Kết thúc của nhân vật phản diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 76 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Kết thúc của nhân vật phản diện

Trái ngược hoàn toàn với những đặc điểm của nhân vật chính diện, những nhân vật phản diện đều đại diện cho những lực lượng phi nghĩa, cho cái ác. Các tác giả xây dựng những nhân vật này trước tiên để phản ánh xã hội. Xã hội phong kiến hiện ra trước mắt người đọc với gương mặt bỉ ổi, hèn hạ của Hồ Tôn Hiến. Hắn ta không có tài trí nhưng lại xảo quyệt, lừa gạt Thúy Kiều bằng những lời dụ dỗ để đánh bại Từ Hải. Bộ mặt của xã hội lúc bấy giờ còn được thể hiện qua nhân vật viên Đô đốc chốn

Kinh kỳ trong Hoa tiên kí dùng chức quyền và vẻ mặt xấc xáo đến hăm dọa và ép cưới

nàng Quỳnh Thư. Trong đó, những nhân vật vua chúa chỉ được nhắc đến sơ lược qua hành động ép gả công chúa cho Tống Trân, Châu Tuấn cũng góp phần cho thấy uy quyền của bọn vua quan lúc bấy giờ: theo lệnh thì sống, trái lệnh thì chết. Không những thể hiện bộ mặt xã hội với mối quan hệ bên ngoài, tác giả truyện Nôm còn miêu tả nhân vật cha Cúc Hoa với hành động gia trưởng, độc đoán ép gả con gái cho Đình Trưởng cũng góp phần thể hiện mối quan hệ gia đình. Điều ấy phản ánh cuộc sống bất hạnh của người phụ nữ lúc bấy giờ luôn bị chi phối, không những ngoài xã hội mà ngay cả trong gia đình. Hệ thống nhân vật phản diện còn góp phần thể hiện cách nhìn

của tác giả về một loại người trong xã hội. Đặc biệt là Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cho

độc giả thấy được bản chất thối tha, lừa lọc, dối trá của phường buôn thịt bán người qua hình ảnh của Mã Giám Sinh, Mụ Tú Bà, Sở Khanh và Bạc Bà, Bạc Hạnh. Những tên gọi này rất đỗi bình thường cho đến khi Nguyễn Du dùng chúng như để nói lên bộ mặt của một hạng người đại diện cho cái xấu. Hệ thống những nhân vật này còn phải kể đến Lý Thông, con người tính toán thiệt hơn, lừa dối hãm hại Thạch Sanh để đạt được vinh hoa phú quý.

Về phẩm chất và tính cách, hệ thống nhân vật phản diện trái ngược với nhân vật chính diện. Hai loại hình nhân vật này được xem là hai thái cực đối lập nhau cùng tồn tại trong một tác phẩm. Nếu nói những nhân vật chính diện hiền lành, tốt bụng, đại diện cho lý tưởng thời đại thì nhân vật phản diện là những kẻ xấu, biểu tượng cho những điều phi nghĩa. Những nhân vật này xấu từ ngoại hình cho đến tính cách. Cái vẻ “nhờn nhợt màu da” của Mụ Tú Bà, “mày râu nhẵn nhụi” và “áo quần bảnh bao” của Mã Giám Sinh, ... lại có hành động thô kệch, bộc lộ rõ bản tính của chúng. Những nhân vật này được miêu tả với những tính cách xấu xa: Lý Thông mưu mô xảo trá, dối gạt bạn bè luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh; Hồ Tôn Hiến bỉ ổi, hèn nhát; Viên Đô đốc chốn Kinh kỳ ỷ thế hiếp người; tên ma cô dắt gái Mã Giám Sinh phô trương, Mụ Tú Bà điêu ngoa, xảo quyệt; Hoạn Thư hung hăng lại tàn ác; Lý Thông mưu mô, giả

dối; cha Cúc Hoa gia trưởng; các vị vua trong Tống Trân - Cúc Hoa Thoại Khanh -

Châu Tuấn lại độc quyền,...

Đi ngược lại với kết thúc của nhân vật chính diện, nhân vật phản diện luôn bị trừng phạt thích đáng. Trong tác phẩm truyện Nôm, loại hình nhân vật này luôn có những hành động xấu xa, tàn ác nên sẽ bị trừng trị. Gieo nhân nào gặp quả ấy chính vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng hành động nhân vật truyện Nôm.

Trong truyện Nôm bình dân, kết thúc của loại hình nhân vật này thể hiện quan niệm cái tốt, cái đẹp luôn chiến thắng của nhân dân ta. Đó cũng là quan niệm của văn học dân gian về cuộc sống và niềm tin của nhân dân. Kết thúc này được thể hiện rõ

nhất trong tác phẩm Thạch Sanh. Vua tôi mười tám nước chư hầu - đại diện cho lực

lượng chiến tranh phi nghĩa, làm cuộc sống của nhân dân lâm vào cảnh lầm than thì bị Thạch Sanh đẩy lùi. Hai mẹ con Lý Thông dù được tha bổng bởi sự nhân từ của Thạch Sanh nhưng lại không thể tránh khỏi phán quyết của Ngọc Hoàng:

“Triệu hồn hai mẹ con ra

Ngọc hoàng truyền chỉ đem ra tức thì. Mấy lời phán tỏ một khi:

Mày trên dương thế ở thì chẳng hay. Cùng người làm bạn không ngay.

Bắt mày hóa kiếp làm rày bọ hung. Làm người bạo ngược hai lòng Hành, tàng đã thấu công đồng sát tri.”

Vì những hành động dối trá và ác độc của mình với Thạch Sanh mà hai mẹ con Lý Thông phải trở thành bọ hung để đời đời kiếp kiếp bị người đời nguyền rủa và khinh bỉ. Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, dù như thế nào, những kẻ ác vẫn

không thể tránh khỏi sự trừng phạt của ông trời. Truyện Thạch Sanh là cuộc chiến giữa

cái thiện với cái ác. Trong cuộc sống, các ác luôn hoành hành, làm tổn hại tới những đạo lý tốt đẹp và cuộc sống của người lương thiện. Thực tế, trong cuộc sống đời thường, con người không bao giờ chấp nhận cái ác, họ luôn đứng lên đấtu tranh chống lại nó. Chính vì thế đề cao lòng vị tha của Thạch Sanh nhưng vẫn không quên khẳng định sự chiến thắng của công lý, của chính nghĩa. Đồng thời truyện còn thể hiện niềm tin và ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác của nhân dân vẫn không hề suy giảm.

Với hai tác phẩm Tống Trân - Cúc Hoa, Thoại Khanh - Châu Tuấn, những nhân

vật phản diện đều là vua chúa hay người cha trong gia đình. Phải chăng vì ý thức tôn sùng vua và hiếu thảo với cha mẹ, những nhân vật này cũng không có một kết thúc được gọi là thích đáng như Lý Thông? Tuy nhiên cũng có những nhân vật có kết thúc bị trừng trị như Tương Tử bạn Châu Tuấn. Vì mưu chiếm vợ bạn mà Châu Tuấn biết được bằng trừng trị:

“Sai quân nã trốc bắt chàng, Đem về gạn hỏi ngay gian cho tường.

Hỏi ra mọi việc rõ ràng,

Lột hết chức tước đuổi chàng về dân.”

Hành động mưu chiếm vợ bạn, phản bội lại niềm tin và tình bạn là điều không thể tha thứ. Loại người giàu đổi bạn như Tương Tử phải bị trừng phạt để độc giả rút ra được bài học về tình bằng hữu.

Tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn DuđểHoạn Thư bị bắt đến trước mặt nàng Kiều

để nàng báo oán. Hoạn Thư lúc đến trước mặt Thúy Kiều và Từ Hải đã dùng lý lẽ:

“Rằng: tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông là lẽ người ta thường tình”

Thúy Kiều nghe vậy liền tha sống cho Hoạn Thư. Có phải cũng là phận đàn bà với nhau, Thúy Kiều hiểu thấu nỗi lòng và lý do về cách hành xử của nàng Hoạn? Hay Hoạn Thư đã đưa ra những lý lẽ quá đúng đắn để biện minh cho những hành động độc

ác của mình khi xưa? Ở đây, ta thấy rằng, Truyện Kiều không những tập trung ca ngợi phẩm chất tốt đẹp và thể hiện tư tưởng nhân đạo qua hình ảnh Thúy Kiều mà còn bộc lộ cả sự cảm thông cho cuộc sống gia đình của người phụ nữ, cụ thể qua hình ảnh nàng

Hoạn Thư. Vì thế, nàng Hoạn trong Truyện Kiều được tha bổng, tuy nàng điêu ngoa,

độc ác nhưng hành động nàng làm chỉ cốt giữ vững hạnh phúc gia đình.

Trong khi đó, những nhân vật phản diện như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,… hãm hại Thúy Kiều bị xử chịu gia hình.

“Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà, Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.

Tú Bà cùng Mã Giám Sinh, Các tên tội ấy đáng tình còn sao ? Lệnh quân truyền xuống nội đao,

Thề sao thì lại cứ sao gia hình. Máu rơi thịt nát tan tành”

Dù ở truyện Nôm bác học hay truyện Nôm bình dân, nhân vật phản diện đại diện cho cái ác, cái xấu thường bị trừng trị đích đáng. Bằng cách này hay cách khác, họ đều phải trả giá cho những hành động xấu xa mà mình đã làm. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy có sự khác biệt trong kết thúc ở cả hai loại hình nhân vật chính diện và phản diện trong truyện Nôm bác học. (Chúng tôi sẽ nói kĩ hơn ở chương 3 của luận văn).

Tóm lại, hệ thống nhân vật phản diện trong tác phẩm truyện Nôm đều có những đặc điểm riêng biệt. Tất cả đều được thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn từ và kết thúc để nôỉ bật lên phẩm chất và tính cách nhân vật. Các nhân vật này

đều đại diện cho cái xấu, có sức tố cáo mạnh và có kết thúc thích đáng. “Người làm

việc ác phải bị trừng trị, người làm việc tốt được hưởng quả phúc. Thiện ác nghiệp báo thật nhãn tiền!” [52, tr.170] Đây chính là kết thúc mà ta chúng ta có thể gặp ở bất kỳ tác phẩm truyện Nôm nào nhất là truyện Nôm bình dân.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã phân tích những điểm tương đồng cơ bản của hai loại truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân. Chúng tôi nhận thấy, truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo, có dấu ấn riêng trong nền văn học trung đại. Trong bất kỳ một tác phẩm nào, nhân vật đều là phương diện nắm giữ vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm ấy. Đặc biệt, xét về hệ thống nhân vật và đi vào phân loại nhân vật, ta thấy hệ thống nhân vật được chia thành nhân vật chính diện và phản diện theo tư duy nhân vật loại hình của văn học dân gian. Khi xây dựng nhân vật chính diện, các tác giả thường thiên về tính chất lý tưởng hóa. Tập trung vun đắp cho nhân vật này mọi giá trị tốt đẹp, cả về hình thể bên ngoài lẫn phẩm chất đạo đức, đẹp cả về ngôn ngữ lẫn hành động. Nhân vật chính diện hội tụ tất cả những giá trị chân - thiện - mỹ, mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức, mỹ học của tác giả, thời đại. Các nhân vật nam không những là người tài giỏi, mưu lược tài trí mà còn có dũng khí, lòng chung thủy và hiếu thảo với cha mẹ. Còn nhân vật nữ vừa tài sắc vẹn toàn, có tài năng hơn người, vừa chung thủy, hiếu thảo lại hết sức kiên cường đấu tranh cho tình yêu tự do. Truyện Nôm có sự phân tuyến đối lập về tính cách tốt - xấu, thiện - ác, chính - tà hay còn gọi là sự đối lập giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Trái ngược với loại hình nhân vật chính diện còn có sự xuất hiện của các nhân vật phản diện. Hai loại hình nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau về lý tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động… Chính vì sự đối lập về tính cách, phẩm chất đạo đức dẫn tới sự trái ngược trong kết thúc ở hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. Là đại diện cho những giá trị chân - thiện - mỹ nên trong cuộc sống, những nhân vật chính diện thường được đoàn tụ sau bao gian khó, hưởng trọn vẹn hạnh phúc về sau. Trong khi đó, các nhân vật phản diện, những nhân vật ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, thường bị trừng phạt thích đáng. Hai kết thúc trái ngược nhau cho hai loại hình nhân vật đối lập, vừa thể hiện sự chiến thắng công lý trong cuộc sống, vừa đề cao khát khao của người dân về tương lai và chính nghĩa.

Chương 3

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NÔM BÁC HỌC VÀ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN - NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) loại hình nhân vật truyện nôm bác học và truyện nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh (Trang 76 - 81)