Nhân vật chính diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 40 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Nhân vật chính diện

Xuất hiện trong tác phẩm truyện Nôm, nhân vật được xem là phương tiện để phản ánh xã hội, thể hiện cảm quan hiện thực của tác giả. Chức năng của nhân vật là khái quát những hiểu biết, ước mơ, kỳ vọng về cuộc sống của người dân hay tác giả. Đồng thời hình tượng nhân vật còn là đại diện cho những mặt bản chất của một loại người, một tầng lớp xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình sáng tác nói chung hay truyện Nôm nói riêng, nhân vật là một phần không thể thiếu. Người nghệ sĩ sáng tạo nên nhân vật đều gửi gắm tư tưởng, quan điểm và nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người hay một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Xuất hiện trong các tác phẩm văn học, dù được gọi tên hay không, dù được miêu tả một cách trau chuốt hay sơ lược, dù sinh động hay mờ nhạt thì các nhân vật đều là một phần mật thiết thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Cuộc sống vốn dĩ đa chiều và phức tạp, tác giả khai thác và thể hiện cuộc sống một cách rất riêng qua lăng kính chủ quan và đưa vào đứa con tinh thần của mình. Trong khi đó, nhân vật văn học góp phần thể hiện tư tưởng tác phẩm. Hay nói cách khác, nhân vật trong tác phẩm là phương tiện tái hiện cuộc sống. Cuộc sống con người thường hiện diện hai thái cực thiện - ác, chính - tà thì nhân vật văn học về cơ bản cũng được chia thành hai loại hình chính diện - phản diện để khắc họa cuộc sống con người. Trong truyện Nôm, bao gồm truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân, nhân vật nhìn chung được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Hai loại hình

nhân vật này có sự đối lập với nhau về bản chất, tính cách và hành động. Mỗi loại nhân vật đại diện cho một loại người trong xã hội và cách nhìn nhận của tác giả đối với cuộc sống.

Có thể nói, truyện Nôm là một trong những thể loại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian, cụ thể là truyện cổ tích. Chính vì thế, về hệ thống nhân vật truyện Nôm, cả truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân, có những điểm tương đồng với nền văn học này. Đó là phân chia nhân vật theo tư duy nhân vật loại hình với hai loại: chính diện và phản diện. Trước hết và nổi bật, cũng chính là trung tâm trong các tác phẩm, nhân vật chính diện luôn được xây dựng sinh động và xuất hiện xuyên suốt cả tác phẩm. Loại hình nhân vật chính diện vốn dĩ đều là những người tốt, nhận được sự yêu mến từ độc giả. Loại hình nhân vật này đều đại diện cho cái đẹp, thể hiện những giá trị chân - thiện - mỹ của cuộc sống. Bởi vậy, họ luôn mang trong mình tư tưởng của tác giả và lý tưởng thời đại. Khi xây dựng loại hình nhân vật chính diện, tác giả thường thiên về tính lý tưởng hóa. Các nhân vật trau chuốt tỉ mỉ về ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ và cả hành động.

Truyện Kiều của Nguyễn Du có hệ thống nhân vật đa dạng và phong phú, trong đó tuyến nhân vật chính diện phải kể đến chị em Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải. Các nhân vật này xuất hiện xuyên suốt, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội

dung tư tưởng của tác phẩm. Loại hình nhân vật chính diện trong Truyện Kiều được

Nguyễn Du trau chuốt kĩ về mặt ngoại hình, đồng thời cũng miêu tả rất tỉ mỉ về ngôn ngữ, hành động trong suốt tác phẩm với bút pháp ước lệ tượng trưng.

Đến với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để chị em Thúy Kiều, Thúy Vân bước ra

từ trang thơ với vẻ đẹp mang đầy tính ước lệ.

“Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.”

Chỉ bằng bốn câu thơ, Nguyễn Du đã cho người đọc biết nhà Vương ông có hai cô con gái xinh đẹp, cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trắng trong như tuyết. Mỗi người đều có một vẻ đẹp toàn vẹn khác biệt, không ai giống ai. Tuy nhiên, vẻ đẹp và

tài năng của Thúy Vân và Thúy Kiều không chỉ dừng lại ở những câu thơ miêu tả bao quát như trên mà còn được tác giả miêu tả rất chi tiết và cụ thể:

“Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Nàng Vân được miêu tả với nét đẹp cao sang, quý phái, mang hình dáng đường bệ mà không quá uy nghiêm. Khuôn mặt tròn đầy mang vẻ phúc hậu, nét lông mày nở nang sinh động, nụ cười thì như hoa còn răng thì trắng như ngọc như ngà. Ở Thúy Vân, vẻ đẹp của người con gái được thể hiện qua mái tóc dài mượt đến mây phải thua, làn da trắng mà tuyết phải nhường. Có thể nói, nàng mang trong mình nét đẹp hài hòa, đài các của một tiểu thư quý tộc. Vẻ đẹp đoan trang khiến thiên nhiên phải nhún nhường được Nguyễn Du miêu tả rất chi tiết, cho thấy sự trân trọng và nâng niu, đồng thời cũng thể hiện tình cảm quý mến của tác giả với nhân vật. Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân không chỉ qua hình thể bên ngoài mà cả tâm hồn, qua lời ăn tiếng nói của nhân vật.

“Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời.”

Thúy Vân khuyên chị nối lại tình xưa với Kim Trọng bằng lời lẽ ẩn dụ sâu xa. Ngôn từ Vân dùng mang tính chất ước lệ và biểu cảm cao, đẹp và sâu sắc. Thúy Vân không những đẹp về ngoại hình, ngôn ngữ mà còn đẹp về cả đạo đức và tính cách. Nàng chấp nhận thay chị kết duyên với Kim Trọng khi được chị cậy nhờ, đến lúc Thúy Kiều trở về, Vân lại khuyên chị nối lại duyên xưa với chàng Kim, làm tròn trách nhiệm và bổn phận của một người em trong nhà. Nhân vật Thúy Vân mang hình ảnh người phụ nữ thời bấy giờ có vẻ đẹp và đức hạnh nhưng lại luôn phải chấp nhận số phận đưa đẩy và không phản kháng.

Nguyễn Du còn xây dựng một Vương Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, song vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật không được chú trọng miêu tả đến từng chi tiết như Thúy Vân mà chỉ được gợi tả sau phép so sánh, đòn bẩy. Nhưng chính điều này lại làm vẻ đẹp của Thúy Kiều trở nên nổi bật, mặn mà hơn.

“Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”

Thúy Kiều xuất hiện trước mắt độc giả với nét đẹp mặn mà, sắc sảo, say đắm lòng người đến nỗi khiến cho thiên nhiên phải hờn ghen vì thua kém. Trong câu thơ này, Nguyễn Du cho thấy vẻ đẹp của Kiều không dừng lại ở ngưỡng thiên nhiên thua

nhường mà phải ghen hờn vì thua kém. Nhân vật trong Truyện Kiều không những

được miêu tả vẻ đẹp ngoại hình mà còn được chú trọng ở cả phương diện tài năng, đặc biệt Thúy Kiều nổi trội ở phương diện đàn ca:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một chương.”

Nguyễn Du đã vượt qua những định kiến xã hội về người phụ nữ để đề cao và ca ngợi không chỉ nhan sắc mà cả tài năng của họ. Có thể nói nàng Kiều của Nguyễn Du không những tài sắc vẹn toàn mà còn là một người con gái có những phẩm chất cao quý khác như lòng hiếu thảo với cha mẹ. Nàng cam chịu cắt đứt mối tơ duyên với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em khi gia đình gặp nạn.

“Duyên hội ngộ, đức cù lao, Bên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn?

Để lời thệ hải minh sơn,

Làm con trước phải đền ơn sinh thành. Quyết tình nàng mới hạ tình: Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.”

Gánh nặng hiếu tình khó phân đến thế nhưng cuối cùng Kiều chọn dứt tình báo hiếu. Hành động bán mình chuộc cha cho thấy tấm lòng hiếu thảo, nhân phẩm và đạo đức cao đẹp vốn có của một nhân vật chính diện. Đến khi sống nơi đất khách quê người, nỗi nhớ về Kim Trọng vẫn cứ day dứt bởi mới hôm nào còn hẹn ước trăm năm mà nay phải cắt đứt mối duyên ấy. Chính vì thế mà tấm chân tình ấy vẫn luôn đáu đáu

Đó là biểu hiện của lòng chung thủy, đồng thời là hành động góp phần bộc lộ cảm hứng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. Nàng Kiều hội tụ đầy đủ tài sắc, nhân phẩm, tích cách nhưng lại phải chịu mười lăm năm lưu lạc nơi đất khách quê người, “trải qua một cuộc bể dâu” để “những điều trông thấy” làm độc giả phải “đau đớn lòng”. Hình ảnh người phụ nữ tài sắc vẹn toàn lại cam chịu số phận bất hạnh mà Nguyễn Du xây dựng là hình tượng người phụ nữ lúc bấy giờ. Dưới chế độ phong kiến thối nát, sự chi phối của đồng tiền và sự bóc lột của bọn quan lại, họ phải cam chịu cuộc sống đau khổ, bất hạnh nhưng không thể phản kháng. Xây dựng nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du bày tỏ sự cảm thông với số phận người phụ nữ thấp hèn, không có tiếng nói trong xã hội. Qua đó, ông cũng ca ngợi vẻ đẹp và khao khát tự do trong tình yêu của họ. Đồng thời tố cáo xã hội và bọn quan lại phong kiến đã đày đọa và tước đoạt quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người.

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng một hệ thống nhân vật

phong phú về số lượng và đa dạng về ngoại hình, tính cách. Tuy nhiên về cơ bản, các nhân vật trong tác phẩm được độc giả nhận diện theo sự phân chia chính diện và phản diện. Nhắc đến nhân vật chính diện trong tác phẩm của Nguyễn Du, phải kể đến Kim Trọng. Chàng thư sinh họ Kim được giới thiệu từ tên họ, gia thế, học vấn đến tài năng ngay từ buổi đầu gặp mặt hai chị em Thúy Kiều ở hội đạp thanh.

“Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh. Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.”

Kim Trọng xuất hiện trước mắt độc giả là một tài tử “hào hoa”, “phong nhã” có xuất thân giàu có và tài năng lỗi lạc. Chàng đại diện cho mẫu người lý tưởng, hội tụ đầy đủ cả tài mạo, tâm hồn lẫn tính cách của một tài tử được lý tưởng hóa. Thậm chí, sự tài hoa của bậc tài tử ấy được thể hiện qua cả ngôn ngữ. Kim Trọng tỏ tình với Thúy Kiều bằng một loạt từ ngữ điển tích và ẩn dụ làm tăng thêm tính cách điệu hóa của ngôn ngữ nhân vật qua những câu thơ:

“Xương mai tính đã rủ mòn, Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay. Tháng tròn như gửi cung mây, Trần trần một phận ấp cây đã liều.”

Trong khi đó, nhân vật Từ Hải xuất hiện ở nửa phần sau của tác phẩm, đóng vai trò là người chuộc thân cho Kiều và giúp nàng trả ân báo oán. Dưới ngòi bút miêu tả của mình, Nguyễn Du đã khắc họa một nhân vật anh hùng đại diện cho lý tưởng và công bằng của thời đại với vóc dáng và tướng mạo phi thường:

“Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.”

Từ Hải còn là người anh hùng với võ nghệ xuất chúng có tài thao lược, đồng thời chàng cũng là người ngang tàng, bất khuất, coi thường công danh và khao khát tự do.

“Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông. Giang hồ quen thói vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.”

Đặc biệt chàng luôn quyết đoán, dứt khoát trong mọi quyết định. Ngay từ khi

gặp nàng Kiều, Từ Hải đã quyết: “Một lời đã biết đến ta, muôn chung nghìn tứ cũng là

có nhau” Đến khi:

“Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Và chàng đã thực hiện lời hứa trước khi ra trận, giúp nàng Kiều trả ân báo oán cho rõ bao phen tủi nhục mà nàng đã chịu. Tất cả đều là nhờ những quyết định của Từ Hải. Đến khi chết, nhân vật này cũng được miêu tả một cách hiên ngang lẫm liệt.

Chính vì vậy mà trong Truyện Kiều mới có một cái chết kinh thiên động địa:

“Khí thiêng khi đã về thần

Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng! Trơ như đá, vững như đồng,

Cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Nhiều mâu thuẫn trở nên gay gắt, xã hội Việt Nam trở nên rối ren, chiến tranh loạn lạc giữa các phe phái xảy ra liên tiếp. Các thế lực thống trị thay nhau lên cầm quyền, đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra một hoàn cảnh chưa từng có: sự lên ngôi của những anh hùng nông dân áo vải. Phản ánh hiện thực lúc bấy giờ, Nguyễn Du xây dựng nhân vật Từ Hải - hình tượng anh hùng đứng lên chống lại xã hội mục nát ấy với những phẩm chất đáng quý và lý tưởng của thời đại.

Có thể nói, những nhân vật chính diện xuất hiện trong Truyện Kiều được

Nguyễn Du chú trọng xây dựng rất chi tiết và thành công. Nguyễn Du xây dựng những nhân vật này bằng bút pháp miêu tả ước lệ, để nhân vật có lối nói ẩn dụ và cách điệu hóa cao. Họ hiện lên là hình ảnh của mẫu người lý tưởng thời đại, hội tụ đầy đủ vẻ đẹp về ngoại hình, nhân cách, tâm hồn, ngôn ngữ và hành động tốt đẹp của con người. Những nhân vật này đều có phẩm chất đạo đức cao quý, thủy chung với tình yêu, hiếu thảo với cha mẹ, khao khát tự do, không màng công danh. Loại hình nhân vật chính

diện trong Truyện Kiều là hiện thân của những giá trị chân - thiện - mỹ. Đồng thời loại

hình nhân vật này còn thể hiện quan điểm tư tưởng của tác giả và cách nhìn về xã hội đương thời.

Ngoài Truyện Kiều của Nguyễn Du, những nhân vật trong Sơ kính tân trang của

Phạm Thái cũng được xây dựng trên tiêu chí trên. Cụ thể là Phạm Kim với xuất thân “quyền gia” thuộc “trâm anh dòng dõi”, có dáng “chiều lịch thiệp, vẻ đong đưa khác vời”. Thơ văn trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX hầu như ở tất cả các thể loại đều có các tác phẩm ca ngợi những con người tài hoa, tài tử. Chính vì thế, chàng Phạm Kim trong tác phẩm của Phạm Thái được miêu tả với tài năng xuất chúng:

“Từ chương, phú lục, văn thi Cung đao, kiếm mã, mọi bề làu thông.

Nghề chơi tài tử lọt vòng Vang đàn thi bá, nổi vùng cầm tiên.

Cờ thần, rượu thánh nức tên,

Tiêu hay múa phượng, dịch tiên gáy hoàng.

Nghề thuật vốn số tinh tường

Phạm Kim hội tụ đầy đủ tài năng từ văn chương, chàng có thể ngẫu bút tức cảnh sinh tình mà làm thơ cho đến “cung đao, kiếm mã”. Là một tài tử nổi danh trong vùng biết rộng rãi đến những điều nhỏ nhặt, chàng thổi tiêu hay đến nỗi chim phượng phải múa, chim hoàng phải gáy. Chàng Phạm còn tinh đạo Tiên, biết đạo Phật, hiểu

thuật phong thủy và thông về nghề y. Cũng như những nhân vật trong Truyện Kiều,

nhân vật chính trong Sơ kính tân trang được xây dựng đầy tính ước lệ, cách điệu hóa

cao. Đặc biệt về phương diện ngôn ngữ, nhân vật chính diện sử dụng nhiều điển cố hơn so với nhân vật phản diện.

“Nguyện lòng này với lửa hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 40 - 56)