Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 26)

1.1.5.1. Séc

Séc lĩnh tiền mặt

Là tờ séc thông thường, nếu chính chủ tài khoản là người lĩnh tiền thì ghi tên mình vào dòng “yêu cầu trả cho” ở mặt trước tờ séc, nếu người khác lĩnh (theo ủy quyền hoặc trả cho người thụ hưởng) thì phải ghi vào mặt sau của tờ séc phần “phần qui định dùng cho lĩnh tiền mặt”. Để đảm bảo an toàn séc lĩnh tiền mặt chỉ được lĩnh tại ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản tiền gửi.

Séc chuyển khoản

Là loại séc mà người thụ hưởng không rút tiền mặt được mà ngân hàng chỉ tiến hành chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác. Séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một ngân hàng. Nếu mở tài khoản tại các ngân hàng khác nhau thì các ngân hàng đó phải tham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố. Đặc điểm của séc chuyển khoản là khả năng thanh toán phụ thuộc vào số dư trên tài khoản tiền gửi của người phát hành. Đối với các ngân hàng nguyên tắc hạch toán séc chuyển khoản là ghi Nợ tài

khoản tiền gửi người phát hành séc trước, ghi Có tài khoản người thụ hưởng sau.  Séc bảo chi

Séc bảo chi là một loại Séc chuyển khoản nhưng được ngân hàng đảm bảo chi trả cho từng tờ Séc trên cơ sở tiền mà người phát hành. Séc đã lưu ký, vì vậy người chịu trách nhiệm thanh toán tờ Séc là ngân hàng bảo chi Séc. Để phát hành séc bảo chi người phát hành séc phải lưu kí trước số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng và nộp vào ngân hàng xin bảo chi, ngân hàng tiến hành đóng dấu kí tên xác nhận bảo chi. Vì được “bảo chi” nên séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn, ngoài phạm vi thanh toán như séc chuyển khoản (trên một địa bàn) thì còn có thể thanh toán sang ngân hàng cùng hệ thống ở tỉnh, thành phố khác.

1.1.5.2. Ủy nhiệm chi

Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi có tính an toàn có thể nói là cao nhất vì nó là lệnh của chủ tài khoản chi tiền trên tài khoản của họ, chỉ khi trên tài khoản có đủ số dư thì mới có thể chi tiền, khả năng giả mạo cũng thấp. Việc sử dụng ủy nhiệm chi rất đơn giản và thuận tiện trong phát hành và sử dụng, nó không lệ thuộc hợp đồng kinh tế. Người mua có thể viết ủy nhiệm chi để trả tiền hàng trước cho người bán theo thoả thuận của hai bên. Do những ưu điểm này mà ủy nhiệm chi là thể thức thanh toán không dùng tiền mặt có tỷ trọng thanh toán cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

1.1.5.3. Ủy nhiệm thu

Ủy nhiệm thu là giấy ủy quyền do khách hàng lập theo mẫu của ngân hàng để ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền từ bên chi trả sau khi đã cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Sau khi lập, ủy nhiệm thu sẽ được gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng để ngân hàng này thực hiện thu hộ tiền từ bên nhận chi trả.

Ủy nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ

thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Thực chất của ủy nhiệm thu là giấy tờ thanh toán do người bán lập để ủy thác cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ một số tiền ở người mua tương ứng với giá trị hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng.

1.1.5.4. Thẻ ngân hàng

Thẻ là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy rút tiền mặt tự động (ATM). Thẻ thanh toán có nhiều loại, nhưng có một số loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Thẻ ghi nợ

(Debit card): Là loại thẻ được liên kết với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Mỗi khi thực hiện rút tiền, chuyển khoản tại ATM, ngân hàng sẽ tự động trừ số tiền tương ứng trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ được phép sử dụng trong phạm vi số dư hiện hữu của tài khoản thanh toán này để rút tiền, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ...

Thẻ tín dụng

(Credit Card): Đây là một hình thức cho vay tiêu dùng của tổ chức phát hành cấp cho chủ thẻ. Trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, uy tín của chủ thẻ, ngân hàng cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định. Chủ thẻ được phép chi tiêu trước và phải thanh toán ít nhất số dư tối thiểu vào ngày đến hạn thanh toán, phần còn lại chưa thanh toán sẽ phải trả lãi theo mức lãi suất thỏa thuận trước. Loại thẻ này áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay.

1.1.5.5. Thư tín dụng(L/C)

Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng sẽ trả tiền hoặc

ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay cho người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng.

Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi người mua phải có tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký. Thư tín dụng thường được áp dụng trong trường hợp việc mua bán không thường xuyên, hai bên mua bán thỏa thuận. Khi có nhu cầu bên mua lập giấy xin mở thư tín dụng, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản tiền gửi của mình hoặc tiền vay một số tiền bằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng. Ngân hàng bên trả tiền phải gửi ngay thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho khách hàng biết. Tuy nhiên, vì thủ tục khá phức tạp nên thư tín dụng cũng ít được dùng trong giao dịch nội địa.

1.1.5.6. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử khác

Agribank – Internet Banking là dịch vụ của Agribank cho phép khách hàng có tài khoản tại Agribank thực hiện tra cứu số dư tài khoản, vấn tin giao dịch, thanh toán hóa đơn thông qua các thiết bị có kết nối mạng internet, khách hàng được đáp ứng hầu như đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu, từ việc chuyển khoản, tra cứu số dư, thanh toán đến quản lý thu chi, nộp thuế, chi trả lương,…

Mobile Banking là dịch vụ cho phép khách hàng có tài khoản tại Agribank

sử dụng điện thoại di động để vấn tin, tra cứu về các thông tin liên quan đến tài khoản, nhận các tin nhắn tự động, thực hiện giao dịch tài chính và các tiện ích khác do Agribank cung cấp.

Mobile BankPlus là dịch vụ do Agribank cung cấp cho khách hàng sử dụng

thuê bao di động Viettel thực hiện các giao dịch với nhiều tiện ích vượt trội.

Agribank M-Plus là dịch vụ ngân hàng an toàn và tiện lợi trên điện thoại di

động, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với nhiều tiện ích vượt trội thông qua ứng dụng Agribank M-Plus cài đặt trên điện thoại thông minh của mình.

Agribank E-Mobile banking là dịch vụ do Agribank cung cấp cho khách

hàng sử dụng điện thoại thông minh có kết nối Internet thực hiện các giao dịch với nhiều tiện ích vượt trội như xem Thông tin tài khoản; Chuyển khoản (ATransfer) (Chuyển khoản nội bộ qua số tài khoản, chuyển khoản nội bộ qua số thẻ, chuyển khoản liên ngân hàng); Nạp tiền điện thoại trả trước và trả sau (VnTopup); Thanh toán hóa đơn (APayBill) (Hóa đơn cước viễn thông, tiền điện, tiền nước, tiền học phí, cước truyền hình, dịch vụ tài chính, nạp tiền vào tài khoản VETC; Dịch vụ thẻ (truy vấn thông tin thẻ, chuyển khoản nội bộ qua số thẻ, chuyển khoản liên ngân hàng, phát hành thẻ phi vật lý, khóa thẻ; dịch vụ QR pay. Ngoài ra, khách hàng còn có thể trải nghiệm các dịch vụ tiện ích đi kèm như: Trao đổi thông tin, nhận tiền kiều hối, quản lý đầu tư, ví điện tử, tra cứu thông tin, tìm kiếm…

1.2. MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.2.1. Khái niệm 1.2.1. Khái niệm

Trong nghị định về: “Thanh toán không dùng tiền mặt” số 101/ 2012/ NĐ- CP của Chính phủ được hiểu như sau: “Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng”

Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước)

Mở rộng TTKDTM là tăng quy mô về số lượng, đơn vị tham gia thanh toán, tăng doanh số TTKDTM trong nền kinh tế quốc dân cùng với việc tác động vào hệ thống TTKDTM làm cho dịch vụ TTKDTM được sử dụng nhiều hơn, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, việc tác động vào hệ thống TTKDTM có thể là các chính sách của Chính phủ hay của ngân hàng

1.2.2. Sự cần thiết phải mở rộng TTKDTM tại các NHTM

Đối với ngân hàng

TTKDTM được mở rộng sẽ làm tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Hoạt động này tạo điều kiện giúp ngân hàng nhanh chóng đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận và tin tưởng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Mở rộng TTKDTM bằng cách thu hút khách hàng mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp ngân hàng huy động được lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc mở rộng TTKDTM tạo điều kiện thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật, đưa khoa học công nghệ vào sử dụng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được năng lực cạnh tranh với các NHTM khác, góp phần gia tăng thị phần trong nền kinh tế.

Mở rộng TTKDTM, mỗi người dân sẽ được tiếp cận và được chọn lựa, sử dụng các hình thức thanh toán có hàm lượng công nghệ cao sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp. Hoạt động này tạo điều kiện cho các chủ thể mở rộng quan hệ kinh tế trong nước và nước ngoài, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế. Việc thanh toán hàng hóa không dùng tiền mặt giữa nhiều khách hàng được kết nối thanh toán dễ dàng, nhanh chóng và rộng rãi, từ đó hàng hóa được vận chuyển trôi chảy, thông suốt không bị ách tắc vì hoạt động thanh toán bị tắc nghẽn.

Đối với nền kinh tế

Hoạt động mở rộng TTKDTM gắn liền với sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Hiệu quả của nó giúp luân chuyển vốn giữa các nền kinh tế một cách dể dàng, nhanh chóng. Mặt khác, mở rộng TTKDTM góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt, góp phần giảm tương đối khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm các chi phí lưu thông. Mở rộng TTKDTM còn giúp các chủ thể trong nền kinh tế hạn chế rủi ro, an toàn cao trong lưu thông và tiện lợi trong trao đổi hàng hóa.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Các tiêu chí định lượng

Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán của từng hình thức TTKDTM

Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán qua các phương thức thanh toán là một trong những thước đo thể hiện quy mô và tốc độ phát triển TTKDTM của từng hình thức thanh toán tại ngân hàng.

Công thức

Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng danh số thanh toán = (Doanh số thanh toán năm nay – Doanh số thanh toán năm trước)* 100%/ (Doanh số thanh toán năm trước)

Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng các phương thức TTKDTM

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng khách hàng dùng để phân tích sự tăng trưởng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, qua đó cho thấy sự

quan tâm của ngân hàng trong phát triển thị trường và thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm TTKDTM hay không. Tốc độ tăng trưởng càng cao càng tốt. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng khách hàng qua các năm.

Công thức

Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng khách hàng = (số lượng khách hàng năm nay – số lượng khách hàng năm trước)* 100%/ (Số lượng khách hàng năm trước)

Tốc độ tăng trưởng của thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán KDTM

Công thức

Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng của thu nhập

ròng từ hoạt động thanh toán không

dùng tiền mặt

=

(Thu nhập ròng TTKDTM kỳ này – Thu nhập ròng từ TTKDTM kỳ trước) * 100% Thu nhập ròng từ dịch vụ TTKDTM kỳ trước

Thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán KDTM là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh sự thành hay bại trong việc triển khai dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán cao chứng tỏ khách hàng sử dụng thường xuyên, liên tục và có hiệu quả dịch vụ thanh toán của ngân hàng; số lượng và quy mô giao dịch lớn, dịch vụ của ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Phí dịch vụ

Phí dịch vụ đối với khách hàng, cùng những sản phẩm dịch vụ có tính chất tương đồng nhau, chất lượng sản phẩm như nhau thì sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng nào có mức phí rẻ hơn sẽ thu hút hơn, đặc biệt là đối tượng khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này được đo lường trên cơ sở mức tăng trưởng thu phí dịch vụ thanh toán hàng năm, so sánh biểu phí của các ngân hàng trong cùng địa bàn, đánh giá của khách hàng trong cuộc khảo sát đo lường sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thanh toán của ngân hàng hay báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của

đơn vị giao dịch từng tháng.

Số lượng tài khoản thanh toán

Số lượng tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng cũng phần nào thể hiện được sự hài lòng và sự tham gia sử dụng dịch vụ TTKDTM của khách hàng. Số lượng tài khoản thanh toán càng gia tăng nhanh qua các năm chứng tỏ nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán ngân hàng của khách hàng tăng, dịch vụ ngân hàng tiện ích, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch cho khách hàng. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng tài khoản qua các năm.

Tỷ lệ số lượng tài khoản thanh toán = (số lượng tài khoản năm nay – số lượng tài khoản năm trước)* 100%/ (Số lượng tài khoản năm trước)

Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp, đơn vị, cán bộ công nhân viên… được trả lương qua thẻ

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá các doanh nghiệp có ưa chuộng sử dụng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng hay không . Tốc độ tăng trưởng sử dụng dịch vụ TTKDTM dùng để so sánh lượng doanh nghiệp tham gia trả lương tại ngân hàng, hay lượng cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp trả lương qua thẻ tại ngân hàng đang nghiên cứu qua các năm, từ đó đánh giá tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng trả lương qua thẻ qua các năm đối với từng sản phẩm TTKDTM hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)