Thị phần thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 66 - 68)

Trong những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ TTKDTM. Tập trung cho hoạt động TTKDTM đang trở thành xu thế không chỉ với ngân hàng tư nhân mà cả với ngân hàng quốc doanh và đây được coi là chiến lược phát triển của nhiều ngân hàng nhằm đa dạng nguồn thu, giảm thiểu rủi ro hoạt động và đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Trong quá trình phát triển và mở rộng dịch vụ TTKDTM cùng các dịch vụ tiện ích đi kèm được đánh giá là xu hướng tất yếu. Trước sự biến động của nền kinh tế tài chính trong nước và thế giới, hàng loạt ngân hàng Việt Nam nói chung và Agribank Việt Nam nói riêng đang bước vào cuộc cạnh tranh giành ưu thế trong cuộc đua mở rộng và bành trướng dịch vụ TTKDTM, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm. Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp và chững lại so với những năm trước, các ngân hàng thương mại đã chú trọng nhiều hơn đến lĩnh vực mở rộng và phát triển dịch vụ TTKDTM, phát triển những dịch vụ và tiện ích đi kèm nhằm bảo đảm kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cũng như gia tăng lượng khách hàng.

(Nguồn: Thị phần thanh toán của AGRIBANK BẾN TRE so với BIDV BẾN TRE, VIETINBANK BẾN TRE và các ngân hàng khác trong tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 – 2018 của Ngân hàng Nhà nước Bến Tre)

Thị phần trong hoạt động TTKDTM của Agribank Bến Tre hiện đang chiếm thị phần lớn trên 45% trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Với mạng lưới hoạt động gồm: 1 hội sở tỉnh, 10 Chi nhánh ở trung tâm các huyện, thành phố Bến Tre và 18 phòng giao dịch thì Agribank Bến Tre đang gấp 2 lần của Bidv Bến Tre và Vietinbank Bến Tre cộng lại. Nhìn vào biểu đồ thị phần hoạt động TTKDTM của

Agribank Bến Tre chiếm tỉ trọng ngang trên 45% so với Bidv Bến Tre và Vietinbank Bến Tre trong thị phần thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng Bến Tre.

Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng thị phần của Agribank Bến Tre khá chậm so với một số ngân hàng lớn còn lại. Việc Agribank chiếm tỷ trọng thị phần cao nhưng tăng trưởng chậm trong giai đoạn vừa qua là do một số nguyên nhân sau: Agribank Bến Tre được đa số sự ủng hộ của khách hàng nông dân ở nông thôn và các khách hàng ở huyện, nhưng sự phát triển thị phần chưa cao chưa xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng TTKDTM đồng bộ và hiệu quả; hoạt động xây dựng hình ảnh mới được chú ý và quan tâm trong vài năm gần đây cụ thể năm 2018 tăng 2% so với năm 2017 và cao hơn 2016 là 1%; sản phẩm của ngân ngân hàng tuy có phát triển thêm nhiều nhưng chưa có sản phẩm nổi bật hơn Bidv Bến Tre; chính sách chăm sóc khách hàng, đặc biệt là chăm sóc khách hàng VIP, doanh nghiệp chưa sánh bằng Bidv Bến Tre. Chất lượng khách hàng giao dịch thường xuyên không nhiều khiến cho doanh số TTKDTM tăng ít; hệ thống vận hành giao dịch tại các chi nhánh huyện đôi khi quá tải, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng, gây ra sự phiền lòng và mất niềm tin từ phía khách hàng đối với hoạt động TTKDTM của Agribank Bến Tre.

Một trong những vấn đề cốt lõi trong xu thế phát triển là cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng của các ngân hàng khi cảm xúc, niềm tin của khách hàng trở thành yếu tố then chốt cho việc lựa chọn sử dụng dịch vụ. Đầu năm 2018, Agribank đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ mới thông qua internet banking, mobile banking... tạo điểm nhấn để mở rộng hoạt động TTKDTM trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 66 - 68)