Kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 36)

a, Chương trình thí điểm NTM cấp xã giai đoạn 2001 - 2005

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ NN&PTNT, các Bộ, ngành và địa phương bắt đầu triển khai xây dựng mô hình điểm “Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá” từ năm 2001. Chương trình được triển khai tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

14 xã điểm của Bộ NN&PTNT (sau tăng lên thành 18 xã điểm vào năm 2004) và khoảng 200 xã điểm của các địa phương. Chương trình này được gọi là chương trình phát triển NTM cấp xã.

Triển khai chương trình, Bộ NN&PTNT đã cùng Ban Kinh tế Trung ương soạn thảo và ban hành Đề cương số 185/KTTW-BNN ngày 7 tháng 5 năm 2001 về việc xây dựng mô hình phát triển nông thôn (cấp xã) theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá. Đề cương được gửi đến tất cả các tỉnh, thành phố kèm theo Chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về xây dựng mô hình thí điểm phát triển nông thôn.

Chương trình được Bộ NN&PTNT xác định là một trong những chương trình trọng tâm năm 2001 và các năm tiếp theo, do vậy cần được tập trung chỉ đạo và có sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong toàn ngành.

Một số kết quả chương trình đã thực hiện được là đào tạo cho cán bộ các xã điểm; triển khai quy hoạch cho 18 xã điểm; lồng ghép các chương trình, dự án về khuyến nông, nước sạch và vệ sinh môi trường. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của các xã điểm đã có sự thay đổi đáng kể, nhiều hệ thống nước sạch, xử lý nước thải đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp và nhất là ngành nghề có hiệu quả cao hơn, sản phẩm làm ra cạnh tranh được trên địa bàn trong nước cũng như quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình phát triển nông thôn cấp xã đã bộc lộ một số tồn tại:

+ Kế hoạch xây dựng mô hình đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn lại không có nguồn lực đảm bảo nên hầu hết các mô hình cấp xã đều không có tính khả thi. Mặt khác mô hình được xây dựng theo dạng dự án đầu tư phát triển nên cán bộ và người dân ở "điểm" có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước mà chưa huy động được nguồn lực của người dân và cộng đồng nên chưa mang tính xã hội sâu sắc và vì vậy thiếu tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

+ Đội ngũ cán bộ xã tuy có được đào tạo, nhưng nội dung đào tạo chưa đủ tầm, tình trạng phổ biến là chưa nắm vững yêu cầu và phương pháp triển khai dự án.

+ Bộ máy tổ chức chỉ đạo triển khai chương trình không được hình thành thống nhất, đồng bộ từ cấp trung ương xuống các địa phương, không phân định rõ trách nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền trong việc tổ chức chỉ đạo, triển khai, theo dõi và đánh giá chương trình nên rời rạc và hiệu quả thấp [7].

b, Chương trình thí điểm xây dựng NTM cấp thôn, bản giai đoạn 2007 - 2009

Đánh giá những vấn đề còn tồn tại và hạn chế từ chương trình phát triển nông thôn cấp xã cũng như một số chương trình phát triển nông thôn khác, đồng thời rút kinh nghiệm từ những bài học phát triển nông thôn của một số nước trên thế giới, từ năm 2007, Bộ NN&PTNT triển khai chương trình thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản (theo Quyết định số 2614/QĐ/BNN-HTX ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT). Chương trình được triển khai tại 10 thôn, bản từ năm 2007; tăng lên thành 15 thôn, bản từ năm 2008; bổ sung thêm 2 thôn, bản vào năm 2009.

Chương trình thí điểm xây dựng NTM cấp thôn, bản của Bộ NN&PTNT xác định rõ các tồn tại chính trong phát triển nông thôn tại thời điểm triển khai, gồm:

+ Phát triển tự phát dẫn đến phá vỡ cảnh quan và mất cân bằng sinh thái dẫn đến cản trở sự phát triển bền vững của nông thôn.

+ Vai trò chủ đạo của người dân và cộng đồng trong phát triển nông thôn chưa được phát huy đúng mức.

+ Thu nhập thấp, thiếu việc làm, sản xuất kém đa dạng dẫn đến người dân nông thôn dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế xã hội.

Trước những thực trạng kể trên, chương trình được thực hiện theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do địa phương làm chủ để tổng kết làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM. Mục tiêu của chương trình là:

+ Thí điểm xây dựng các mô hình NTM ở cấp thôn, bản đại diện cho 8 vùng sinh thái trên cả nước.

+ Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nguyên tắc thực hiện mô hình là: các hoạt động cụ thể ở từng mô hình thí điểm do chính người dân của thôn, bản tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng.

Đề án thí điểm NTM cấp thôn, bản được thực hiện theo phương pháp tiếp cận mới là “dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ”. Qua 2 năm thực hiện, Chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được 6 nội dung:

+ Đã hình thành được 15 mô hình thực tiễn về xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới từ cộng đồng và do cộng đồng làm chủ.

+ Bước đầu thay đổi được nhận thức của cán bộ cơ sở và người dân trong việc xác định nội dung xây dựng NTM, các bước công việc phải làm và trình tự tiến hành, cách thức huy động nội lực tại chỗ cho xây dựng NTM.

+ Đã hình thành được tổ chức của người dân (Ban phát triển thôn bản), là đại diện của cộng đồng dân cư thôn, bản để tự chủ trong việc bàn bạc, lựa chọn, quyết định các nội dung xây dựng NTM và cuộc sống trên địa bàn của họ.

+ Đã khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo của người dân trong phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới, không ỷ lại vào trợ giúp bên ngoài.

+ Đã xác định rõ hơn nội dung, phương pháp, cách làm, mối quan hệ phối hợp giữa các cấp trong xây dựng mô hình NTM theo phương pháp tiếp cận từ cộng đồng thôn, bản.

+ Tuy mô hình chưa hoàn thiện, nhưng đã thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương tổ chức xây dựng thêm mô hình NTM ở địa phương (ngoài 15 mô hình thí điểm của Bộ).

Tuy vậy, còn một số tồn tại:

+ Nhận thức của các ngành, các cấp ở một số địa phương về xây dựng NTM còn chưa đầy đủ, chưa đúng với chủ trương của đề án.

+ Do chưa có tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM nên việc xác định mục tiêu nhằm xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khái niệm, nội hàm NTM còn hiểu theo nhiều cách khác nhau không chỉ với cán bộ các cấp và người dân ở các điểm mà còn cả trong các đơn vị triển khai.

+ Thiếu lực lượng cán bộ xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới nên khi thực hiện hầu hết các cán bộ và người dân đều rất lúng túng ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng.

+ Do chưa có cơ chế đặc thù, do vậy việc triển khai xây dựng mô hình NTM rất lúng túng nhất là cơ chế quản lý đầu tư, tài chính.

Nhìn chung, 2 chương trình thí điểm xây dựng NTM đã đạt được những kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đúng với mục tiêu thử nghiệm nhằm rút ra kinh nghiệm, đề xuất cơ chế chính sách xây dựng NTM. Sự tham gia còn hạn chế của cộng đồng cũng chính là bài học kinh nghiệm để tìm ra các phương thức huy động nguồn lực cộng đồng có hiệu quả hơn. Rút kinh nghiệm từ các chương trình này, Chương trình thí điểm xây dựng NTM do Ban bí thư chỉ đạo đã đưa ra những cơ chế cụ thể hơn về phát huy sự tham gia của cộng đồng. Những bài học kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng rút ra từ chương trình thí điểm NTM của Ban bí thư được đưa ra trong luận văn này sẽ là cơ sở để đề xuất những cơ chế chính sách mới phù hợp hơn [3].

c, Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn (2016). Là một tỉnh miền núi, biên giới nên việc cân đối ngân sách cho xây dựng nông thôn mới là hết sức khó khăn đối với Lạng Sơn. Mặc dù đã rất quan tâm, chắt chiu từng đồng vốn, song nguồn lực phân bổ cho các xã là không nhiều. Ví dụ như xã Sơn Hà, tuy là một trong những xã điểm tập trung chỉ đạo của Hữu Lũng, tính riêng các nguồn vốn ngân sách cấp trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới trong vòng 2 năm qua chỉ ở mức trên 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nguồn lực khiêm tốn này lại có tác dụng rất lớn trong việc khơi gợi sức dân, huy động được sức mạnh nội lực trong cộng đồng. Trong 4 năm qua, huyện đã cân đối ngân sách hỗ trợ cho nhân dân trong xã gần 800 tấn xi măng với tổng kinh phí khoảng 802 triệu đồng, từ nguồn hỗ trợ này xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động và huy động được nhân dân đóng góp đối ứng gần 1 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn. Điển hình như thôn Na Hoa, mỗi hộ tự nguyện đóng góp 950.000 đồng, hay như thôn En, đóng góp 1.800.000 đồng/hộ... để bê tông hóa đường liên thôn. Ngoài ra còn nhiều hộ tự nguyện hiến đất để mở rộng đường cho đạt với tiêu chí nông thôn mới. Qua đó đã nâng tỷ lệ km đường được bê tông của toàn xã lên 73,52%. Không kể ngày công lao động, diện tích đất đã hiến để xây dựng công trình công cộng, chỉ tính riêng số tiền trực tiếp đóng góp để củng cố hạ tầng nông thôn, trong 4 năm qua, nhân dân xã Sơn Hà đã huy động được hơn 1,2 tỷ đồng, chiếm trên 50% nguồn lực đầu tư vào địa bàn. Theo thống kê của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới thì trong vòng 2 năm qua, tổng nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là gần 450 tỷ đồng. Trong đó, ngoài nguồn vốn hơn 65 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, Lạng Sơn đã chắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chiu từ ngân sách tỉnh, huyện, xã dành nguồn lực đầu tư trên 85 tỷ đồng cho các xã. Nguồn vốn tín dụng và vốn lồng ghép từ các chương trình khác khoảng 270 tỷ đồng. Đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh đã huy động được gần 29 tỷ đồng.

Hàng loạt các chương trình được triển khai, kết quả cụ thể là đã có rất nhiều ngôi nhà bán trú được xây dựng ở vùng sâu vùng xa thông qua chương trình của Tỉnh đoàn thanh niên; hàng vạn người dân có nhu cầu được tạo điều kiện vay vốn xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất thông qua các kênh của Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh… Nhiều địa phương còn băn khoăn về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Nhưng giờ, những băn khoăn, nghi ngại ấy đã qua đi. Cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp đang tạo ra một nguồn lực tổng hợp làm nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng nông thôn mới [32].

d, Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Theo báo Nhân dân điện tử (2015): Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã tác động tích cực đến tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai, đó là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2011- 2014 đạt 4,74%/năm; giá trị sản xuất thu hoạch trên 1 ha diện tích trồng trọt và chăn nuôi đến cuối năm 2014 đạt gần 100 triệu đồng/ha; đời sống vật chất, tinh thần của hầu hết người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên; thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến cuối năm 2014 đạt 32,58 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh (đối với khu vực nông thôn hộ nghèo thu nhập 650.000 đồng/người/tháng - cao hơn chuẩn quốc gia) đã giảm xuống còn dưới 1%. Kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn ngày càng được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống ở vùng nông thôn. Dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua, bên cạnh sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, còn có sự vào cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã đồng hành, cùng sát cánh trong phong trào "Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới". Điều đó đã thể hiện qua tổng vốn đầu tư cho xây dựng NTM là gần 62.735 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chỉ chiếm 15%, còn lại là nhân dân và doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng tích cực tham gia đóng góp.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy Đồng Nai rút ra một số kinh nghiệm trong hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM:

Một là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM phải xác định và thể hiện "bốn rõ”

Ba là, đối với trách nhiệm của chính quyền, nhất là đối với chính quyền cơ sở phải bảo đảm "bốn sâu sát".

Bốn là, đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải thực hiện nghiêm, đầy đủ "bốn phải",

Năm là, đặc biệt coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và "Dân vận khéo" với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để nông dân hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm [31].

e, Kinh nghiệm của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Đến tháng 01/2016 huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc có 15/16 xã hoàn thành đạt chuẩn NTM, được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 công nhận huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh.

Đề cập về kết quả và bài học kinh nghiệm đạt được trong xây dựng NTM của huyện Yên Lạc, đồng chí Đỗ Đình Việt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM huyện cho biết: “Yên Lạc là huyện thuần nông, nhưng con người nơi đây luôn năng động trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận cái mới, cái tiến bộ, từ đó, đã đưa một huyện thuần nông phát triển kinh tế theo nhiều hướng chú trọng dịch vụ. Yên Lạc luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)