Trong giải quyết chế độ tiền lương, ký kết và thực hiện thoả ước lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 80 - 83)

3.1 .Những kết quả đạt được

3.2. Những khó khăn, hạn chế

3.2.2. Trong giải quyết chế độ tiền lương, ký kết và thực hiện thoả ước lao

động tập thể

Theo điều 44 của Luật lao động ghi rõ: “Thoả ước lao động tập thể là

văn bản thoả thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động” [6, tr55]. Trong ký kết thoả ước lao động tập thể, công

đoàn có vai trò quan trọng đại diện cho tập thể người lao động ký kết thoả ước lao động tập thể với giám đốc xí nghiệp thuộc các thành phần kỹ thuật, giám sát việc thực hiện thoả ước đó. Việc ký kết thoả ước lao động tập thể chỉ được tiến hành khi có 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thoả ước đã thương lượng. Trong những năm qua, công đoàn KCN Sông Công đã tham gia tích cực với vai trò đại diện cho tập thể người lao động ký kết thoả ước lao động.

Mặc dù trong những năm gần đây, KCN Sông Công là một trong những KCN có nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài cũng như trong nước đi vào hoạt động và thu hút số lượng lớn công nhân tham gia lao động nhưng trong thực tế, tỷ lệ thoả ước tập thể được ký kết còn thấp. Vai trò của công đoàn cơ sở trong quá trình thương lượng, ký kết thoả ước lao động còn hạn chế từ việc chuẩn bị nội dung và dự thảo thoả ước tập thể; thu thập thông tin, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia; cử đại diện có năng lực, trình độ, uy tín và có kỹ năng tham gia thương lượng thoả ước tập thể tới việc chuẩn bị nội dung, hình thức và phương pháp lấy ý kiến tập thể lao động một cách hiệu quả, thiết thực, phù hợp, kỹ năng của cán bộ công đoàn còn hạn chế. Cán bộ công

đoàn cơ sở chưa hiểu biết đầy đủ chính sách pháp luật, nhất là luật lao động. Kỹ năng đàm phán, thương lượng của cán bộ công đoàn còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Trong quá trình chuẩn bị cho một cuộc thương lượng, phần đông cán bộ công đoàn cơ sở chưa biết cách thu thập và xử lý thông tin, xác định mục tiêu, nội dung cần thoả thuận trong thoả ước, lúng túng trong việc lấy ý kiến tập thể lao động và thành lập ban đại diện lao động. Nhiều cán bộ công đoàn không biết cách tổ chức lấy ý kiến, thuyết phục tập thể người lao động nhất là những người còn phân vân, chưa có chính kiến. Cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp “vừa thiếu, vừa yếu” nên sức thuyết phục của họ với chủ doanh nghiệp còn hạn chế. Trước khi thương lượng rất ít trường hợp cán bộ công đoàn tìm hiểu đặc điểm tâm lý, tư tưởng, quan điểm của đối tác (người sử dụng lao động) và các trường hợp xảy ra trong quá trình đàm phán. Vì vậy, khi đàm phán cán bộ công đoàn thường lúng túng trong việc đưa ra những yêu cầu có lợi cho người lao động và xử lý các bế tắc về nội dung thương lượng. Do vậy, phần lớn thoả ước lao động tập thể được ký kết chủ yếu rập khuôn theo Bộ luật lao động, không đem lại kết quả có lợi hơn cho người lao động. Việc ký kết thoả ước chỉ tăng về số lượng mà chất lượng không cao. Nhiều doanh nghiệp ký kết thoả ước chỉ nhằm mục đích tránh sự rắc rối của cơ quan cấp trên trong quá trình kiểm tra chứ không xuất phát từ việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Tiền lương là vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Đây là nguồn sống chính của họ và gia đình họ. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động, chỉ số sinh hoạt, cung cầu lao động. Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu và điều chỉnh theo từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ, ngành có liên quan. Hiện nay, mức lương tối thiểu của công nhân viên chức Nhà nước là 450.000đ/tháng. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ ngày 01/01/2007 lương cho người lao động được nâng lên gồm ba mức 710.000 đồng, 790.000

đồng, 870.000 đồng [dẫn theo 25]. Đối với KCN Sông Công, mặc dù mức lương tối thiểu cho người lao động cũng được tăng lên hàng năm nhưng chỉ đáp ứng sinh hoạt cuộc sống hàng ngày cho người lao động mà chưa có tích lũy.

Ngoài lương cơ bản, theo quy định của pháp luật lao động, người lao động còn có thể được hưởng các chế độ phụ cấp như phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo; phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp thu hút; phụ cấp lưu động; phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc. Trên thực tế, việc chi trả tiền lương cho người lao động còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đời sống của họ trong khi mức lạm phát tăng cao.

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định hoặc có xây dựng nhưng khi thực hiện còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp ở các công trình xây dựng cơ bản, thanh toán tiền lương cho người lao động chậm, có nơi chậm 3-4 tháng. Một số doanh nghiệp xây dựng định mức lao động quá cao so với khả năng của người lao động tại doanh nghiệp. Do đó, người lao động rất khó hoàn thành theo thời gian quy định. Để hoàn thành được thì người lao động phải làm việc với cường độ cao, thời gian lao động kéo dài. Trong khi đó, công đoàn cơ sở trong KCN chưa có nhiều biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Nội dung hoạt động của công đoàn trong lĩnh vực tiền lương rất nhiều, song việc thực hiện còn nhiều thiếu sót, hoặc không thực hiện. Pháp luật quy định, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi khấu trừ tiền lương của người lao động, việc khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng. Nhưng thực tế, việc khấu trừ tiền lương của người lao động do chủ sử dụng lao động quyết định. Cán bộ công đoàn không được tham gia trong việc xây dựng mức lương tối thiểu tại doanh nghiệp cũng như xây dựng quy chế phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp. Cán bộ công đoàn ở

nhiều đơn vị không có khả năng kiểm tra, giám sát số lượng, đơn giá tiền lương của các phòng, ban, đội sản xuất, không thực hiện đề xuất tăng lương, nâng lương với người sử dụng lao động. Nhiều trường hợp hội đồng xét nâng lương của doanh nghiệp hàng năm không có mặt của đại diện Ban chấp hành công đoàn. Nguyên nhân của vấn đề này được lý giải bởi cán bộ công đoàn cơ sở trong KCN Sông Công cũng là người “làm công ăn lương” nên họ không dám đứng lên bảo vệ lợi ích của người lao động vì sợ ảnh hưởng đến bản thân mình. Mặt khác, hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh, không có phương pháp thuyết phục người sử dụng lao động để đòi tăng lương cho công nhân. Khi có vi phạm của người sử dụng lao động trong lĩnh vực tiền lương, cán bộ công đoàn cũng không báo cáo lên công đoàn, cấp trên. Do kiến thức pháp luật còn hạn chế, kỹ năng hoạt động còn yếu kém nên công đoàn chưa thực sự đóng vai trò “người bảo vệ” giới thợ trong lĩnh vực tiền lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)