“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 28 - 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái,

tiên kí” của Nguyễn Huy Tự

1.5.1.1. Khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình có truyền thống về học hành, văn chương và khoa bảng. Dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền có nhiều người học hành đỗ đạt, nổi tiếng hay chữ và làm quan. Dòng họ này lại định cư ở vùng đất nổi tiếng về văn hoá, thi thư (vùng đất dưới chân núi Hồng Lĩnh). Mẹ của nhà thơ lại vốn là người Kinh Bắc - mảnh đất có truyền thống văn hoá lâu đời. Điều này góp phần hun đúc nên tài năng văn chương và học vấn của Nguyễn Du.

Nguyễn Du sống trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX). Cuộc đời ông trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuổi trẻ của Nguyễn Du được sống trong cảnh sung túc, yên ổn nhưng cuộc sống đó không kéo dài. Ông sớm mồ côi cha (năm 10 tuổi), mẹ (năm 13 tuổi). Việc học hành, thi cử của Nguyễn Du không được suôn sẻ (ông chỉ đỗ Tam trường). Đến tuổi trưởng thành, Nguyễn Du phải bôn ba lưu lạc nhiều nơi, từng trải qua cuộc sống nghèo khổ. Ông đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều tập đoàn phong kiến: chúa Nguyễn, chúa Trịnh, nhà Lê, nhà Tây Sơn. Cuối đời, ông ra làm quan với nhà Nguyễn, được hai lần cử đi sứ Trung Hoa. Vì vậy, kinh nghiệm sống của nhà thơ hết sức phong phú.

Nguyễn Du sáng tác nhiều thể loại, nhưng đặc biệt thành công và nổi danh ở hai

thể loại là truyện Nôm với tác phẩm xuất sắc - Truyện Kiều và thơ chữ Hán bao gồm

254 bài trong ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Tác

phẩm của Nguyễn Du thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo, sự chiêm nghiệm về cuộc đời rất sâu sắc.

Tác phẩm Truyện Kiều

Thứ nhất: Nguồn gốc cốt truyện: Nguyễn Du kế thừa cốt truyện từ cuốn tiểu

lịch) có tên hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Bản thân Kim Vân Kiều truyện lại kế thừa cốt truyện từ các tác phẩm truyện, kí của các tác giả Trung Quốc trước đó. Hiện tượng vay mượn cốt truyện, môtip,… là một hiện tượng phổ biến của văn học trung đại toàn thế giới. Tuy nhiên, Nguyễn Du không rập khuôn hoàn toàn nguyên tác. Ông đã thay đổi tình tiết, diễn biến, tính cách nhân vật,… qua đó thay đổi chủ đề, cảm hứng sáng tác. Ông cũng sử dụng loại hình tự sự dân tộc là truyện Nôm lục bát để tạo nên một kiệt tác cho văn học dân tộc.

Thứ hai: Nội dung: Truyện Kiều táihiện chân thực hiện thựcxã hội phongkiến

trong giai đoạn suy tàn với tất cả những mặt tiêu cực của nó (quan tham lại nhũng cấu kết với bọn lưu manh áp bức dân lành, đồng tiền lên ngôi,…). Tác phẩm cũng thể hiện sự cảm thương, bênh vực những số phận bất hạnh; lên án bọn cường quyền, lưu manh chà đạp nhân phẩm con người; ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp thể chất và tinh thần của con người; cổ vũ cho những xu hướng tiến bộ của xã hội (giải phóng tình cảm, giải phóng tài năng).

Thứ ba: Nghệ thuật: Tác phẩm Truyện Kiều hội tụ nhiều thành tựu của văn học

dân tộc, đặc biệt là về ngôn ngữ và thể loại. Ngôn ngữ văn học dân tộc đến Truyện

Kiều đã đạt đến mức độ hoàn thiện, tinh tế, đủ khả năng thể hiện được những vấn đề

của đời sống và con người. Thể loại truyện Nôm đến Truyện Kiều cũng đã đến đỉnh

cao về nhiều phương diện: thể thơ lục bát, nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,…

Với những thành công đó, Truyện Kiều được đánh giá là “tập đại thành”, kiệt

tác số một của văn học trung đại Việt Nam.

1.5.1.2. Khái quát về Phạm Thái và Sơ kính tân trang

Tác giả Phạm Thái

Phạm Thái còn gọi là Phạm Phụng hay Phạm Đan Phụng là người làng Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay là huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh ngày 19 tháng giêng năm Đinh Dậu (1777) đời vua Cảnh Hưng nhà Lê, trong một gia đình quan liêu quý tộc. Cha của Phạm Thái là một tôi trung của chúa Trịnh, được phong tước Trạch Trung hầu. Thuở nhỏ Phạm Thái đã được học võ, sau ông mới học văn và trở thành một thanh niên văn võ song toàn. Khi Tây Sơn tiến ra Bắc, Trạch Trung hầu mộ binh đánh lại Tây Sơn nhưng thất bại. Gia đình Phạm

Thái do việc thất trận của Trạch Trung hầu mà tan tác. Phạm Thái mượn cớ đi du lãm các nơi danh lam thắng cảnh để tìm bè kết bạn mưu đồ sự nghiệp cần vương. Phạm Thái cùng Nguyễn Đoàn định ra kế hoạch chống Tây Sơn. Nhưng rồi Nguyễn Đoàn bị bại trận và bị giết, Phạm Thái phải trốn đi. Bị nhà Tây Sơn truy nã, Phạm Thái phải cắt tóc đi tu và ở chùa Tiêu Sơn (huyện Yên Phong, trấn Kinh Bắc) với đạo hiệu Phổ Chiêu thiền sư. Trốn tránh ở chùa Tiêu Sơn mấy năm, Phạm Thái nhận được thư của Thanh Xuyên hầu Trương Đăng Thụ (người làng Thanh Nê, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) mời lên Lạng Sơn bàn mưu khởi binh đánh Tây Sơn. Ở với Trương Đăng Thụ được ít lâu tại Lạng Sơn, Phạm Thái về Kinh Bắc thăm mẹ. Trong thời gian ở quê nhà, được tin Trương Đăng Thụ mất ở Lạng Sơn, linh cữu được gia quyến đưa về nguyên quán, lập tức Phạm Thái xuôi nam đến nhà thân phụ Trương Đăng Thụ là Kiến Xuyên hầu để phúng viếng bạn. Thấy Phạm Thái có tài và lại cùng một chí với con mình, Kiến Xuyên hầu rất mến, liền lưu Phạm Thái ở lại nhà mình. Kiến Xuyên hầu có một tiểu thư tài sắc vẹn toàn tên là Trương Quỳnh Như. Trong thời gian nán lại nhà bạn, Phạm Thái và Quỳnh Như đã nảy sinh tình yêu và yêu nhau say đắm. Quỳnh Như bị mẹ ép duyên với một người giàu có tên là Trịnh Nhị. Đau khổ, bất lực và uất ức tận cùng, nàng tìm đến cái chết để bảo toàn mộng đẹp với Phạm Thái. Khi người yêu chết, Phạm Thái bỏ nhà Kiến Xuyên hầu ra đi. Năm 1802, đất nước lại một lần nữa thay đổi: chính quyền Tây Sơn bị diệt vong trước sự phản công quyết liệt của Gia Long. Giấc mơ phù Lê của Phạm Thái không thành. Từ đấy, một nỗi u uẩn thất cơ lỡ vận và nhất là nỗi đau tình vỡ, luôn đau đáu trong hồn ông. Ông tìm quên đời trên những ngả đường giong ruổi lãng du, vùi chôn cả tuổi trẻ lẫn lý tưởng chính trị vào tận đáy của ly rượu sầu bi, yếm thế, vào những vần thơ cuồng phóng, ngang tàng và khinh ngạo đầy cá tính, vào ảo ảnh của tình yêu tuyệt vọng. Rồi cuối cùng, Phạm Thái mất khi tuổi đời chưa qua hết (lúc 37 tuổi ) tại Thanh Hóa (năm 1813). Nhìn chung, người đời sau viết

kịch về ông đã tổng kết: “Chẳng ưa Tây Sơn định ẩn non cao, Khoác cà sa lánh cảnh

đời phức tạp” và “Chí theo viễn ảnh xa vời, Tâm ghi khắc một bóng người tình thơ” [50, tr.74]. Những dòng thơ ấy đã diễn tả khá chính xác những quãng đời và tư tưởng chính trị của Phạm Thái.

Phạm Thái là người có cá tính mạnh mẽ, đa tài, hào hoa, giàu tình cảm. Qua

say trong khát vọng, hoài bão công danh sự nghiệp”[50,tr.105]. Các sáng tác của ông

hầu hết bằng chữ Nôm và đa dạng về thể loại, bao gồm: Chiến tụng Tây hồ phú, truyện

Nôm Sơ kính tân trang, Văn tế Trương Quỳnh Như,…

Tác phẩm Sơ kính tân trang

Sơ kính tân trang gồm 1482 dòng thơ cơ bản viết theo thể thơ lục bát nhưng có

đan xen bằng những bài thơ Đường luật, song thất lục bát và từ khúc. Sơ kính tân trang

(gương lược kiểu mới) đến nay vẫn được coi là một thiên tự truyện của Phạm Thái.

Về nội dung, Sơ kính tân trang kể về cuộc tình duyên trắc trở giữa chàng Phạm

Kim với TrươngQuỳnh Thư. Nguyên trước kia ở Từ Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) có một

người họ Phạm (Phạm công) là bạn học chí thân với người họ Trương (Trương công), quê ở Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình). Hai người giao ước, hễ sau này một bên sinh trai, một bên sinh gái thì sẽ gả con cho nhau. Và họ đã trao đổi lược gương (Sơ là cái lược, kính là cái gương) để làm tin. Sau đó, vợ Phạm công sinh con trai, đặt tên là Phạm Kim. Bất chợt xảy ra quốc biến, Phạm công lo việc cần vương thất bại, nhà cửa tan nát. Phạm Kim lớn lên định nối chí cha, nhưng chẳng làm được gì, đành đi rong chơi. Một ngày kia đến Thú Hoa Dương, thấy cảnh đẹp, chàng ở lại rồi tình cờ biết được Quỳnh Thư, con gái của một viên quan cũng họ Trương. Nhờ có người giúp đỡ, Phạm Kim và Quỳnh Thư trao đổi thư từ, rồi sinh lòng yêu nhau tha thiết. Sau đó, Phạm Kim có việc phải về quê. Khi đó có viên đô đốc ở kinh kỳ nghe tiếng Quỳnh Thư xinh đẹp liền đến hỏi nàng làm vợ. Gia đình Trương công không muốn gả, nhưng trước sức ép của người có quyền thế (tức viên đô đốc), cha Quỳnh Thư đành phải nhận lời. Biết được, Quỳnh Thư liền viết thư gọi Phạm Kim đến, lẻn ra tâm sự. Bế tắc, cả hai cùng thề hẹn sẽ lấy nhau ở kiếp sau. Trước khi chia tay, nàng còn giơ bàn tay có in hai chữ "Quỳnh Nương" cho Phạm Kim xem để làm tin. Về nhà, Quỳnh Thư tự tử. Còn Phạm Kim thì ốm nặng vì quá đau khổ. Sau khi khỏi bệnh, chàng buồn bã gởi thân nơi cửa Phật, mong dịu vết thương lòng. Trong lúc ấy, Trương công (bạn của cha Phạm Kim, không phải là viên quan họ Trương vừa nói trên) từ quan về nhà. Người vợ lẽ của ông sinh hạ được một gái, đặt tên là Thụy Châu. Thụy Châu có nhan sắc, tính tình phóng khoáng. Nàng cải dạng thành một đạo sĩ nay đây mai đó. Đến Kim Sơn, Thụy Châu gặp nhà sư Phạm Kim. Cả hai cùng đàm đạo, xướng họa với nhau. Lúc vị "đạo sĩ" ra đi, Phạm Kim ngờ người nói chuyện với mình là phụ nữ. Từ đó, chàng không thiết gì tu hành nữa. Nghe danh Trương công (bạn của cha Phạm Kim), chàng

đến ra mắt và được mời làm gia sư. Một hôm nhờ tiếng đàn xướng họa mà Phạm Kim và Thụy Châu nhận ra nhau. Sau khi dò hỏi lai lịch, hai người lấy gương lược ra so thì đúng với lời ước cũ giữa hai bên. Trương công vui lòng cho hai người lấy nhau. Tuy vui duyên mới, Phạm Kim vẫn buồn vì luôn thương nhớ Quỳnh Thư. Bị vợ gặng hỏi, chàng phải thú thật. Nghe kể xong, Thụy Châu giơ bàn tay có dấu chữ "Quỳnh Nương" cho chàng xem. Bấy giờ Phạm Kim mới biết Thụy Châu chính là "hậu thân" của Quỳnh Thư [66, tr.68]

Về nghệ thuật, Hoàng Hữu Yên, người dày công nghiên cứu, hiệu đính, chú giải

kính tân trang khẳng định: “Tính độc đáo trước tiên của Sơ kính tân trang cần được nhấn mạnh là tính tự truyện của tác giả. Phạm Thái không vay mượn cốt truyện ở đâu cả. Ông viết lại chuyện của chính bản thân mình” [67, tr.161] để giãi bầy nỗi vui, buồn, được, mất, bi phẫn và giấc mộng đẹp của bản thân. Điều này cho thấy, cốt

truyện Sơ kính tân trang không phải là hư cấu toàn bộ mà là được xây dựng trên cơ sở

hiện thực, chỉ bị thay đổi chút ít khi đi vào nghệ thuật để tăng tính hấp dẫn và thể hiện được ước mơ mà người nghệ sĩ tài hoa nhưng đầy bi kịch muốn gửi gắm.

Xét mặt khác, trong khi phần lớn truyện Nôm cùng thời, thường viết theo cốt truyện

của Trung Quốc, thì Sơ kính tân trang là tác phẩm thuần túy Việt Nam. Câu chuyện Việt

Nam diễn trên đất nước, xã hội Việt Nam. Đây là nét đáng chú ý của tác phẩm.

Một nét đáng chú ý nữa, là tác giả viết về đề tài tình yêu một cách rất lãng mạn. Đôi trai gái trong truyện yêu nhau tự do, không bị giàng buộc về luân lý và lễ giáo phong kiến. Tác giả không những đồng tình với mối tình ấy, mà còn say sưa miêu tả những tâm trạng yêu đương rất tính tế. Tuy nhiên, tác phẩm còn bị hạn chế ít nhiều, thể hiện trong tâm lý chủ nghĩa thất bại ở hầu hết những nhân vật chính diện, mà chủ yếu là Phạm Kim và Quỳnh Thư. Họ táo bạo trong tình yêu, nhưng khi gặp trở ngại, thì họ chỉ biết than thở, rồi cuối cùng lấy việc tự tử và hẹn gặp nhau ở kiếp sau để tỏ lòng chung thủy. Câu chuyện tái thế tương phùng ở cuối tác phẩm không phải là một biểu hiện lạc quan, mà chẳng qua chỉ là một mơ ước buồn thảm, một điều bịa đặt để tự lừa dối mình, khi tác giả cảm thấy không còn một hy vọng nào trong thực tế.

Sơ kính tân trang không phải là một tác phẩm thành công ở phương diện tự sự, mà ở phương diện trữ tình và ở việc miêu tả tâm trạng nhân vật. Nhất là khi khắc họa

những nhân vật phản diện, tác giả sử dụng bút pháp khá sinh động, có tính chất hiện thực, pha thêm chất trào lộng, khôi hài. Ngôn ngữ lục bát của Phạm Thái có những thể nghiệm cách tân táo bạo, kể cả dùng phương ngữ để tô đậm tính chất nhân vật

1.5.1.3. Khái quát về Nguyễn Huy Tự và Hoa tiên kí

Tác giả Nguyễn Huy Tự

Nguyễn Huy Tự còn có tên nữa là Yên, tự là Hữu Chi, hiệu là Uẩn Trai quê ở làng Trường Lưu, xã Thạch Lai, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn (Can Lộc) tỉnh Hà Tĩnh.

Quê hương ông được coi là một trong những cái nôi văn hóa của dân tộc với truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời. Chính mảnh đất Can Lộc - Hà Tĩnh đã góp phần không nhỏ tạo nên con người và tài năng của Nguyễn Huy Tự. Miền sông Lam, núi Hồng là quê hương của biết bao nhân tài trong suốt các thế kỷ như: Đời Trần (Đặng Dung, Đặng Tất…), Lê Sơ (Bùi Cầm Hổ,…), Hậu Lê (Nguyễn Văn Giai, Phan Kính, Nguyễn Thiếp,…). Đặc biệt trong vùng văn hóa ấy có hai dòng họ nổi tiếng là dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền và dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu. Bởi vậy dân gian mới có

câu ca ngợi: “Trường Lưu hàng xóm thanh bình/ Nguyễn Du xưa vốn nặng tình nơi

đây/ Nổi danh gái sắc trai tài/ Nghìn năm văn vật ngời ngời sử xanh”.

Gia đình có truyền thống làm quan với nhiều người đỗ đạt và đặc biệt sự nở rộ của các tài năng văn học từ đời Nguyễn Huy Tựu trở đi (Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Huy Vinh)... cho thấy truyền thống văn hoá - văn học sâu sắc trong gia đình Nguyễn Huy Tự .

Bản thân Nguyễn Huy Tự là người nổi tiếng ham học, học rộng biết nhiều. Năm 1759 (16 tuổi), Nguyễn Huy Tự đậu kỳ thi Hương và theo cha đi trợ giảng, được bổ chức thị nội văn chức. Từ đó, con đường công danh của Nguyễn Huy Tự khá thuận lợi. Ông giữ nhiều chức quan trong triều đình. Khi nạn kiêu binh xảy ra, (1784) ông lấy cớ xin về chịu tang rồi không ra làm quan nữa. 1790, khi vua Quang Trung triệu ông vào Phú Xuyên để bổ chức Hữu thị lang thì ông bệnh nặng và qua đời vào ngày 27/7 năm ấy. Nguyễn Huy Tự có hai bà vợ là Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Đài đều là con gái của Nguyễn Khản. Mối tình của Nguyễn Huy Tự với Nguyễn Thị Đài khá đặc biệt. Sau khi vợ cả là bà Nguyễn Thị Bành qua đời, ông đã kết duyên với em gái của vợ là bà Đài. Bà Nguyễn Thị Đài là người đã có chồng nhưng vì mến mộ tài năng và phẩm chất của Nguyễn Huy Tự mà bà đã bỏ chồng và con theo về với ông. Đây có thể coi là

sắc nhất trong tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Huy Tự và có thể đây là một bản mẫu quan trọng giúp nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ trong truyện thơ Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)