đầu tư hồ đập là rất lớn nhưng các tỉnh vẫn trông chờ chủ yếu từ trung ương. Ngoài chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới thì hầu như các tỉnh chưa thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình.

Hiện nay đã có một số chính sách hỗ trợ xây dựng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tuy nhiên các thủ tục trong đầu tư còn quá phức tạp, đặc biệt là chính sách thuê đất đai, thuế, tín dụng. Một số chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ đầu tư, tín dụng ưu đãi đều có nhưng các ưu đãi này không đủ để nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Đó là nguyên nhân chính làm cho việc có rất nhiều chính sách nhưng không đi vào thực tiễn được.

Một số bài học kinh nghiệm từ lịch sử đầu tư và thực trạng xã hội hóa đầu tư xây dựng hồ đập vùng MNPB cho thấy, để huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng hồ đập, ao chứa nhỏ các vấn đề cần quan tâm như sau:

+ Đối với doanh nghiệp:

- Lợi ích thu được của nhà đầu tư;

- Chủ động sản xuất loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trên phần diện tích đất sản xuất;

+ Đối với hộ sử dụng nước:

- Nhu cầu đầu tư là thiết yếu cho sinh kế của người dân;

- Lợi ích thu được cụ thể, có thể tính toán được;

- Chủ động sản xuất loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trên phần diện tích đất sản xuất;

- Yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp;

- Người dân có đủ nguồn lực để thực hiện;

Hiện nay, mặc dù nhu cầu đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ vùng MNPB là rất lớn nhưng tập trung chủ yếu vào loại hình sửa chữa nâng cấp công trình, trong đó đối tượng sử dụng nước lại bao gồm nhiều hộ sản xuất manh mún, loại cây trồng thông thường có giá trị kinh tế không cao (lúa, hoa màu). Để huy động doanh nghiệp đầu tư công trình hồ đập trước mắt phải đáp ứng được các qui hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng hóa, thực hiện tích tụ ruộng đất và có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bao hàm cả các chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng công trình;

Đối với các hộ gia đình, các tỉnh khuyến khích thực hiện phát triển cây ăn quả, cây trồng hàng hóa trên diện tích đất vườn tạp hoặc đất vùng đồi đồng thời có cơ chế ưu đãi về vốn vay để các hộ gia đình có điều kiện thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc​ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)