Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 91 - 102)

3.1 .Những kết quả đạt được

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và bài học kinh nghiệm

3.3.2. Bài học kinh nghiệm

Sự ra đời và hoạt động của tổ chức công đoàn tại KCN Sông Công cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các tổ chức công đoàn cơ sở trong tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các KCN ở Việt Nam nói chung.

Để công đoàn cơ sở thật sự vững mạnh, cần tạo được sự đồng thuận về nhận thức và tình cảm của cơ quan đơn vị. Công đoàn KCN Sông Công đã tạo được mối quan hệ hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Hơn nữa, Ban chấp hành công đoàn và cán bộ doanh nghiệp, cơ quan đơn vị, nhà máy, xí ngiệp, công nhân, viên chức và người lao động dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng. Đây là công việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, không giải quyết được mối quan hệ hài hòa ấy, sức mạnh của cơ quan, đơn vị sẽ bị giảm sút, vai trò của công đoàn sẽ bị mai một. Tại KCN Sông Công, công đoàn và các bên liên quan đã nhận thức đúng đắn mục đích chung chân chính của đơn vị, xây dựng những tình cảm tích cực và hành động một cách khoa học, mạnh mẽ. Đây là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, đơn vị, sự vững mạnh của công đoàn cơ sở, quyền lợi của giới chủ và người lao động ngày càng được nâng cao.

Trải qua quá trình xây dựng và hình thành, công đoàn KCN Sông Công đã chứng minh một điều rằng, phải xây dựng Ban chấp hành công đoàn cơ sở có năng lực chuyên môn vững vàng; có kinh nghiệm hoạt động công đoàn; nhiệt huyết với phong trào chung; có bản lĩnh cứng cỏi, đúng đắn nhất là vai trò của Chủ tịch công đoàn. Có như vậy, Ban chấp hành công đoàn mới thực sự có sức thu phục được quần chúng lao động và dễ có khả năng tạo sự hài hòa các mối quan hệ.

Hoạt động công đoàn cơ sở cần có nội dung chương trình, kế hoạch rõ ràng phù hợp với cơ quan đơn vị và mang màu sắc công đoàn. Nếu không có kế

hoạch cụ thể thì sẽ làm cho mục tiêu khó thành hiện thực. Các hoạt động có chủ định, chủ điểm, hướng đến quyền, lợi ích chính đáng của người lao động và mục tiêu chung của ngành, cơ quan đơn vị. Hoạt động không nên dàn trải và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Chú trọng đôn đốc kiểm tra, động viên, khuyến khích và rút kinh nghiệm kịp thời.

Ban chấp hành công đoàn luôn gần gũi, lắng nghe và tôn trọng ý kiến quần chúng lao động. Mỗi cán bộ, nhân viên cần có năng lực dự cảm phân tích, thuyết phục giới chủ và người lao động. Biết tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và lãnh đạo của cấp Uỷ và lãnh đạo của công đoàn cấp trên trực tiếp. Từ đó tìm ra những phương hướng hoạt động hiệu quả, thiết thực cho hoạt động công đoàn.

Trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, công đoàn cơ sở cần thực hiện chế độ báo cáo thông tin chính xác, kịp thời đúng quy định với công đoàn cấp trên và những bộ phận hữu quan. Để làm được điều đó, cần sự hoạt động tích cực có nghiệp vụ của các Uỷ viên Ban chấp hành như văn thư, lưu trữ không hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm tránh chậm trễ và sai sót. Đồng thời, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục để cán bộ, viên chức (nhất là cán bộ trẻ) có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động và xây dựng tổ chức công đoàn. Việc tổ chức các phong trào phải đi sâu vào chất lượng, được duy trì lâu dài và phải đảm bảo tính công bằng để tạo lòng tin cho cán bộ, công nhân, viên chưc, lao đông, tránh việc tổ chức qua loa chỉ mang tính hình thức. Phải tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện phong trào và tiến hành biểu dương, nhân rộng những cá nhân, tập thể làm tốt. Rút kinh nghiệm động viên những cá nhân và tập thể làm chưa tốt để để thực hiện tốt hơn trong những lần sau. Ngoài ra, công đoàn phải thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động phong trào nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sự đoàn kết trong tập thể công nhân, viên chức và lao động. Đặc biệt, Ban chấp hành KCN luôn tạo điều kiện và phản ánh tâm tư nguyện vọng của công nhân, lao động để giúp họ an tâm làm việc, công tác, chăm lo về vật chất và tinh thần cho họ.

Để triển khai thành công các cuộc vận động của chính quyền và công đoàn cấp trên, cần cụ thể hóa nội dung các cuộc vận động thành các hoạt động, các yêu cầu cụ thể bám sát với đặc điểm các doanh nghiệp, đơn vị. Thực tế cho thấy, tổ chức công đoàn KCN Sông Công luôn có sự quan tâm đến công tác cán bộ công đoàn từ khâu bầu chọn đến việc tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác. Một đội ngũ cán bộ công đoàn có nhiệt huyết cao, có năng lực tốt chắc sẽ giúp hoạt động của công đoàn không ngừng khởi sắc. Cán bộ công đoàn các cấp cần thường xuyên tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp đồng bộ với chính quyền các đoàn thể trong các đơn vị để có thể triển khai các hoạt động công đoàn mang lại hiệu quả cao.

Trước yêu cầu của sự phát triển xã hội nói chung và tại KCN nói riêng, tổ chức công đoàn ở KCN Sông Công đã tích cực hoạt động, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch. Bởi vậy, công đoàn KCN luôn nhận được nhiều sự khen ngợi từ Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên và các cấp cao hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của KCN Sông Công nói riêng và TP. Sông Công nói chung.

Tiểu kết chương 3

Ở chương này, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được cùng những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của tổ chức công đoàn KCN Sông Công. Trải qua chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển (1985 – 2014), tổ chức công đoàn KCN Sông Công luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng, thực hiện tốt các vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển của KCN Sông Công, tạo đà cho sự phát triển của TP. Sông Công.

Thông qua hoạt động tuyên truyền giáo dục, công đoàn đã tác động vào công nhân, viên chức, lao động, làm họ hiểu lợi ích của họ gắn với lợi ích của tập thể, lợi ích của xã hội. Công đoàn tham gia tìm và tạo điều kiện làm việc

cho người lao động thể hiện sự quan tâm chăm sóc tới đời sống người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn, tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, nhà nước và nhất là chính sách đãi ngộ từ các doanh nghiệp. Mặc dù quỹ phúc lợi tập thể còn hạn chế, song công đoàn KCN luôn làm việc khách quan, dân chủ, đúng đắn, phù hợp, từng bước tạo được niềm tin đối với trong người lao động, khích lệ tinh thần để họ yên tâm sản xuất, lao động giỏi, lao động tốt. Đồng thời, công đoàn đã thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, lao động giúp người lao động rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy năng lực, nhất là trong đội ngũ lao động giỏi. Cùng với đó là phong trào xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường. Nhằm giữ gìn pháp luật, kỷ cương xã hội, tăng cường trách nhiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội, công đoàn luôn quan tâm tới việc kiểm tra tư vấn pháp luật tài chính trong công nhân viên, lao động. Nếu không có hoạt động này của công đoàn, người lao động không được đảm bảo đúng quyền lợi trong thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã

hội. Công đoàn đã phát hiện những biểu hiện vi phạm pháp luật, chính sách liên

quan tới quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức và lao

động, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức đội ngũ cán bộ công đoàn, gắn bó công nhân, viên chức và lao động với tổ chức công đoàn.

KẾT LUẬN

Bằng việc phân tích hoạt động của tổ chức công đoàn ở KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1985-2014, đề tài rút ra một số kết luận sau:

Sông Công là một thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Năm 1999, Sông Công đã nhanh chóng hình thành một KCN (KCN Sông Công) có đầy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, công ty cổ phần…Theo đó, lực lượng lao động trong KCN ngày càng được củng cố, gia tăng về số lượng và chất lượng để phục vụ quá trình lao động sản xuất. Các doanh nghiệp với số lượng lớn lao động góp phần đẩy mạnh các hoạt động của tổ chức công đoàn KCN.

Được manh nha từ năm 1985 với những hoạt động điển hình của các xí nghiệp, điểm công nghiệp ở Sông Công nhưng phải tới năm 2006, tổ chức công đoàn KCN Sông Công mới chính thức được thành lập. Trong giai đoạn 1985 đến 1995, công đoàn KCN Sông Công đã thực hiện theo nội dung của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI. Với hai nhiệm vụ chính là: Động viên công nhân, lao động, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hăng hái đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm; Chăm lo đời sống bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Nhờ có phương hướng hoạt động rõ ràng, Công đoàn KCN còn giúp người lao động thích nghi với công cuộc đổi mới của đất nước, yên tâm lao động sản xuất. Đồng thời cho ra đời một tổ chức quan tâm trực tiếp, bảo vệ quyền và lợi ích

chính đáng cho người lao động tại các xí nghiệp trong và ngoài nhà nước. Từ khi Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên chính thức được thành lập (20/11/2000) và chỉ đạo trực tiếp các KCN trên địa bàn, công đoàn KCN Sông Công đã triển khai và thi hành nhiều hoạt động, hoàn thành vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Công đoàn đã tổ chức tuyên truyền giáo dục để người lao động và giới chủ có hiểu biết cao về tổ chức công đoàn để họ tự nguyện ra nhập tổ chức công đoàn và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức tự giác trong công việc. Đồng thời, xây dựng các chương trình học tập, thi đua nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân, viên chức, lao động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hăng hái trong lao động sản xuất. Chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, mang lại lợi ích lớn cho chủ doanh nghiệp. Nhờ vào việc thực hiện tốt vai trò của mình, công đoàn KCN Sông Công đã tạo ra sự ảnh hưởng tích cực trong sự phát triển ổn định bền vững của KCN Sông Công nói riêng và nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Thực tế hoạt động của tổ chức công đoàn trong KCN này cũng bộc lộ nhiều hạn chế về luật pháp lao động, ngân sách hạn hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn,… Cụ thể mức lương tối thiểu cho người lao động cũng được tăng lên hàng năm nhưng chỉ đáp ứng sinh hoạt cuộc sống hàng chưa có tích lũy, thanh toán tiền lương còn chậm hoặc không có khả năng chi trả (nhất là những năm 2008, 2009 - khi kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới).

Mặc dù vậy, công đoàn KCN Sông Công từ khi chính thức thành lập vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tiến tới xây dựng một khối công nhân, viên lao động đoàn kết vững mạnh, luôn sẵn sàng bảo vệ quyền và lợi ích cho cả người lao động và giới doanh nghiệp. Trong quan hệ lao động cho đến nay chưa có tranh chấp lớn xảy ra tại KCN nhưng việc thực hiện các chế độ chính

sách, quyền lợi của người lao động cần được quan tâm nhiều hơn nữa, nhất là trong vấn đề tiền lương.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, công đoàn Việt Nam nói chung và công đoàn KCN Sông Công nói riêng cần có những giải pháp góp phần cùng nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đặc biệt trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, công đoàn cần có những giải pháp góp phần nâng cao trình độ về mọi mặt, chăm lo, cải thiện đời sống, bảo đảm việc làm, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Công đoàn phải chủ động phối hợp cùng các cơ sở sản xuất, người sử dụng lao động và các doanh nghiệp trong KCN để giải quyết các vấn đề lao động, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng “Người lao động, đoàn viên công đoàn là trung tâm hoạt động công đoàn”. Đồng thời, mở rộng và tăng cường các hoạt động của công đoàn khắc phục những khó khăn còn thiếu sót góp phần thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn ngày càng phát triển toàn diện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban đối ngoại TLĐLĐVN (2000), Toàn cầu hóa và phong trào công đoàn

thế giới, Nxb Lao động.

2. Ban thường vị thị xã Sông Công (2006), Sông Công thị xã tuổi 20 và kỷ yếu

20 năm thị xã Sông Công, Nxb Văn hóa thông tin.

3. Ban Thường vụ Thị uỷ thị xã Sông Công (2001), Sông Công thị xã bên dòng

sông huyền thoại, Nxb Văn hóa thông tin.

4. Ban tổ chức Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1997), Một số vấn đề về tổ

chức và hoạt động của công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc dân.

5. Báo Lao động số 39+40 ngày 15/2/2007.

6. Bộ luật Lao động năm 1995 (2004), Nxb Lao động.

7. Phạm Quang Đồng (2004), Công đoàn tổ chức đại diện tập thể người lao

động lý luận và thực tiễn. Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Công đoàn

8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (2002) Nxb

Chính trị quốc gia.

9. Lênin (1987), Lê nin toàn tập, tập 38, NxbTiến Bộ. 10. Lênin (1987), Lê nin toàn tập, tập 42, Nxb Tiến Bộ. 11. Luật công đoàn năm 1990 (1995), Nxb Lao động

12. Nghị định 133/NĐ-HĐBT/ ban hành 20-4-1991 hướng dẫn chi tiết.

13. Nghị định 06/NĐ-CP ban hành ngày 20/1/1995 quy định chi tiết an toàn vệ sinh lao động.

14. Nghị định 39/NĐ-CP ban hành ngày 18/4/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động.

15.Tạp chí Lao động và Công đoàn số 354 năm 2006. 16. Tạp chí Lao động và Công đoàn số 360 năm 2006. 17. Tạp chí Lao động và Công đoàn số 368 năm 2006. 18. Tạp chí Lao động và Công đoàn số 369 năm 2006.

19. Tạp chí Lao động và Công đoàn số 370 năm 2007. 20. Tạp chí Lao động và Công đoàn số 371 năm 2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)