7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Đổi mới kết thúc nhân vậ tở truyện Nôm bác học
Mỗi câu chuyện sẽ có cách kết thúc riêng, tuy nhiên ta có thể thấy được sự giống nhau trong trong các tác phẩm truyện Nôm bình dân: nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị thích đáng, còn nhân vật chính diện sẽ được đoàn tụ viên mãn. Hầu hết trong các tác phẩm, nhân vật chính đều có xuất thân mồ côi, nghèo khó và phải chịu cảnh khó khăn, cuộc đời nhiều chông gai và thử thách. Song đến cuối cùng, họ vẫn vượt qua tất cả để gặt hái được thành công, đoàn tụ với gia đình hay với người mình yêu.
Thạch Sanh từ nhỏ phải chịu cảnh mồ côi, phải tự lực nuôi sống bản thân. Và sau bao lần bị tính toán, hãm hại để tranh công, trải qua bao thử thách và khó khăn, chàng được đền đáp xứng đáng. Được nhà vua gả công chúa, lên ngôi và sống trong
hạnh phúc. Có thể nói tư tưởng chủ đạo của Thạch Sanh xuất phát từ tư tưởng, triết lý
sống của dân gian. Tư tưởng khuyên con người lạc quan lao động trong cuộc sống, tin và đấu tranh cho chính nghĩa rồi cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Chính vì vậy mà tác phẩm kết thúc bằng sự đoàn tụ và có hậu.
Trong tác phẩm Thoại Khanh - Châu Tuấn, dù gian nan cách trở, nàng Thoại
Khanh vẫn một mực thủ tiết chờ chồng, hiếu thảo nuôi dưỡng mẹ chồng, không ngại khó khăn cõng mẹ tìm Châu Tuấn và cuối cùng này được hưởng một cuộc sống viên mãn bên người chồng mà nàng yêu thương. Trong lúc đó, chàng Châu Tuấn bị ép gả cho công chúa nhưng vẫn một mực từ chối, quyết không phụ bỏ người vợ thuở hàn vi. Chính những phẩm chất cao quý và tấm lòng chung thủy của họ đa cảm hóa cảm hoá cả hai vị vua và hai nàng công chúa. Châu Tuấn được lên ngôi vua, sống sung sướng cùng Thoại Khanh và hai người vợ thứ là con Tề vương và Tống vương.
Đọc Tống Trân - Cúc Hoa, ta cũng thấy hình ảnh chàng Tống Trân bị đày đi sứ
vì từ chối việc kết duyên cùng công chúa nước nhà, đến khi qua nước Tần gặp qua bao khó khăn vì bị vua Tần xem là xứ giả “An Nam tiểu quốc”. Cuối cùng chàng đã vượt qua tất cả, trở về bên Cúc Hoa. Ở nhà, Cúc Hoa một lòng chờ chồng, nuôi mẹ. Nàng bị cha ép gả cho Đình trưởng trong làng. Cúc Hoa không nghe, bị cha nhốt lại, đánh đập tàn nhẫn và bắt mẹ Tống Trân phải xuống ở trong chuồng trâu. Quá đau khổ và để thủ
tiết với chồng, Cúc Hoa đến núi Sơn Vi định quyên sinh. Thần Sơn Tinh thấu rõ tình cảnh, hóa phép thành mãnh hổ sang nước Tần để đưa thư của Cúc Hoa cho chồng. Tống Trân dâng bức thư ấy lên vua Tần, nhà vua cho chàng về nước trước kỳ hạn. Thế rồi bao nhiêu khó khăn cũng qua, Tống Trân được đoàn viên cùng Cúc Hoa, lại cưới thêm công chúa nước Tần làm vợ hai.
Trong các tác phẩm truyện Nôm bình dân, nhân vật chính diện có kết thúc đoàn tụ thể hiện công lý xã hội. Kết thúc như vậy còn cho thấy niềm tin của người dân về cuộc sống: người thiện luôn chiến thắng kẻ ác, kẻ ác sẽ luôn bị trừng trị. Kết thúc này có thể nói là phổ biến trong truyện cổ tích, đến truyện Nôm bình dân, kết thúc truyện này vẫn được giữ vững theo môtip truyện dân gian Việt Nam.
Với loại truyện Nôm bác học, nhìn về hình thức các nhân vật chính diện cũng có một kết thúc đoàn viên, song xét về bản chất có nhân vật lại là mở ra một bi kịch tiếp theo của cuộc đời. Trong ba tác phẩm truyện Nôm bác học mà chúng tôi có đề cập
đến trong luận văn có thể nói chỉ có nhân vật Dao Tiên trong tác phẩm sau Hoa tiên kí
là có một số phận may mắn hơn cả. Nàng được đoàn tụ và sống hạnh phúc viên mãn
bên chàng Lương sinh, còn nàng Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang thực chất đã chết
sau khi tự tử bởi sự ép hôn của viên Đô đốc kinh kỳ, nhưng có lẽ đau đớn, tủi nhục và
bi thương nhất chính là nàng Kiều của Nguyễn Du trong Đoạn trường tân thanh.
Nguyễn Du viết về cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều nơi đất khách quê người đã xây dựng kết thúc với sự đoàn tụ của Thúy Kiều, Kim Trọng. Nàng Kiều không bỏ mình như lời báo mộng của Đạm Tiên mà được trở về sum họp với gia đình. Tuy nhiên khi về đến nhà, Thúy Vân khuyên chị nối lại tình xưa mà Kiều lại cảm thấy không còn xứng đáng với chàng Kim. Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Du tiên đoán về cuộc đời lắm truân chuyên của Thúy Kiều với lý do:
“Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”
Thế rồi Nguyễn Du đi lý giải với độc giả cơ sự nguồn cơn bao năm truân chuyên của Thúy Kiều cùng niềm trăn trở:
“Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
Tài mệnh tương đố, người con gái tài sắc vẹn toàn thì cuộc đời sẽ lắm truân chuyên và giông bão. Và những định kiến xã hội về người con gái chốn phong trần:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
Nàng Kiều dù có trở về sum họp với gia đình và chàng Kim thì cái kết ở đây chỉ là hình thức khép lại cuộc đời đầy gian nan của Thúy Kiều nhưng không thể khép lại số phận của người con gái tài sắc vẹn toàn bị thiên nhiên hờn ghen. Thực chất, kết thúc mà Nguyễn Du tạo ra là cái kết mang tính hình thức, kết thúc mang bi kịch muôn đời không đổi của người phụ nữ. Thúy Kiều được trở về gia đình là khi xã hội đã tước đoạt đi hoàn toàn khát vọng sống của nàng. Nàng ba lần đi tu nhưng cả ba lần đều muốn vượt thoát khỏi cửa thiền để về với cuộc sống trần tục, nhưng khi trở về, lòng nàng đã lại hướng về cửa Phật: “chẳng tu cũng thể như tu mới là”, lấy Kim Trọng nhưng là “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bè”. Lúc này giá trị cuộc sống đúng nghĩa đã khép lại với Thúy Kiều. Đi sâu hơn, Nguyễn Du chỉ ra hàng loạt lý do đẩy Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ lúc bấy giờ nói chung đến tình cảnh khốn cùng là vì quan niệm trinh tiết, định kiến xã hội, áp bức bất công của chế độ giai cấp. Chưa bao giờ văn học Việt Nam trung phản ánh ý thức về nhân quyền, quyền mưu cầu tự do hạnh phúc như văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đầu XIX. Và không nhân vật nào có thể tập trung hết
tất cả những phẩm chất ấy rõ nét hơn nàng Kiều của Nguyễn Du. “Có thể nói Truyện
Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại nhà thơ đang sống, trong đó Nguyễn Du muốn nêu bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ với sự áp bức của chế độ phong kiến lúc suy tàn” [30, tr.82].
Bên cạnh đó, truyện Nôm bác học còn có kết thúc chỉ mang tính chất là ảo
mộng. Sơ kính tân trang của Phạm Thái chính là tác phẩm như vậy. Kết thúc ảo mộng
như trên được hình thành dựa vào yếu tố kỳ ảo trong truyện. Yếu tố này xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, là yếu tố thúc đẩy diễn biến hành động nhân vật. Đồng thời đây là yếu tố giữ cho cán cân công lý được đứng vững. Trong tác phẩm, khi mộng Cần Vương tan vỡ, nhất là khi người tình Quỳnh Thư buộc phải tự vẫn để giữ trọn phẩm tiết, Phạm Kim lâm trọng bệnh và đã mời thầy thuốc tài giỏi như danh y cổ đại Biển
Thước, tổ sư Đạo giáo Thái Thượng Lão Quân nhưng bệnh mười không giảm một phân. Giữa lúc đó, đạo mầu tiên ứng nghiệm đã giúp:
“Quỳnh nương phong hộp linh đan,
Gửi đồng đưa xuống chữa chàng phong sương. Viêm lô đem lại thiều quang,
Chồi mai mưa thụy, cành dương gió hòa.”
Bệnh tình thuyên giảm, chàng quyết định khoác áo thiền tăng để lánh chốn thị phi. Song, sự quyết định này lại dẫn chàng gặp Thụy Châu - cô con gái của Trương Công. Sau khi xướng họa với Thụy Châu, Phạm Kim nhận ra người tri âm đã gặp người tri âm nên không thể tuyệt cầm. Phạm Kim kể lại cho Thụy Châu nghe về mối tình của chàng với Quỳnh Thư thuở trước và đã nhận ra Thụy Châu chính là nàng Quỳnh Thư. Nếu trước đây, tình yêu của Phạm Kim và Quỳnh Thư bị ngăn cách giữa hai cõi nhân gian thì giờ đây mối tình ấy được chắp nối lại ngay cõi thực:
“Nàng nghe nói đến chữ “Quỳnh”,
Nghĩ tiền duyên hẳn là mình chẳng sai. Ngửa tay xem dấu tỏ mười,
Vậy hay sinh hóa cơ trời lạ thay! Chàng rằng: “Một mối duyên này,
Khen cho Nguyệt lão xe dây tơ hồng”.
Trong tác phẩm, tác giả đã hư cấu thêm một số tình tiết không có thực để cốt truyện kết thúc có hậu như các truyện Nôm khác. Quỳnh Thư sau khi chết được tái sinh thành Thuỵ Châu. Trên đường lãng du, đôi tài tử Phạm Kim và giai nhân Thụy Châu đã gặp, kết hôn và sống với nhau hạnh phúc. Yếu tố kỳ ảo đóng vai trò gắn kết
mạch truyện, đồng thời góp phần tạo nên cái kết có hậu. Sơ kính tân trang là tác phẩm
ghi ghép lại cuộc đời Phạm Thái từ thân thế đổ vỡ, sự nghiệp dang dở cho đến tình
duyên lận đận. “Có lẽ không đâu tình yêu xót xa, quặn đau hơn là tình yêu của Phạm
Thái trước cái chết của Trương Quỳnh Như” [30, tr.68]. Chính vì tái hiện lại cuộc đời và mối tình năm xưa, tác phẩm ngay từ đầu đã có tính ảo mộng.
Ngoài ra, còn một điểm khác biệt về kết thúc của nhân vật chính diện ở truyện Nôm bác học so với truyện Nôm bình dân, đó là cùng với kết thúc hậu hình thức của Thúy Kiều, ảo mộng của Quỳnh Thư là cái chết ngạo nghễ nhưng đầy tức tưởi “trơ
như đã vững như đồng” của Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ Hải là người anh hùng đại diện cho lý tưởng thời đại nhưng lại chết trận. Có lẽ khi sáng tác
Truyện Kiều, Nguyễn Du vẫn là một thần tử khá trung thành của chế độ phong kiến nên tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến: xem vua là trời, triều đình là chính và không ai có thể chống lại. Đặc biệt dưới sự áp bức của chế độ phong kiến lên quyền sống của con người, Nguyễn Du nói lên sự day dứt về số phận con người, sự đồng cảm với họ, đặc biệt là người phụ nữ. Vì thế, dù là anh hùng nhưng Từ Hải lại là người khởi xướng phong trào chống lại triều đình lúc bấy giờ nên chàng phải chết trận, tuy Hoạn Thư đóng vai phản diện nhưng hành động của nàng nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình lại được tha bổng, Hồ Tôn Hiến là tác nhân gây họa cho dân lành lại được thăng quan thưởng tước. Kết thúc truyện là một trong những phương diện thể hiện quan điểm cá nhân, bằng cách xây dựng kết thúc nhân vật có sự khác biệt với những tác phẩm truyện thơ còn lại, Nguyễn Du vừa góp phần phản khao khát của người dân, nói lên tiếng lòng và ý kiến cá nhân của bản thân vừa thể hiện sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến đương thời.
Giá trị của tác phẩm văn học được kết thành từ nhiều phương diện khác nhau. Từ nội dung tư tưởng đến hình thức thể hiện đều đóng vai trò quan trọng. Trong đó số phận bi thương của nhân vật được kết thúc như thế nào là một vấn đề được quan tâm hơn hết. Nhìn một cách tổng thể, nhân vật giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, về cơ bản có những điểm tương đồng, song ở một chừng mực nào đó vẫn có sự khác biệt nhất là ở cái kết cuộc đời của nhân vật. Kết thúc đoàn tụ trong truyện Nôm bình dân thể hiện niềm tin và ước mơ về công lý xã hội, còn kết thúc có phần bi kịch ở truyện Nôm bác học lại thể hiện cái cái nhìn hiện thực hơn về cuộc sống của các tác giả truyện Nôm bác học - những người có cảm thức sâu về đời sống thực tại. Nguyễn Du cho Thúy Kiều sum vầy cùng gia đình, kết thúc cuộc sống lưu lạc của nàng nhưng trong thực tế bi kịch của nàng nói chung và người phụ nữ nói riêng vẫn chưa kết thúc. Qua đó tác giả thể hiện sự thương cảm của mình với những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh, đồng thời cũng lên án tố cáo xã hội hiện thực đã dồn đuổi con người nhất là người phụ nữ tước đoạt đi của học những quyền lợi chân chính như quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc. Đây chính là điểm dị biệt mà ta có thể nhận thấy rõ ràng trong kết thúc của truyện Nôm bình dân và bác học. Truyện Nôm bình dân đa số có nguồn gốc từ văn học dân gian cho
nên kết thúc ở các phẩm này đều ít nhiều có tính chất của văn học dân gian: kết thúc mang tính lý tưởng thể hiện khát khao, nguyện vọng và niềm tin của người dân vào cuộc sống. Đến truyện Nôm bác học, các tác giả bắt đầu có quan niệm, cái nhìn của riêng mình về cuộc sống, chính vì thế, kết thúc của nhân vật là điều đáng chú ý. Tất cả những điểm này đã góp phần tạo nên sự mới lạ, đặc biệt còn thể hiện cái nhìn, quan điểm của tác giả với đời sống.
Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đầy biến động do sự khủng hoảng, bế tắc của nhà nước phong kiến và sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Truyện Nôm ra đời mang tính tất yếu của lịch sử và tuân theo quy luật phát triển của văn học trung đại. Các tác phẩm thể hiện khát vọng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ quyền sống, nhân phẩm và giá trị con người, khát vọng bảo vệ công lý. Đồng thời còn khẳng định khát vọng tình yêu lứa đôi tuổi trẻ và sự chiến thắng của tình yêu tự do. Vì thế, nhân vật là phương diện quan trọng được quan tâm nhiều nhất để phản ánh tròn vẹn quan niệm, tư tưởng của tác giả trong mỗi tác phẩm. Chính vì thế trong truyện thơ Nôm nói chung, hay truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học nói riêng, giữa loại hình nhân vật chính diện hay phản diện không những có nét tương đồng mà còn cả nét dị biệt.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, qua phân tích những điểm dị biệt về loại hình nhân vật giữa truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân, chúng tôi nhận thấy truyện Nôm bác học có sự mở rộng hơn về loại hình nhân vật. Nhân vật có nhiều tuyến đa dạng và phức tạp với nhiều thành phần khác nhau, nhiều tầng lớp khác nhau với những đặc trưng riêng. Nhân vật xuất hiện từ tầng lớp nô tỳ đến tiểu thư quý tộc, từ dòng dõi thư hương đến thương nhân, từ người anh hùng đến bọn quan lại cầm quyền hay bọn buôn người đến sư sãi nhà chùa. Có thể nói, các nhân vật đa dạng, không những được miêu tả ở đời sống bên ngoài mà còn được đi sâu vào đời sống bên trong. Những cách tân và phá cách về nhân vật trong tác phẩm truyện Nôm bác học như: qua việc miêu tả ngoại hình để dự đoán số phận, miêu tả tâm trạng nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình hay miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật góp phần làm cho hình ảnh nhân vật có chiều sâu và con người hơn. Không những vậy, nhân vật trong những tác phẩm truyện Nôm bác học còn phát triển tính cách và tâm lý phức tạp. Tính cách, tâm lý lẫn tình cảm hay hành động của họ không có một khuôn mẫu nhất định trong suốt tác phẩm. Theo chiều dài