- Chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huyđộngnguồnlực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trong luận văn: “Giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”, tác xin đưa ra các kết luận sau:
Sau tám năm xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Bàn bước đầu đã đạt những kết quả nhất định. Tỷ lệ xã đạt nông thôn mới là 36,36%, đứng thứ ba trong tám huyện của tỉnh Lào Cai.Huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách xây dựng NTM; Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được thành lập từ huyện xuống xã, đến thôn, bản và luôn được củng cố, kiện toàn; BCĐ xây dựng NTM huyện thường xuyên tổ chức họp thường kỳ hàng tháng, quý, năm và chỉ đạo các đơn vị phụ trách các tiêu chí, phòng ban chuyên môn. Công tác tuyên truyền, vận động được quan tâm đã phát huy được vai trò thông tin đến các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, các xã chưa đạt là các xã còn nhiều khó khăn, các xã vùng ba. Muốn đạt chuẩn NTM của những xã này cần có giải pháp quyết liệt của cả hệ thống chính trị và cộng đồng.
Kết quả huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới đã đạt các thành quả ban đầu. Đã huy động được sự tham gia góp ý kiến và đóng góp bằng tài sản (hiến đất, vật liệu, ngày công lao động,...) của cộng đồng trong xây dưng nông thôn mới tại huyện Văn Bàn. Tuy nhiên, sự tham gia và đóng góp của cộng đồng còn hạn chế. Nhiều nơi, sự tham gia của các doanh nghiệp và các HTX gần như là chưa tham gia, đóng góp vào khâu nào. Sự tham gia của cộng đồng có hai mặt tồn tại. Một mặt, một bộ phận người dân và cán bộ vẫn tồn tại tâm lý ỷ lại, mong chờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Mặt khác, đã có sự thay đổi đáng kể về nhận thức của cộng đồng trong xây dựng NTM, họ tích cực tham gia đóng góp nhiều hơn, góp công sức nhiều hơn khi mà đầu tư nhà nước giảm dần.
Công tác truyền thông về chương trình NTM còn chưa hiệu quả, người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM; Cơ chế chính sách về huy động nguồn vốn cộng đồng cho xây dựng NTM còn chưa đầy đủ, cụ thể; Nhiều hộ gia đình còn có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp nên chưa có điều kiện đóng góp nhiều cho chương trình; Việc triển khai lấy ý kiến của người dân chưa hợp lý nên chưa thu hút được người dân tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình xây dựng NTM, nổi bật là công tác quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hoạch, xây dựng đề án NTM, đề án phát triển sản xuất.
Để khắc phục các hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Văn Bàn như:Người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM;Người dân còn trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước;Ở một số nơi chưa có sự công khai minh bạch về các khoản tiền mà dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;Kinh tế của nhiều hộ dân còn khó khăn. Huyện Văn Bàn cần tập trung và vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị vào các giải pháp sau: Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ cơ sở. Dân chủ, công khai, minh bạch mới tạo được lòng tin cho dân.Thường xuyên nâng cao năng lực cán bộ cơ sở.Giải pháp huy động cộng đồng bằng các hình thức đóng góp (tiền, đất đai, lao động,...). Xây dựng cơ chế huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cộng đồng công khai minh bạch, có sự giám sát kiểm tra sát sao của cộng đồng.Phát huy vai trò của chủ thể của người dân và cộng đồng trong công tác huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM.Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng trong triển khai huy động nguồn lực thực hiện chương trình NTM.
2. Kiến nghị
Chương trình MTQG xây dựng NTM đã triển khai được 8 năm, với phương châm “dựa vào nguồn lực cộng đồng” là chính, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của cộng đồng trong chương trình xây dựng NTM. Qua những kết quả nghiên cứu từ đề tài này, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau để áp dụng cho chương trình MTQG, nhằm tăng cường hiệu quả tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:
- Có giải pháp tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương, từ cấp tỉnh cho đến cấp thôn, bản. Năng lực này không chỉ là kiến thức về xây dựng NTM mà còn gồm kỹ năng tuyên truyền, vận động, cách tổ chức cuộc họp… Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và Trung Quốc cũng cho thấy năng lực của cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở, nếu được đào tạo tốt thì họ mới tổ chức, dẫn dắt được cộng đồng, huy động được sự tham gia của cộng đồng. Để thực hiện được điều này, BCĐ trung ương về xây dựng NTM cần tổ chức lại cách thức đào tạo cán bộ như đã làm trong các chương trình thí điểm, giao cho các Trường học, Viện nghiên cứu đào tạo cán bộ địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, thanh quyết toán đối với các công trình xây dựng CSHT. Chương trình thí điểm cũng có cơ chế đặc thù để thử nghiệm triển khai song đánh giá của cán bộ các xã điểm đều nhận định đây vẫn là khó khăn dẫn đến khó huy động sự tham gia của cộng đồng.
- Có văn bản riêng quy định về việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong chương trình MTQG xây dựng NTM. Trong đó quan tâm đến các vấn đề sau:
+ Cụ thể hoá quy trình lấy ý kiến tham gia của dân đối với các nội dung có sự tham gia của dân đã được nêu trong Thông tư liên tịch 26. Đặc biệt, về việc lấy ý kiến dân đối với bản quy hoạch và đề án NTM, cần yêu cầu các xã cụ thể hoá thành từng nội dung chi tiết, giúp dân hiểu rõ vấn đề, từ đó tổ chức thành nhiều cuộc họp theo các chủ đề riêng để dân tham gia ý kiến. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn cũng cần được nêu rõ trong nội dung này.
+ Cụ thể hoá cơ chế huy động các khoản đóng góp tự nguyện của dân cho xây dựng CSHT đã quy định từ năm 1999 theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan và vai trò của Ban giám sát cộng đồng.
+ Cần xem xét cơ chế huy động nguồn lực cộng đồng từ việc hiến đất cho các công trình công cộng (giao thông, kênh mương, nhà văn hoá). Do không được đền bù nên nhiều hộ sẽ gặp khó khăn khi phải hiến đất. Vì thế, cần quy định các trường hợp đặc biệt có đền bù để tạo điều kiện cho xã để huy động sự tham gia của dân hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn