So sánh văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. So sánh văn học

Theo tác giả Nguyễn Văn Dân thì “văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương

pháp. Trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phương pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ. Còn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau” [4, tr.8].

Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Dân, văn học so sánh trải qua ba chặng đường phát triển, đó là nửa cuối thế kỷ XIX (giai đoạn hình thành và khẳng định), nửa đầu thế kỷ XX (giai đoạn chú ý đến sự ảnh hưởng và vay mượn), nửa cuối thế kỷ XX (là giai đoạn hoàn chỉnh). Trong quá trình này cũng nảy sinh nhiều trường phái văn học so sánh khác nhau như: Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Đông Âu. Hầu hết trường phái trong

văn học so sánh “chỉ là các xu hướng, chủ trương, ít nhiều có sự khác nhau về sắc thái

ứng dụng cũng như về mức độ nhất trí” [4, tr.24].

Ở Việt Nam lý luận văn học so sánh có thể có tiền đề từ trước thế kỷ XX, nhưng bắt đầu được thể hiện rõ và phát triển từ thế kỷ XX, chính xác từ năm 1971 (qua cuộc Hội thảo tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội I). Dù còn có những ý kiến chưa hẳn thống nhất, nhưng đến nay về cơ bản văn học so sánh đã được thống nhất ở một số điểm là khái niệm, mục đích và đối tượng.

Khái niệm: Văn học so sánh thực chất “là một bộ môn khoa học có chức năng

so sánh một nền văn học này với một hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của các nền văn học khác nhau” [4, tr.18].

Mục đích: Văn học so sánh hướng tới hai mục đích cơ bản là: “xác định tính khái quát của văn học nhân loại và chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc” [4, tr.54].

Đối tượng của văn học so sánh là nghiên cứu những hiện tượng ảnh hưởng trong văn học, các điểm tương đồng và dị biệt.

Từ những tìm hiểu về văn học so sánh, trong luận văn chúng tôi tiến hành so sánh về loại hình nhân vật của một hiện tượng văn học trong nền văn học Việt Nam trung đại,

đó là truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Từ đó chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố văn học đã tác động đến việc xây dựng các kiểu loại nhân vật trong truyện Nôm, đặc biệt làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt về nhân vật của hai loại truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học trong văn học Việt Nam trung đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)