Sự hình thành tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp Sông Công, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 33 - 38)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Sự hình thành tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp Sông Công, tỉnh

Thái Nguyên

Công đoàn các KCN tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 275/QĐ/CĐCĐT ngày 03/01/2006 của Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, có công đoàn cơ sở KCN Sông Công. Tổ chức công đoàn KCN Sông Công đã nhen nhóm đi vào hoạt động từ rất nhiều năm nhưng phải đến năm 2006 mới chính thức được hình thành. Từ khi đi vào hoạt động, công đoàn luôn chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chịu sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn lao động tỉnh và Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên. Nhờ đó, phát huy vai trò của công đoàn, là sợi dây giữ vai trò cầu nối giữa chủ sử dụng lao động với người lao động. Do vậy, cần tạo điều kiện, cơ sở giúp hai bên hiểu về nhau cùng có lợi và thúc đẩy sự phát triển chung của KCN. Một bên tích lũy lao động, một bên tích lũy tài sản nuôi sống bản thân và gia đình. Đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của người lao động đối với giới chủ.

Trong suốt chặng đường 30 năm (1985-2014), tổ chức công đoàn ở KCN Sông Công luôn đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của KCN nói chung và sự ổn định về mọi mặt của công nhân, viên chức, lao động trong KCN nói riêng. Công đoàn KCN Sông Công hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhưng không tách rời các chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Công đoàn Việt Nam đề ra. Đồng thời, công đoàn chịu sự giám của Ban quản lý các KCN Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 130/2000/QĐ của Chính phủ. Ngày 20/11/2000, Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên được thành lập và trụ sở đặt tại Sông Công, với chức năng chính là quản lý các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh. Trong đó có KCN Sông Công với diện tích mặt bằng 320 ha, giai đoạn I đã triển khai là 69,37 ha, có 45 ha là diện tích đất công nghiệp. Việc triển khai các dự án đi vào sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả bước đầu, nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường. Trong quan hệ lao động

đến nay chưa có tranh chấp lớn xảy ra tại KCN. Tuy nhiên, việc thực hiện các chế độ chính sách, quyền lợi của khu vực này chưa được quan tâm sâu sắc.

Năm 2006, KCN Sông Công có 08 công đoàn cơ sở hoạt động với tổng số đoàn viên là 559. Trong đó, có 03 công đoàn cơ sở trực thuộc liên đoàn lao động TP. Sông Công, 02 công đoàn cơ sở là đơn vị hành chính, 02 công đoàn cơ sở thuộc công ty trung ương. Thực trạng về hoạt động công đoàn trong KCN chưa đáp ứng được yêu cầu quy mô tập trung cao của KCN với đội ngũ lao động chuyên về sản xuất công nghiệp. Do vậy, sự chỉ đạo giữa liên đoàn lao động địa phương với các công đoàn doanh nghiệp trung ương chưa có sự thống nhất đồng bộ, thiếu sự sâu sát. Mặt khác, khi xảy ra tranh chấp, đình công thì không thể giải quyết nổi. Vì vậy, việc thành lập một tổ chức công đoàn các KCN tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết. Với những đặc điểm, Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra kế hoạch và thỏa thuận với lãnh đạo ban quản lý các KCN trong việc xem xét, xúc tiến thành lập công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Công đoàn đã thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình như tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động; phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Đến nay đã có 64 doanh nghiệp chịu sự quản lý của công đoàn KCN Sông Công.

Từ khi đi vào hoạt động Công đoàn KCN đã trở thành tổ chức tiên phong trong phong trào đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân. Trước hết là lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi quyền lợi, góp phần đoàn kết công nhân cùng với giai cấp, tầng lớp khác trong cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng với sự phát triển xã hội, những chính sách trong lao động cũng có nhiều thay đổi. Công đoàn KCN dần chiếm được vị trí quan trọng trong hệ thống các tổ chức xã hội và trong đời sống của người lao động. Tại

Điều 1, Luật công đoàn năm 1990 ghi nhận: “Công đoàn là tổ chức chính trị-

xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”.

[11, tr3]. Còn ở Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cho rằng: “Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công

nhân và người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và người lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.[8, tr7].

Như vậy, công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động. Công đoàn trở thành chỗ dựa vững chắc, là sợi dây nối liền, gắn kết giữa chủ sử dụng lao động với người lao động. Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, người lao động, công đoàn luôn cố gắng tập hợp toàn bộ quần chúng, công nhân, viên chức lao động, không phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Trong suốt quá trình hoạt động, công đoàn luôn là tổ chức đại diện cho người lao động, tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho họ và tham gia quản lý KT-XH. Xét về tính chất, công đoàn là một tổ chức xã hội có tính chất nghiệp đoàn. Các thành viên công đoàn thuộc về lực lượng lao động đã hoặc đang làm một công việc nhất định. Do đó, công đoàn có thể coi là tổ chức nghề nghiệp rộng lớn nhất, là tổ chức đáng tin cậy cho mọi tầng lớp lao động trong xã hội. Mặt khác, công đoàn KCN còn tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước: Luật lao động, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động… đến với người lao động, có trách nhiệm xây dựng công đoàn cơ sở, bồi dưỡng công nhân ưu tú kết nạp Đảng. Có thể nói, công đoàn là cộng sự đắc lực, là sợi dây nối quan trọng của của giới

chủ và công nhân, viên chức, lao động. Bởi những hoạt động của công đoàn đã thực sự góp phần xây dựng, phát triển các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, … vì mục đích tồn tại của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, vì lợi ích của người lao động. Từ đó, có thể khẳng định vị trí của công đoàn và tạo ra điều kiện pháp lý xã hội cho hoạt động công đoàn, giúp công đoàn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình đó là: “Không có một nền móng như các tổ chức công đoàn thì không thể thực hiện được các chức năng cuả nhà nước”. [9, tr380].

Để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, yếu tố không thể thiếu là nguyên tắc hoạt động của công đoàn. Đây là những chuẩn mực để hướng dẫn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động của công đoàn. Vì vậy mà công đoàn luôn phải giữ liên hệ mật thiết với giới chủ các doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, tập trung dân chủ. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Công đoàn cấp trên giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Lênin đã chỉ rõ “Giai cấp vô sản ở bất cứ nơi nào trên thế giới

cũng chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự tác động qua lại giữa Công đoàn và Đảng của giai cấp công nhân, chứ không bằng con đường nào khác.” [10, tr.42]. Bên cạnh đó, sự liên hệ mật thiết

giữa công đoàn với quần chúng, người lao động được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X, đó là“Vai trò và sức mạnh

của các đoàn thể chính là ở khả năng tập hợp quần chúng, hiểu rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho quần chúng, khởi động tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng…” [28, tr.15]. Tính tự nguyện của nguời lao động trong hoạt động công

đoàn thể hiện ở chỗ người đoàn viên tự nguyện gia nhập tổ chức công đoàn, tham gia hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở nhận thức được trách nhiệm và lợi ích công việc của mình. Tập trung dân chủ là xây dựng chế độ làm chủ dựa trên sáng kiến của người lao động, tạo mọi điều kiện thu hút người lao động tham gia hoạt động. Đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và

hành động chống lại sư “tập trung quan liêu” và “dân chủ vô tổ chức”. Phủ nhận nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động sẽ phủ nhận về mặt bản chất cách mạng của tổ chức công đoàn. Như vậy tổ chức công đoàn KCN Sông Công ra đời có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của KCN Sông Công nói riêng và của TP. Sông Công tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về TP. Sông Công, quá trình hình thành và phát triển của KCN Sông Công, sự ra đời của tổ chức công đoàn ở KCN này. Sự ra đời và hoạt động của KCN Sông Công góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của TP Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, người lao động. KCN có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc TP Sông Công, cách TP. Thái Nguyên 18 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 60 km - vị trí quan trọng trong vành đai công nghiệp Hà Nội. Từ đây, có thể tỏa đi các KCN phía Bắc. Tuy nhiên, để KCN Sông Công phát triển ổn định, lâu dài và ngày càng vững mạnh, chất lượng đội ngũ công nhân luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu. Trong quá trình lao động sản xuất, người sử dụng lao động và người lao động có nhiều quyền lợi khác nhau, đôi khi xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp, ... Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả hai bên, cần phải có một tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho chủ doanh nghiệp và công nhân, viên chức, lao động. Vì vậy, tổ chức công đoàn KCN được hình thành với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, thúc đẩy sự phát triển của KCN, góp phần tạo bước chuyển biến sâu sắc trong KT-XH TP. Sông Công.

Chương 2

HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)