Phát triển tính cách và tâm lý phức tạp ở nhân vật truyện Nôm bác học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 88 - 101)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Phát triển tính cách và tâm lý phức tạp ở nhân vật truyện Nôm bác học

Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong các tác phẩm văn học thông qua nhiều phương diện ngoại hình, ngôn ngữ, hành động. Muốn nhân vật có sức sống để có thể phản ánh đời sống một cách trọn vẹn, đòi hỏi nhân vật phải có tính cách và tâm lý. Chính vì để nhân vật có sức sống và trở nên sinh động trước mắt độc giả, ngoài việc chú trọng miêu tả ngoại hình, hành động và ngôn từ của nhân vật, các tác giả trung đại còn chú trọng đến sự thay đổi trong quá trình phát triển tính cách và diễn biến tâm lý. Chính điều đó giúp ta nhận ra sự khác biệt giữa hệ thống nhân vật ở truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học.

Ở truyện Nôm bình dân, dù hoàn cảnh thay đổi, các xung đột chính - tà xảy ra thường xuyên nhưng vẫn không có tác động đến tâm lý, tính cách nhân vật. Trải qua rất nhiều kiếp nạn, vu oan, giá họa,… nhân vật vẫn giữ được bản tính từ đầu đến hết tuyến truyện và không được chú trọng trong việc miêu tả đời sống bên trong. Đây là một trong những hạn chế trong việc xây dựng nhân vật trong quá trình sáng tác của các tác giả truyện Nôm bình dân. Tuyến nhân vật không được chú trọng nhiều trong khâu

nhất quán xuyên suốt tác phẩm. Hay nói một cách khác, các tác giả truyện Nôm bình dân chủ yếu xây dựng nhân vật trên phương diện hành động chứ không phải tâm lý. Nhân vật phần nhiều theo mô hình truyện cổ tích. Đó là nhân vật tiên nghiệm theo ý đồ của tác giả và phù hợp với triết lý dân gian: ác giả ác báo thiện giả thiện báo. Vì vậy, nhân vật thường có tính cách một chiều và thường thể hiện con người mình qua hành hành động.

Trong truyện Thạch Sanh, trải qua nhiều lần bị hãm hại, lừa dối từ mẹ con Lý

Thông nhưng Thạch Sanh vẫn giữ được bản tính tốt đẹp và sự ngây thơ, tin người. Dù nghe Lý Thông sợ hãi xin tha khi chàng trở về gõ cửa sau phiên canh miếu thờ:

“Thạch Sanh nghe tỏ bấy giờ, Mới hay họ Lý lòng tà bất nhân. Chứng minh phó mặc quỷ thần,

Lòng ta cứ giữ ân cần trước sau.”

Thạch Sanh vẫn dễ tin những lời nói xiêu lòng của Lý Thông mà cùng hắn ta đi cứu công chúa, tiếp tục bị hãm hại dưới hang sâu. Đến khi trở về, lấy lại được công trạng, vạch trần bộ mặt dối trá của Lý Thông, chàng lại xin vua tha cho họ Lý chỉ vì nghĩ nghĩa tình xưa nay. Nhân vật Thạch Sanh trong tác phẩm truyện thơ Nôm cùng tên không có sự thay đổi về tính cách. Từ đầu cho đến kết thúc truyện, chàng vẫn là con người tốt bụng nhưng lại ngây thơ. Dù có nhận ra mặt dối trá, độc ác của họ Lý, Thạch Sanh vẫn cho qua rồi lại tin tưởng và giúp đỡ Lý Thông. Chính hạn chế này làm ta thấy nhân vật trở nên quá lý tưởng, không giống tính cách của con người trong đời thật. Hình tượng nhân vật xuất hiện trước mắt độc giả trở nên khô khan, cứng nhắc, luôn hành động theo một chiều nhất định và ta có thể đoán trước được hành động tiếp theo của nhân vật ở tình huống kế tiếp trong truyện. Đó chính là điểm hạn chế làm nhân vật không còn chiều sâu, tác phẩm cũng không còn sự hấp dẫn với độc giả.

Khi đi sâu vào tìm hiểu và so sánh giữa các tác phẩm, các nhân vật trong truyện thơ Nôm bình dân dường như không được các tác giả khai thác nội tâm. Trong tác phẩm, hầu hết các nhân vật của ta đều phải trải qua cuộc sống đầy sóng gió, đặc biệt là loại hình nhân vật nữ chính diện như nàng Cúc Hoa phải trải qua tháng ngày nghèo khổ nuôi chồng ăn học lại thủ tiết chờ chồng bảy năm đi sứ, còn nàng Thoại Khanh vì bảo vệ mẹ chồng mà lóc xương tay, hiến mắt cho Ác thần,…nhưng họ không có lấy

một lời than thân trách phận. Các tác giả không đi sâu vào thể hiện miêu tả tâm trạng của nhân vật ở những thời điểm khó khăn mà nhân vật trải qua.

Ngược lại các tác giả truyện Nôm bác học đã chú trọng đến vấn đề tính cách và tâm lý nhân vật. Các nhân vật dù là chính diện hay phản diện đều hiện lên với dáng vẻ rất thực, không chỉ có ngoại hình, ngôn ngữ, hành động mà phát triển cả tính cách và tâm lý phức tạp.

Nàng Dương Dao Tiên sau khi nghe tin Lương sinh tử trận, đã toan tự tử để nguyện trọn lời thề. Chính vì cảm thấy đau khổ khi tình lang mất, tình duyên trải qua bao sóng gió cuối cùng lại phải chia đôi, nàng đã suy nghĩ về thân phận của mình:

“Nỗi riêng càng nghĩ càng đau, Càng hờn non nước, càng rầu gió trăng.

Nghĩ đi nghĩ lại ngập ngừng,

Ngọc xuôi đồ sắm, hương lừng mã thay.”

Nghĩ về “nỗi riêng”, nghĩ về thân phận của bản thân mà nàng đớn đau “hờn non nước”, rầu cả gió trăng. Dường như thiên nhiên lúc bấy giờ đã được tác giả đem ra làm nguyên nhân cho nỗi sầu mà Dao Tiên đang gánh chịu, nên nàng đau vì nỗi riêng mà hờn, mà sầu cả trăng gió lẫn nước non. Nguyễn Huy Tự xây dựng nhân vật Dương Dao Tiên có nội tâm sâu sắc, khá nhiều dằn vặt với cuộc đấu tranh giữa tình cảm và lý

trí. Có thể nói rằng “Dao Tiên là nhân vật thể hiện sâu sắc nhất mâu thuẫn giữa tình

cảm và lý trí” [30, tr.226] trong tác phẩm truyện Nôm Hoa tiên kí của Nguyễn Huy Tự. Dù là tình yêu với Lương Sinh, khát vọng yêu đương tự do và quan niệm lễ giáo phong kiến hay mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí, tất cả đều được tác giả thể hiện rõ ở nhân vật từ sự thận trọng:

“Dẫu cho nền lễ sân thi, Cũng tùy chốn lựa cũng tùy nơi xe.”

Thậm chí miêu tả tâm trạng đau khổ khi nghe tin Lương Sinh tử trận của Dao Tiên, Nguyễn Huy Tự đã để nàng có suy nghĩ:

“Vì ai cho lụy đến ai,

Thì liều phận bạc dám sai chữ đồng.”

Từ trăn trở lứa đôi, Dao Tiên lại dằn vặt, đau khổ khi nghĩ về chữ hiếu với cha mẹ:

“Tình kia bể núi thực bằng, Tình này sao lại em bằng hiếu kia?”

Dù khát khao yêu đương tự do có cháy bỏng hay lớn lao đến đâu, Dao Tiên vẫn luôn đề cao phận làm con hơn hết thảy. Sự dằn vặt giữa tình yêu và đạo làm con trong suy nghĩ của nàng cho thấy được nét bứt phá trong việc xây dựng tâm lý nhân vật của Nguyễn Huy Tự.

Trong khi đó, tâm trạng Quỳnh Thư được thể hiện qua việc trân trọng tri kỉ của mình khi ý thức được rằng “giai nhân, tài tử mấy lăm người?” Cũng vì điều đó mà tâm tình của nàng trở nên rối bời. Rồi nàng lại như những cô gái khác, suy tư, trăn trở khi nghĩ về hạnh phúc lứa đôi:

“E xuân vội bước nữa tàn hoa chăng Cậy ả Hằng vì ta se mối”

Tâm trạng của Quỳnh Thư diễn biến theo lẽ thường: rung động trước tình yêu

và có những suy nghĩ, lo lắng về tương lai và hạnh phúc của bản thân. Trong khi “một

số truyện Nôm còn mang âm hưởng của phong cách tự sự dân gian, vẫn nặng về sự kiện hành động” [25, tr.12] thì ở Sơ kính tân trang, những nhân vật của Phạm Thái được khắc họa tính cách, tâm trạng lẫn diễn biến tâm lý theo những rung động của con

người. Tuy nhiên, “các nhân vật của Phạm Thái còn nghèo nàn, sơ lược, không có bản

sắc riêng” [30, tr.248]. So với truyện Nôm bình dân, tâm trạng nhân vật chưa được chú trọng thì nhân vật của Phạm Thái có phần bộc lộ tâm lý, tình cảm nhưng chủ yếu nhìn qua thiên nhiên, cảnh vật và chưa được thể hiện sâu sắc, rõ ràng. Chính vì thế “nhân vật trong Sơ kính tân trang chưa có được cái kích thước, cái chiều sâu tâm lý đáng kể trong những tiểu thuyết lớn” [46, tr.55]

Trong ba tác phẩm Sơ kính tân trang, Hoa tiên kíTruyện Kiều, nhân vật

trong Truyện Kiều được miêu tả tâm lý một cách tỉ mỉ và trau chuốt nhiều hơn so với

hai tác phẩm còn lại. Ngòi bút tinh tế và cách sử dụng ngôn từ đã giúp Nguyễn Du khắc họa nhân vật thành công, góp phần thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo của thi hào cũng như giá trị của tác phẩm. Nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm là Thúy Kiều. Với sự sắc sảo và sự chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, từ những trang đầu tiên của tác phẩm, nhân vật của Nguyễn Du đã hiện lên đầy trăn trở. Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó dự đoán được số phận, tính cách của hai người sau này. Vẻ đẹp của nàng Vân được miêu tả với câu thơ:

Còn vẻ đẹp của Thúy Kiều lại khiến:

“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân đã tinh tế sử dụng từ “thua”, “nhường” như một cách dự báo số phận của nàng về sau. Vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” ấy hòa hợp với thiên nhiên, để thiên nhiên sẵn sàng vì thua mà nhường nhịn. Chính vì vậy mà cuộc sống của nàng sau này lại êm đềm và không chông gai như Thúy Kiều. Bởi một lẽ, tài hoa thì bạc mệnh. Vẻ đẹp của Thúy Kiều quá đỗi xuất sắc đến thiên nhiên phải hờn, phải ghen để rồi sau này, nàng phải cam chịu một cuộc đời chìm nổi, đầy truân chuyên.

Nét phá cách trong quá trình xây dựng nhân vật Truyện Kiều của Nguyễn Du

phải kể đến đó là việc thể hiện tâm trạng nhân vật. Tâm trạng nhân vật trong các tác phẩm truyện Nôm bác học còn được xây dựng gắn liền với phương thức tả cảnh ngụ tình. Tác giả sử dụng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng nhân vật, góp phần làm cho nhân vật trở nên rất thực, rất sinh động và có chiều sâu. Nhắc đến phương thức tả cảnh

ngụ tình, ta nghĩ đến ngay Nguyễn Du và Truyện Kiều. Là một bậc thầy trong việc sử

dụng ngôn ngữ và phương thức tả cảnh, Nguyễn Du đưa độc giả đến với hàng loạt đoạn thơ tả cảnh ngụ tình xuyên suốt 3254 câu thơ lục bát.

“Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”

Hai câu thơ miêu tả bóng liễu rủ bên cầu và thướt tha soi bóng trên sông trong buổi đạp thanh được miêu tả một cách thơ mộng. Hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ đó là khi được gắn với cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che”, khi Kiều vẫn đang được hưởng niềm hạnh phúc, hưởng sự thơ ngây trong trắng của một cô gái mới đến “tuần cập kê”. Thiên nhiên lúc bấy giờ dưới cái nhìn của nàng dường như đẹp, tuy buồn nhưng nên thơ và đầy lãng mạn. Đến khi rơi vào tay Tú Bà, bị nhốt ở lầu Ngưng Bích, nàng Kiều thấm thía nỗi đời, nỗi người. Tâm trạng của nàng lúc bấy giờ được nhìn qua hình ảnh thiên nhiên bên ngoài.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa,

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Tâm trạng lúc này của Thúy Kiều trở nên thê lương, thiên nhiên lại ảm đạm. Qua bao sóng gió và tủi nhục, cái nhìn của Thúy Kiều về thiên nhiên lúc bấy giờ không còn nên thơ lãng mạn mà đầy bão tố. Đó là cái nhìn của người con gái lưu lạc nơi đất khách quê người, là cái nhìn của một con người cô đơn, lẻ loi và đầy tủi hổ, đó cũng là cái nhìn của một người con xa quê nhớ nhà. Quả thật “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, tâm trạng của Thúy Kiều nhuốm màu tang thương nên thiên nhiên cũng “rầu rầu”, “man mác”, “ầm ầm” đầy hãi hùng.

Hay trong tác phẩm Hoa tiên kí, Nguyễn Huy Tự đã miêu tả đoạn Dao Tiên và

hai nàng hầu ngắm trăng:

“Nhớ ngày nào liễu ấy ấm nhân,

Le te bên vũng cũng tầm ngang vai. Chợt đâu gốc cả cành dài, Đã năm đã khói đã vài năm nay. Xuân sang lục mới khoe mày,

Thu về vàng đã úa tay lọ gì. Tưởng người lấy liễu mà suy, Người khi xuân cõi, liễu khi khô cằn.

Liễu kia thu lại còn xuân,

Người kia xuân dễ mấy lần xuân chăng.”

Tác giả mượn hình ảnh để nói chuyện tuổi xuân, chuyện tàn rụng nhạt phai để nói đến sự hữu hạn của tuổi trẻ. Lời nói của hai nàng hầu đã đánh thức khao khát cháy bỏng về tình yêu đang bị đè nén của Dao Tiên, thôi thúc nàng chấp nhận và thổ lộ tấm lòng của mình với Lương sinh. Và cũng chính thiên nhiên mơ màng của thời khắc giao mùa đã nói hộ những xao xuyến trong lòng của nàng Dao Tiên khi tình yêu đến:

“Thu đâu chừng nửa tháng nay, Là trăng là nước là mây thực là.”

Tâm trạng của nhân vật còn được vẽ qua tiếng đàn đầy nỗi sầu của Thụy Châu khi không nhớ chuyện hứa hôn mà lại không biết Phạm Kim đang ở nơi đâu:

“Đỡ sầu mượn khúc dương tranh

Tiễn mai một điệu dường hình oán thu Tuyết sương, lác đác, nguyệt lờ mờ Quế nhạt hương đưa, sen nhạt hương đưa.”

Tâm trạng của nàng dường như chi phối tất cả. Hình ảnh thiên nhiên có sự xuất hiện của nhiều cảnh vật nhưng lại “lác đác”, “lờ mờ”. Mọi thứ vận hành theo quán tính mà không có sức sống. Đúng như Nguyễn Du từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, cảnh vật bị cuốn theo tâm tình của con người, cảnh vật trở nên sầu thương trước tâm trạng của Thụy Châu.

Trong tác phẩm truyện Nôm bác học, các tác giả hướng đến sử dụng thiên nhiên như phương tiện bộc lộ cảm xúc nhân vật. Khi cảm xúc nhân vật có điều khó bộc lộ hay lúc con người cô độc không biết giãi bày tâm trạng cùng ai thì thiên nhiên hiện lên và nói hộ. Chính điều đó đã cho thấy mối quan hệ của cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Thường thì các nhà thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để thiên nhiên giãi bày tâm trạng con người. Đây chính là một trong những nét cách tân trong quá trình xây dựng nhân vật ở truyện Nôm bác học.

Ngoài việc mô tả tâm lý nhân vật qua thiên nhiên, Nguyễn Du còn chú ý khắc họa những suy nghĩ chân thực của nhân vật. Khi nàng Kiều quyết định bán mình chuộc cha đã nhờ vả Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng, giúp mình thực hiện lời đính ước của hai người. Lúc bây giờ, nàng mang trong mình mặc cảm tội lỗi.

“Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời! Công trình kể biết mấy mươi, Vì ta khăng khít cho người dở dang.”

Nguyễn Du để Kiều thẹn thùng khó nói vì còn vướng mối tơ duyên với chàng Kim - mối tình đầu trong sáng, nồng nàn mà chỉ mới hai người biết với nhau. Rồi sau đó lại e ngại, băn khoăn, ngập ngừng mãi rồi mới thốt lên:

“Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Nguyễn Du đã để quá trình diễn biến tâm lý của Thúy Kiều có rất nhiều mâu thuẫn. Nàng chủ động nhờ cậy em gái, sau đó lại tiếc nuối và hối hận vì không nỡ dứt tình. Đồng thời, Thúy Kiều nhắc đến những hình ảnh chốn âm ti, lo lắng cho tương lai mịt mù của mình phía trước. Bên cạnh đó, có thể nói những hình ảnh này nói lên cái chết về tâm hồn khi xa Kim Trọng. Nhưng dù chết, nàng vẫn mong có thể trở về bằng linh hồn và nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng. Nguyễn Du cho độc giả thấy được sự giằng xé trong tâm lý của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái. Tâm lý nhân vật ở đây có sự mâu thuẫn cực độ giữa tình cảm và lý trí. Chính vì có sự xung đột giữa hai thái cực này mà tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 88 - 101)