Giai đoạn 1996 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 42 - 48)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Giai đoạn 1996 2005

Trong giai đoạn 1996 - 2000, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, công tác lao động việc làm đã được triển khai ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn với chương trình phát triển KT-XH của TP thông qua nhiều giải pháp tích cực và thích hợp.

Bảng 2.5. Lao động được giải quyết việc làm ở KCN Sông Công giai đoạn 2001- 2005

Năm Số lao động được giải quyết việc làm

Số lao động có việc làm mới Số lao động có việc làm ổn định 2001 441 445 770 2002 578 554 891 2003 779 571 993 2004 975 589 1.100 2005 1.727 841 1.246

Mỗi năm, công đoàn KCN đã giải quyết việc làm cho hơn 4.500 người, trong đó giải quyết việc làm mới cho 2.000 – 3.000 lao động; hơn 5.000 người có việc làm ổn định và có thu nhập khá. Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Công đoàn Việt Nam của tổ chức công đoàn KCN Sông Công có nhiều chuyển biến mới. Cùng với những chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động, chất lượng lao động cũng không ngừng được nâng cao. Trong những năm qua, cùng với Ban quản lý KCN Sông Công thì tổ chức công đoàn trong KCN luôn xác định tiếp tục xây dựng và phát triển KCN, khuyến khích các thành phần kinh tế nhất là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thu hút và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Trong mối quan hệ với chủ doanh nghiệp, nhà máy và xí nghiệp trong KCN, công đoàn vừa phải xây dựng mối quan hệ đoàn kết hợp tác vừa phải bảo vệ cho được quyền lợi của công nhân, lao động nhưng phải theo hướng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, đời sống người lao động. Đây thực sự là mối quan hệ khó khăn, tế nhị và phức tạp trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Để thực hiện tốt mối quan hệ với người lao động, hoạt động công đoàn luôn tuân theo hiến pháp và pháp luật, luật công đoàn, luật lao động và lấy đó làm hành lang, căn cứ pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa công nhân, lao động với người đứng đầu doanh nghiệp. Công đoàn còn giáo dục cho công nhân lao động hiểu rõ và thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, về quan hệ với giới chủ.

Có thể nói, khi nền kinh tế thị trường tiếp tục mở cửa với nhiều thành phần kinh tế phong phú thì các hoạt động của công đoàn vẫn dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước. Thực hiện theo đúng vai trò, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII (3-6/11/1998) đề ra. Việc đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần theo hướng hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân KCN Sông Công nói riêng có nhiều biến đổi về cơ cấu số lượng và chất lượng.

Để thực hiện và hoàn thành mục tiêu Đại hội công đoàn VIII đề ra, công đoàn KCN Sông Công luôn tham gia quản lý, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, lao động. Thực hiện theo đúng quy chế, nội quy, luật lao động, luật công đoàn… đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động và giới chủ. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với mục tiêu năng suất, chất lượng HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tích cực hưởng ứng phong trào xanh – sạch – đẹp, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phong trào học tập nâng cao rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. Thực hiện phong trào xây dựng văn hóa ở các doanh nghiệp thuộc cơ sở, nâng cao chất lượng phong trào thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trình độ học vấn, tay nghề, góp phần làm ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Bảng 2.6. Thống kê số nhà được hỗ trợ làm mới ở TP. Sông Công do công đoàn KCN Sông Công đầu tư giai đoạn 2000 -2005 Năm Số nhà được hỗ

trợ làm mới

Số tiền (triệu đồng)

Số nhà được hỗ

trợ sửa chữa Số tiền

2000 8 40 21 42 2001 10 50 29 58 2002 14 70 37 74 2003 15 75 41 82 2004 18 90 45 90 2005 21 105 49 98

Phong trào thi đua “Phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn” được triển khai sâu rộng đến công nhân, viên chức, lao động. Tính riêng trong 2 năm (2004, 2005) tổng số tiền vận động công đoàn viên trong KCN ủng hộ xóa nhà dột nát của TP là 523 triệu đồng. Bên cạnh cuộc vận động trợ giúp xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, cuộc vận động đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động vẫn diễn ra thường xuyên trong các đơn vị, doanh nghiệp. Đây là cuộc vận động nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng cùng với sự tham gia tích cực, hăng hái của cán bộ, công nhân, viên chức lao động và toàn dân. Cuộc vận động đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhiều lao động được giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo…TP. Sông Công không còn hộ đói, hộ nghèo giảm mạnh (năm 2000 là 13,5% xuống còn 4% vào năm 2005). Đời sống công nhân, viên chức, lao động đã được nâng lên, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, nhiều gia đình vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay và khối óc sáng tạo của mình.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân tương ái” tổ chức công đoàn KCN đã có nhiều hoạt động nhân đạo với những việc làm thiết thực như giúp đỡ các gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ, những nạn nhân chất độc màu da cam…; thực hiện phong trào tặng nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, …Ngoài ra, tổ chức công đoàn còn thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” với trên 70 triệu đồng và hàng nghìn ngày công lao động. Hỗ trợ được trên 200 suất quà, hỗ trợ mái lợp cho 2 gia đình, hỗ trợ xây 15 căn nhà và phương tiện sản xuất cho các gia đình nghèo với tổng số tiền trên 50 triệu đồng (năm 2005). Với lòng biết ơn sâu nặng, thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mỗi cán bộ, công nhân, viên chức các công đoàn cơ sở ở các đơn vị doanh nghiệp, công ty trong KCN tự nguyện đóng góp một phần vật chất vào quỹ đền ơn đáp nghĩa. Nhờ đó, các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, thương binh, bệnh binh, … được quan tâm chu đáo, tận tình hơn. Năm

2005, công đoàn KCN Sông Công đã tri ân và tặng quà cho ba Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn TP.

Bảng 2.7. Danh sách Mẹ Việt Nam anh hùng

được công đoàn KCN Sông Công tri ân và tặng quà năm 2005 Họ và tên Địa chỉ Ghi chú

Mẹ Lương Thị Tường Xã Tân Quang Có con duy nhất là liệt sĩ Mẹ Nguyễn Thị Hoành Xã Bình Sơn Có con duy nhất là liệt sĩ Mẹ Cao Thị Hợi Xã Bá Xuyên Có con duy nhất là liệt sĩ

(Nguồn: Phòng Lao động, thương binh và xã hội TP. Sông Công)

Những việc làm thiết thực trên có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ đối với người có công với nước. Theo đó, đời sống của các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, thương binh, gia đình chính sách,… trong công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn cũng được nâng cao. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” ngày càng lan rộng và đi vào chiều sâu, có ý nghĩa sâu sắc đối với việc giáo dục tinh thần yêu nước phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, mang tính nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân Sông Công nói riêng. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ nhằm góp phần xây dựng quê hương trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH.

Cũng đến năm 2005, tổ chức công đoàn KCN Sông Công đã qua 5 kỳ đại hội, đội ngũ cán bộ lãnh đạo , công nhân viên chức và tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. Trong KCN Sông Công có gần 50 công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn với trên 5.000 công nhân, viên chức, lao động. Hoạt động của tổ chức công đoàn và các phong trào công nhân, viên chức, lao động góp phần đáng kể vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi cơ quan, công ty, xí nghiệp, cơ sở nói riêng và Sông Công nói chung.

Công đoàn KCN góp phần đảm bảo công ăn, việc làm và thu nhập của đoàn viên , lao động không chỉ ổn định mà ngày càng được nâng cao. Trong

phong trào thi đua “Vì sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”, các xí nghiệp nhà máy đã tăng các sản phẩm, tặng 15 máy tuốt lúa cho các gia đình thuộc diện chính sách, khó khăn trong và ngoài KCN … Công đoàn còn vận động công nhân, viên chức người lao động đóng góp 2 ngày lương phục vụ cho việc xây dựng 200 m kênh mương nội đồng với giá trị trên 600 triệu đồng, tặng cho nhân dân Bá Xuyên và xây dựng 01 căn nhà “Mái ấm công đoàn” với diện tích là 25 m2 trị giá trên 30 triệu đồng. Đồng thời, công đoàn còn vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia và thực hiện tốt công tác từ thiện, nhân đạo. Những hoạt động này thực sự góp phần vào việc tăng cường tinh thần đoàn kết đẩy mạnh phong trào xóa đói, giảm nghèo trong đời sống gười lao động.

Trong giai đoạn 1996 -2005, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức lao động được duy trì thường xuyên ở hầu hết các cơ sở. Nhiều nữ công đã đạt danh hiệu giỏi hàng năm. Trong 5 năm (2001 - 2005), phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà có 551/2002 nữ công đạt danh hiệu, trong đó có 26 nữ công nhân đạt danh hiệu cấp Trung ương.

Bảng 2.8. Thống kê số nữ công đạt danh hiệu trong phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà (2001 -2005)

Năm Cấp Trung ương Cấp tỉnh Cấp cơ sở

2001 3 35 25

2002 4 41 35

2003 5 53 56

2004 6 66 76

2005 8 81 82

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của công đoàn KCN Sông Công (2001 -2005)

Cùng với việc chăm lo lợi ích của người lao động, công đoàn còn quan tâm chú trọng tới công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn

đoàn viên đạt xuất sắc. Song song với những thành tựu đã đạt được từ các hoạt động thực tế hàng năm công đoàn đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành dọc cấp trên ghi nhận và khen thưởng. Tính từ năm 2000 đến năm 2005, công đoàn KCN Sông Công đã nhận được 02 giấy khen của UBND thị xã Sông Công; 01 bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên do thành tích 5 năm xây dựng công đoàn vững mạnh (2000 -2005). Cùng với những hoạt động khác công đoàn luôn đẩy mạnh hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền vận động công nhân, viên chức và lao động thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đi đầu tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng củng cố tổ chức Đoàn, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết,…

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn, các công đoàn cơ sở trên toàn KCN đã có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả quan trọng, điển hình như đề ra những chủ trương biện pháp tích cực nhằm phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời, luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ làm công tác đoàn từ cấp cơ sở. Đặc biệt là công tác bồi dưỡng nguồn kế cận thường xuyên, tại chỗ, chủ động, tích cực sáng tạo, đổi mới mô hình hoạt động theo từng khối, từng địa bàn, … Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn KCN Sông Công còn thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng của công nhân, viên chức, lao động, mọi hoạt động đều được xây dựng dựa trên nhu cầu nguyên vọng chính đáng của công nhân, viên chức và lao động gắn chặt với nhiệm vụ của công đoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)