Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 75 - 79)

- Chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huyđộngnguồnlực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:

3.4.1. Nhóm giải pháp chung

a, Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân

Tuyên truyền đóng vai trò quan trọng để nhân dân trước tiên phải hiểu được NTM là gì, tại sao lại xây dựng NTM, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM cần được phát huy như thế nào. Công tác tuyên truyền cũng giúp cộng đồng nắm rõ mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, 19 tiêu chí NTM, các bước xây dựng NTM, vai trò của các đơn vị liên quan. Tại 3 xã nghiên cứu thì cách thức tuyên truyền và vận động người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới chưa thực sự hiệu quả.

Để việc tuyên truyền có hiệu quả hơn thì các xã nên học hỏi những kinh nghiệm của một số xã điểm trước đây ví dụ như xã Định Hoà, Kiên Giang: đã có những cách làm sáng tạo như in tờ rơi, biên soạn tài liệu, và phát loa bằng cả tiếng Việt và tiếng dân tộc bằng những bài phát biểu được chuẩn bị bài bản, treo các bảng hiệu nơi công cộng, mỗi bảng hiệu về một tiêu chí NTM, hoặc các xã có thể tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

về chương trình xây dựng NTM hơn điều này cũng sẽ giúp người dân tìm hiểu kỹ hơn, rõ hơn về chương trình xây dựng NTM.

Tiếp theo tuyên truyền là công tác vận động người dân tham gia. Sự tham gia của dân không chỉ là tham gia các cuộc họp để phát biểu ý kiến về nội dung xây dựng NTM, nội dung nào cần ưu tiên xây dựng NTM, mà quan trọng hơn nữa là vận động sự đóng góp sức lao động, tiền của, hiến đất không đền bù… Một điều chắc chắn là nếu không vận động tốt, người dân không chấp nhận hiến đất, thì các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, nhà văn hoá… không thể thực hiện được. Và một vấn đề khác liên quan là, để tuyên truyền, vận động tốt thì Ban quản lý xây dựng NTM xã và các đoàn thể xã, thôn phải tập trung được người dân để bàn bạc, thảo luận trực tiếp trong các cuộc họp. Nhưng thực tế là để họp được đầy đủ dân là rất khó thực hiện được vì người dân rất mải làm ăn nếu các cuộc họp ở thôn, xã để bàn những vấn đề chung của thôn, xã thì rất nhiều người dân không đi họp. Vì vậy để tổ chức được đông đảo người dân đến họp thì các xã có thể học theo kinh nghiệm ở một số xã điểm đã làm là muốn tổ chức cuộc họp dân mà dân tham gia đầy đủ thì nội dung họp phải lồng ghép với những nội dung nào đó có liên quan trực tiếp đến lợi ích của hộ gia đình. Có như vậy thì họ mới quan tâm và đi dự họp đầy đủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

b, Dân chủ, công khai, minh bạch mới tạo được lòng tin cho dân

Nội dung này rõ ràng là một công việc cần thiết để tạo lòng tin trong dân, bởi nếu dân không tin tưởng thì họ không bao giờ tham gia đóng góp các nguồn lực của mình cho xây dựng NTM. Ở 3 xã nghiên cứu đã có những cách làm tốt trong việc dân chủ, công khai và minh bạch song vẫn có một số thôn gây ra sự thắc mắc của nhân dân.

Trường hợp xã Làng giàng và xã Khánh Yên Thượng qua quá trình điều tra thì người dân có phản ánh trước khi triển khai làm đường bê tông thì thôn có tổ chức họp để huy động sự đóng góp của người dân nhưng sau khi làm xong thì không thấy họp thôn để thông báo các khoản thu chi thiếu đủ như thế nào cho người dân nắm được.

Còn lại hầu hết các thôn khác ở 3 xã nghiên cứu thì đều làm theo cách: vận động nhân dân góp tiền làm đường giao thông ở cấp thôn. Người dân ở thôn nào góp tiền thì xã không thu về xã mà để lại ngay cho chính bản thân người dân ở đó giữ lại bàn bạc cách sử dụng. Qua cách làm này, người dân thấy tin tưởng ở xã, đồng tiền của mình góp để sử dụng cho chính các hoạt động xây dựng NTM tại nơi mình ở, không bị thất thoát và không nghi ngờ gì.

c, Cán bộ Đảng viên, đoàn thể, người lãnh đạo phải luôn gương mẫu đi đầu

Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, không chỉ riêng có chính quyền mà còn cả các đoàn thể, tổ chức, cá nhân,… Dù xác định xây dựng NTM thì người dân phát huy vai trò làm chủ nhưng để vận động được sức dân, nguồn lực từ dân, thì các đoàn thể, HTX, những người đứng đầu, người Đảng viên… đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Qua thực tế tìm hiểu ở 3 xã nghiên cứu cho thấy: Người đứng đầu phải gương mẫu, tích cực thì người dân mới làm theo. Để dân theo thì những người lãnh đạo luôn phải đi đầu trong các phong trào đóng góp cho xây dựng NTM: nếu công trình triển khai xây dựng đi qua đất nhà mình thì phải gương mẫu hiến đất, phải góp tiền bằng hoặc hơn người dân thì mới làm gương được. Đây cũng là điều gây vất vả cho những cán bộ quản lý, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể nhưng muốn thành công thì họ phải có một tinh thần sẵn lòng tham gia.

Vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội ở cấp xã, cấp thôn cũng đặc biệt quan trọng. Mỗi đoàn thể có những nhóm hội viên có sự tương đồng về nhiều mặt như văn hoá, xã hội, chính trị… Nhờ đó, cuộc họp của đoàn thể đem lại sự đồng thuận cao. d, Thường xuyên nâng cao năng lực cán bộ cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, gồm nhiều nội dung. Chính vì vậy các xã cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao năng lực cán bộ. Cán bộ có năng lực thì mới vận động được nhân dân hưởng ứng tham gia xây dựng NTM. Khi chương trình MTQG triển khai, những công trình có giá trị dưới 3 tỷ đồng sẽ được phân cấp làm chủ đầu tư cho xã. Nếu như cán bộ xã yếu về năng lực thì không thể nào phát huy được hiệu quả từ đồng vốn đầu tư của nhà nước, không vận động được sự tham gia của nhân dân. Cán bộ xã, thôn là lực lượng chủ yếu để vận động và tổ chức hướng dẫn cho nhân dân xây dựng NTM, do đó sự nghiệp này thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào tâm huyết và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ. Vì vậy cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nhất là chuyên môn nghiệp vụ, nhiệm vụ xây dựng NTM phù hợp với sự phân cấp, đầu tư của Trung ương. Cách làm của các xã hiện nay phần lớn vẫn là cán bộ đi tuyên truyền giới thiệu về NTM chỉ mời dân đến và đọc lại toàn bộ nội dung văn bản hướng dẫn của Trung ương, cách làm như vậy không thể nào đưa được tinh thần và nhiệm vụ của xây dựng NTM cho người dân hiểu và để bản thân họ hăng hái tham gia.

e, Lựa chọn những nội dung ưu tiên trong xây dựng NTM

Bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí, trong đó chia nhỏ ra thành 39 chỉ tiêu nhỏ. Trong số 39 chỉ tiêu này, có 20 chỉ tiêu không đòi hỏi phải đầu tư nhiều các xã nên cho người dân bàn bạc lựa chọn để làm trước. Tuy nhiên, trên thực tế thì 03 xã nghiên cứu chưa làm tốt khâu này, các xã lựa chọn các hoạt động mà được đầu tư hỗ trợ vốn thì làm trước và người dân thì không được tham gia để lựa chọn việc gì làm trước việc gì làm sau. Chính vì vậy cũng có những vấn đề khó khăn đối với người dân.

Để thực hiện công việc này, các xã nghiên cứu nên học tập kinh nghiệm của các xã điểm đi trước. Ví dụ ở xã Tam Phước có một số bài học có thể áp dụng cho các địa phương: Trên cơ sở bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM được BCĐ Trung ương phê duyệt, xã đã tổ chức họp, xác định đề án là một bản kế hoạch tổng thể gồm nhiều hoạt động xây dựng NTM. Để thực hiện đề án này, cần ưu tiên thực hiện các hoạt động nào trước, hoạt động nào sau, các hoạt động cần có quy chế để tổ chức thực hiện, phân công nhân sự… Sau khi thông qua ý kiến của dân để lựa chọn các nội dung ưu tiên, xã đã cụ thể hoá bản đề án thành 2 văn bản gồm: (i) Kế hoạch triển khai các nội dung xây dựng NTM; (ii) Quy chế thực hiện các hoạt động xây dựng NTM. Bản kế hoạch nêu rõ lộ trình thực hiện theo từng thời gian, dự toán kinh phí, vai trò tham gia của các cấp, ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

và người dân. Bản quy chế quy định nhiệm vụ của chính quyền, đoàn thể, thôn xóm, nhân dân và các vấn đề cần tuân thủ khi triển khai xây dựng NTM. Đây là một công việc giúp cho người dân hiểu rõ hơn và có thể tham gia ý kiến của mình. Bởi bản quy hoạch được dán ở Trụ sở xã cũng như bản đề án xây dựng NTM của xã là những nội dung mang tính tổng thể, với người dân thì họ rất “mơ hồ” khi đến xem rồi đọc bản đề án. Nhưng khi cụ thể các nội dung thực hiện, gồm có xây dựng các công trình gì, tổ chức hoạt động sản xuất gì, những gì làm ở xã, ở thôn, nhân dân phải đóng góp gì, phải hiến đất, sức lao động, tiền của như thế nào… thì nhân dân và toàn thể các tổ chức, đoàn thể, cán bộ xã thôn đều hiểu được rõ và tham gia bàn bạc, đưa ra ý kiến của mình về lựa chọn ưu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)