Kết quả huyđộngnguồnlực xâydựng nôngthôn mới của huyệnVăn Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 56 - 59)

- Chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huyđộngnguồnlực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:

3.2.1. Kết quả huyđộngnguồnlực xâydựng nôngthôn mới của huyệnVăn Bàn

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành là một chương trình khung toàn diện để cộng đồng chung sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại. Để xây dựng thành công chương trình này thì một trong những nguồn lực quan trọng là nguồn vốn. Cơ chế huy động vốn của huyện Văn Bàn được thực hiện theo hướng: đa dạng hoá các nguồn vốn thông qua lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương, trong đó HĐND tỉnh Lào Cai quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nguyện của nhân dân; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn vốn tín dụng; các nguồn vốn hợp pháp khác. Kết quả huy động nguồn vốn của huyện Văn Bàn được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.3: Kết quả huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018

TT Nội dung Năm 2016

(Tr.đồng) Năm 2017 (Tr.đồng) Năm 2018 (Tr.đồng) I Nguồn vốn 1 Ngân sách Nhà nước - Trung ương + Vốn Chương trình 135, Trái phiếu CP, NTM 355.408 25.882 72.802 + Vốn lồng ghép từ các chương trình MTQG khác 117.715 106.598 9.026 - Tỉnh 117.715 112.055 - Huyện - Xã 0 0 0 2 Vốn tín dụng 52.429 0 0

3 Vốn của doanh nghiệp. HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh

0 5.090 3.051 4 Nhân dân đóng góp 21.774 72.871 98.924 5 Vốn khác (nếu có) 1.099 0 0 II Vốn đầu tư, hỗ trợ 1 Quy hoạch 2.200 0 0 2 Xây dựng kết cấu hạ tầng 0 0 0 3 Phát triển sản xuất 0 1.969 8.153 4 Tuyên truyền 60 30 100 download by : skknchat@gmail.com

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

TT Nội dung Năm 2016

(Tr.đồng) Năm 2017 (Tr.đồng) Năm 2018 (Tr.đồng) 5 Tập huấn 0 0

6 Đào tạo nghề lao động nông thôn 0 300

7 Quản lý 0 0 100

8 Nội dung khác (nếu có)

(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn, 2018)

Qua bảng trên cho ta thấy, năm có nguồn vốn cao nhất là năm 2016. Trong đó chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đến hơn 355.408 triệu đồng (chủ yếu là nguồn ngân sách dành cho chương trình 135). Như chúng ta đã biết mục tiêu của Chương trình 135 đầu tư lớn vào các công trình điện đường trường trạm. Cùng với nguồn vốn hơn 117.715 triệu lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Đặc biệt cũng giống như các địa phương trên toàn quốc, nhờ lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau bước đầu các xã đều tập trung cao cho các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng. Sang đến năm 2018, nguồn vốn từ Chương trình 135 giảm (ngân sách Trung ương) làm số vốn từ ngân sách cho huyện giảm rõ rệt. Tuy nhiên, có tín hiệu tích cực là nguồn ngân sách từ các nguồn khác lại tăng lên khá mạnh mẽ.

Nhất là nguồn vốn góp từ nhân dân (98.924 triệu đồng). Do tính chất đặc thù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tác giả đã đi tìm hiểu sâu về hình thức đóng của người dân mà đối tượng là hộ gia đình. Câu trả lời thu được là: nguồn vốn góp từ người dân thu được chủ yếu từ diện tích đất người dân hiến làm đường, làm nhà văn hóa,.... được quy ra tiền mặt.

Nguồn vốn của tỉnh mặc dù có giảm (năm 2016: 117,715 triệu) nhưng vẫn còn 112.055 triệu đồng năm 2018. Một kết quả nữa cho thấy công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM tại huyện đã có kết quả bước đầu là có đóng góp của các doanh nghiệp, các HTX và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy chỉ đóng góp phần nhỏ nhưng đã có những tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp và HTX. Nếu như năm 2016 còn chưa có đóng góp, thì sang năm 2016 đã có trên 5.000 triệu/đồng/năm. Đến năm 2017 vốn góp của doanh nghiệp và HTX giảm 2.000 triệu/đồng/năm đạt 3.051 triệu/đồng/năm. Đối với nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ, cũng có nhiều thay đổi tích cực. Như đã trình bày ở trên, vốn đầu tư dành cho quy hoạch (2.200 triệu/đồng/năm) năm 2016. Nhưng sang các năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

sau chỉ tiêu về quy hoạch đã làm xong nên các năm sau không còn nữa, được điều chỉnh bổ sung cho các nội dung hỗ trợ khác. Rất dễ nhận thấy như, tập trung nguồn vốn cho phát triển sản xuất, năm 2017 là 1.969 triệu/đồng/năm, đã tăng gấp hơn bốn lần đạt 8.153 triệu/đồng/năm vào năm 2018. Ngoài ra công tác tuyên truyền và đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu cũng có sự thay đổi tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)