Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao độngvà việc đóng, trả bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 83 - 85)

3.1 .Những kết quả đạt được

3.2. Những khó khăn, hạn chế

3.2.3. Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao độngvà việc đóng, trả bảo hiểm

hội cho người lao động

Trên thực tế, tình trạng doanh nghiệp nợ đóng, đóng thiếu hoặc không đóng bảo hiểm xã hội xảy ra ở một số doanh nghiệp trong KCN Sông Công. Một số doanh nghiệp không trích nộp được một phần kinh phí, công đoàn phí đầy đủ và thậm chí có những doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một thời gian nào đó do đổi mới dây truyền sản xuất, máy móc mới chưa thu hút được lao động làm việc trở lại còn không tham gia trích nộp, đóng góp bảo hiểm. Bên cạnh những doanh nghệp tham gia 100% thì cũng có những đơn vị, doanh nghiệp công nhân, viên chức, lao động chỉ tham gia được 80 -85%... Trong đó có nhiều doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm tượng trưng. Nhiều doanh nghiệp không đóng bảo hiểm hoặc đóng bảo hiểm với mức lương tối thiểu để thu lợi vì nếu bị phát hiện cũng chỉ phạt tối đa 20.000.000 đồng so với số tiền bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng lên tới tiền tỷ là quá ít.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do người sử dụng lao động trốn tránh nghĩa vụ để đầu tư vào sản xuất, nhằm thu lợi nhiều nhất và xét tới

cùng cũng có một phần không nhỏ trách nhiệm thuộc về công đoàn cơ sở. Công đoàn KCN chưa đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra giám sát việc đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động. Khi biết chủ doanh nghiệp cố tình không đóng bảo hiểm chưa kịp thời báo cáo lên công đoàn cấp trên. Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp về bảo hiểm xã hội, cán bộ công đoàn không biết hoặc có biết nhưng không hướng dẫn cho người lao động các bước giải quyết, cơ quan có thẩm quyền giải quyết để người lao động được hưởng đúng chế độ. Bên cạnh đó, kiến thức về pháp luật bảo hiểm xã hội của cán bộ công đoàn còn hạn chế nên khi người lao động có vướng mắc về bảo hiểm cán bộ công đoàn còn lúng túng, không biết xử lý, không dám kiến nghị đề xuất với người sử dụng lao động. Vì vậy, nhiều trường hợp người lao động bị mất việc làm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị chết, bản thân họ cũng như gia đình họ không được hưởng các chính sách bảo hiểm dẫn đến tình trạng kiện cáo kéo dài hàng năm trời.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, nhìn chung công đoàn cơ sở đã tham mưu cho chủ các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề này. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đảm bảo trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động; chế độ bồi dưỡng cho người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động còn hạn chế. Theo số liệu thống kê của công đoàn có khoảng 22% công nhân làm thêm 1-2h; 19,92% công nhân làm thêm 3-4h và 3,4% công nhân làm thêm 5-7h/tuần. Điều khó khăn là các doanh nghiệp thường đưa ra định mức rất cao buộc người lao động phải tăng cường mức độ công việc và tự nguyện làm thêm giờ.

Về điều kiện làm việc, đa số các doanh nghiệp người lao động phải làm việc trong điều kiện chưa đảm bảo an toàn vệ sinh, thiếu ánh sáng và tiếng ồn lớn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu an toàn vệ sinh lao động là do hoạt động công đoàn trong lĩnh vực này còn nhiều yếu kém, chưa được quan tâm một cách thích đáng. Cán bộ công đoàn không có khả năng thuyết phục người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ

sinh lao động. Trong khi đó, kinh phí đảm bảo an toàn vệ sinh lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông cho nên doanh nghiệp không muốn mất thêm một khoản tiền mà không thu lại lợi ích. Công đoàn ở phần lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh không tổ chức được các đợt huấn luyện về an toàn lao động do không có kinh phí và không hiểu tầm quan trọng của công việc này. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành công đoàn không được phép tham gia thanh tra trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Vì vậy, hoạt động kiểm tra của công đoàn tại các cơ sở chỉ mang tính chất hình thức, không được thực hiện thường xuyên. Nhà nước chưa có quy định về việc thưởng cho các đơn vị hoặc cá nhân cán bộ công đoàn hoạt động tốt trong lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nên chưa khuyến khích được công đoàn thực hiện tốt công việc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của tổ chức công đoàn ở khu công nghiệp sông công tỉnh thái nguyên từ năm 1985 đến năm 2014​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)