Chương trình xâydựngNTM của huyện giai đoạn 2016-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 51 - 55)

- Chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huyđộngnguồnlực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:

3.1.1. Chương trình xâydựngNTM của huyện giai đoạn 2016-

- Huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách như: Chính sách tín dụng; Chính sách hỗ trợ về Y tế; Chính sách hỗ trợ giáo dục; Chính sách khuyến nông - khuyến lâm; Chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ tiếp cận thông tin... trên địa bàn 22 xã của huyện. - Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được thành lập từ huyện xuống xã, đến thôn, bản và luôn được củng cố, kiện toàn. BCĐ nông thôn mới & GNBV huyện đã được kiện toàn lại tại Quyết định số 950 - QĐ/HU ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Huyện ủy Văn Bàn.

- BCĐ xây dựng NTM huyện thường xuyên tổ chức họp thường kỳ hằng tháng, quý, năm và chỉ đạo các đơn vị phụ trách các tiêu chí, phòng ban chuyên môn, BCĐ các xã tập trung tiếp tục phát triển sản xuất, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Chỉ đạo thành viên BCĐ huyện bám sát cơ sở, nắm bắt khó khăn vướng mắc kịp thời giải quyết tháo gỡ cho cơ sở.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động và có giải pháp cụ thể để tối ưu nguồn lực xã hội hóa thực hiện chương trình.

* Kết quả lập đồ án xây dựng NTM và phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân:

- Các đồ án quy hoạch đều đã được công bố, công khai, thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định.

- Việc triển khai đầu tư thực hiện nội dung theo đồ án đã được phê duyệt trên địa bàn các xã còn hạn chế do chưa có nguồn lực đầu tư dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý QH.

- Các đồ án Quy hoạch chi tiết trung tâm xã và các điểm dân cư trên địa bàn xã đã được phê duyệt và công bố, công khai. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kinh phí thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa theo đúng quy định, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.

* Kết quả triển khai mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

* Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn:

- Triển khai chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã tổ chức lập quy chế quản lý quy hoạch chung nông thôn mới trên địa bàn các xã theo hướng dẫn số 862/SXD-QHKT ngày 18/4/2017 của sở Xây dựng tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn Quy chế quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới để đảm bảo đạt tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai.

- Trên địa bàn huyện, hiện nay có 22/22 xã được lập quy hoạch chung tổng thể xây dựng nông thôn mới. Các đồ án quy hoạch đều đã được công bố, công khai, thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn thiếu quy chế quản lý quy hoạch chung.

* Kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới:

Đến hết năm 2018 trên địa bàn huyện có 06/22 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, đạt 27,3%. Đạt 240 tiêu chí/22 xã, bình quân đạt 10,91 tiêu chí/xã.

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả rà soát các tiêu chí NTM huyện Văn Bàn tính đến 2017 ĐVT: xã TT Thực hiện các tiêu chí 2015 2016 2017 1 Số xã đạt 19/19 tiêu chí 02 04 06 2 Số xã đạt 15 - 18 tiêu chí 03 01 0 3 Số xã đạt 10 - 14 tiêu chí 02 03 03 4 Số xã đạt 05 - 09 tiêu chí 15 14 11 5 Số xã đạt dưới 05 tiêu chí 0 0 02

(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)

Qua đây cho ta thấy, mặc dù là huyện miền núi có nhiều khó khăn, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới còn thấp. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện. Huyện Văn Bàn đã đạt được nhưng kết quả bước đầu đáng khen ngợi. Đã có 6 xã về đích nông thôn mới vào năm 2018, nhưng vẫn còn 2 xã chỉ dưới 5 tiêu chí. Hai xã có số tiêu chí đạt rất ít là do, tiêu chí đường giao thông được nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lên, dẫn đến có hai vùng ba đa không đạt tiêu chí này. Trung bình cả huyện các xã đạt 10,9 tiêu chí trên 1 xã. Với thành tích đó đáng được biểu dương dù còn nhiều vấn đề cần sự quyết lieeth hơn nữa của cả hệ thống chính trị. Vì số lượng các xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí còn nhiều 11/22 xã chiếm 50% tổng số xã của huyện. Những xã có xuất phát điểm tốt, thuận lợi đều đã đạt 19/19 tiêu chí, còn lại đa phần đều còn rất khó khăn. Có những tiêu chí như: môi trường, tăng thu nhập, có hình thức HTX hoạt động hiệu quả có liên kết sản xuất, chợ, nghĩa trang,... thì rất khó đạt được. Vì địa bàn rộng, địa hình chia cắt, thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp không có làng nghề. Để có được góc nhìn bao quát về thành tựu và những tồn tại được đánh giá trong dưới đây.

Mặc dù Lào Cai là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Tuy nhiên, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ cở. Tỉnh Lào Cai đã đạt được một vài kết quả đáng ghi nhận trong xây dựng nông thôn mới khi so với mặt bằng chung các tỉnh miền núi phía bắc. Trên phạm vi cả nước bình quân tiêu chí/xã đạt là 15,26 tiêu chí; còn khu vực miền núi phía bắc đạt 12,28 tiêu chí/xã; khu vực miền núi phía bắc đã có 603/2.280 xã (26,45%) được công nhận đạt chuẩn NTM (theo Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, năm 2019). Nếu so sánh số tiêu chí bình quân đạt/xã thì Lào Cai tương đương các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ số xã đạt nông thôn mới của tỉnh Lào Cai: 33,56% cao hơn 26,45% của khu vực miền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

núi phía bắc. Số lượng các xã đạt chuẩn nông thôn mới của các huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.2 Số lượng và tỷ lệ các xã đạt NTM của các đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai năm 2018

TT Huyện, thành phố Số lượng xã đạt NTM Tổng số xã của huyện, Tp Tỷ lệ (%) 1 Bắc Hà 4 20 20 2 Bảo Thắng 8 12 66,67 3 Bảo Yên 5 17 29,41 4 Bát Xát 7 22 31,81 5 Mường Khương 4 15 26,67 6 Sa Pa 2 17 11,76 7 Si Ma Cai 5 13 38,46 8 Văn Bàn 8 22 36,36 9 Thành phố Lào Cai 5 5 100 Tổng cộng 48 143

(Nguồn: Văn phòng Điều phối CT MTQG XD NTM tỉnh Lào Cai, năm 2018)

Như đã giới thiệu ở trên, khi đánh giá tỷ lệ số lượng các xã đạt chuẩn nông thôn mới trung bình cả tỉnh Lào Cai đạt 33,56%. Nhưng tỷ lệ các xã đạt NTM của các đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố Lào Cai của tỉnh Lào Cai lại có sự chênh lệch khá lớn.Đối với đơn vị thành phố Lào Cai trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Lào Cai. Nên có sự khác biệt quá lớn khi so với các huyện còn lại, đã đạt 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

(5/5) xã chuẩn nông thôn mới. Tác giả tập trung so sánh huyện Văn Bàn với các huyện trong tỉnh.

Nổi bật và dẫn đầu trong các huyện của tỉnh là huyện Bảo Thắng. Đây là một huyện vùng thấp của tỉnh, có nhiều mặt thuận lợi so với các huyện vùng cao, có đến 3 thị trấn, đường bộ và đường sắt thuận lợi, dân cư tập trung đông hơn. Huyện Bảo thắng có 17 dân tộc anh em, nhưng dân tộc Kinh chiếm đa số 68,9%, còn lại các dân tộc thiểu số như: Dao, Mông, Nùng, Tày,... chỉ chiếm 31,1%. Huyện Bảo Thắng có số lượng xã đạt 8/12 xã nông thôn mới (đến 66,67%). Mục tiêu, đến năm 2020 huyện Bảo Thắng đạt huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lào Cai.

Ngoại trừ huyện Bảo Thắng thì khi so với mặt bằng chung của các huyện còn lại. Huyện Văn Bàn lại là huyện đứng thứ hai sau huyện Si Ma Cai (tỷ lệ rất gần nhau) 36,36% (Văn Bàn) so với 38,46% (Si Ma Cai). Với tỷ lệ 36,36% thì huyện Văn Bàn có tỷ lệ xã đạt NTM cao hơn một chút khi so với tỷ lệ bình quân của tỉnh là 33,56%. Trong tổng thể 8 huyện của tỉnh, huyện Văn Bàn đứng vị trí thứ ba. Thậm chí có huyện Sa Pa có tỷ lệ xã đạt nông thôn mới rất thấp chỉ có 11,76%. Để huyện Văn Bàn có thể tăng thêm các xã đạt chuẩn NTM trong giai đoạn 2020-2025 lại còn rất nhiều khó khăn. Bởi vì, các xã thuận lợi, gần trung tâm có xuất phát điểm tương đối tốt hiện nay đều đã về đích. Các xã còn lại đa phần còn rất khó khăn, xuất phát điểm rất thấp, để đạt xã NTM cần rất nhiều điều kiện hỗ trợ từ Nhà nước, tỉnh và huyện cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)