Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình xâydựng nôngthôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 60 - 66)

- Chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả huyđộngnguồnlực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới:

3.2.3. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình xâydựng nôngthôn mớ

về thu nhập. Với thực trạng như vậy, cả hệ thống chính trị huyện và người tất cả người dân cùng với các nguồn xã hội hóa, cần có giải pháp căn cơ để tăng thu nhập và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Văn Bàn.

3.2.3. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình xây dựng nông thôn mới mới

Khi chương trình NTM bắt đầu triển khai và đưa về thực hiện tại 3 xã nghiên cứu vào cuối năm 2010 thì các xã đều tổ chức tuyên truyền, triển khai nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới đến với người dân xã mình. Qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết tất cả người dân đều có nghe đến chương trình NTM thông qua các kênh tuyên truyền, đài báo, ti vi... Tuy nhiên, khi được hỏi thì hầu hết người dân không hiểu rõ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: người dân không nắm được mục tiêu, các tiêu chí, cũng như các bước triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa phương mình như thế nào và không biết vai trò của mình trong chương trình xây dựng NTM là làm những công việc gì.

Bảng 3.5 Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM

TT Nội dung Số ý kiến (n=135) Tỷ lệ (%)

1 Có nghe về chương trình NTM 135 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 Nắm được mục tiêu của chương trình NTM 23 17,05

3 Nắm được 19 tiêu chí NTM 16 11,85

4 Biết được vai trò của mình trong xây dựng NTM 23 17,05

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy hầu hết người dân ở 3 xã nghiên cứu đều có biết về chương trình nông thôn mới, qua điều tra 135 hộ ở 3 xã cho thấy 100% số hộ đều đã được nghe về chương trình nông thôn mới. Tuy nhiên, thì sự hiểu biết của các hộ về chương trình NTM vẫn còn rất mơ hồ, hầu hết các hộ không nắm được mục tiêu, các tiêu chí cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM. Chỉ có gần 20 % các hộ được hỏi là cơ bản nắm được mục tiêu của chương trình, số hộ nắm được các tiêu chí của chương trình xây dựng NTM rất là thấp, đặc biệt phần lớn các hộ còn không biết được vai trò của mình trong xây dựng NTM là gì, đây là một vấn đề rất đáng lo ngại cho các xã khi triển khai chương trình xây dựng NTM, thử hỏi người dân nếu không biết mình phải làm gì để xây dựng NTM thì liệu NTM ở các xã có thực hiện được không. Để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở bất kỳ địa phương nào. Cũng cần có sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp từ trung ương tới địa phương. Qua điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ (xã và thôn) tại địa bàn nghiên cứu, ta có những đánh giá bước đầu về sự hiểu biết của cán bộ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.6: Sự hiểu biết của cán bộ về chương trình NTM

STT Nội dung 3 xã (n=30)

Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Mục tiêu của chương trình 13 43,34

2 Các tiêu chí thực hiện chương trình 22 73,34

3 Các bước triển khai thực hiện 17 56,67

4 Biết được vai trò của mình trong chương trình

XD NTM 20 66,67

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua kết quả của bảng số liệu trên cho ta thấy: đội ngũ cán bộ cấp xã và thôn đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới. Trước hết theo ý kiến của tác giả, để có kết quả như vậy đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

huyện Văn Bàn. Từ bước tuyên truyền vận động về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ. Để chính những cán bộ này tuyên truyền, hướng dẫn và cùng với những chủ thể của xây dựng nông thôn mới là người dân chung sức xây dựng nông thôn mới với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa. Tuy sự hiểu biết của cán bộ về mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở mức hơi thấp (khoảng 40%). Nhưng về đa số đều có hiểu biết về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (khá cao trên 70%); Các bước triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới cần được tổ chức tập huấn cụ thể, bằng các hoạt động đã thành công ở các nới có điều kiện giống với huyện Văn Bàn. Để từ đó cán bộ cùng người dân mới có thể cùng nhau xây dựng địa phương mình xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Còn đối với vai trò của mình (cán bộ xã và thôn) thì gần 2/3 đội ngũ đã có sự hiểu biết rằng: với bản thân mình là cán bộ có những vai trò nhất định để làm tốt nhiệm vụ được các cấp giao cho.

Thực tế hiện nay, nhận thức của đại bộ phận cán bộ và người dân tại địa bàn nghiên cứu có nên hay không nên thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới? Hay đây là nhiệm vụ (đối với cán bộ các cấp) cần phải làm; cũng có thể với người dân làm nông thôn mới làm cho ai? Không phải cần thiết cho bản thân người dân địa phương. Các câu hỏi này cần được trả lời tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.7: Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương

STT Nội dung Tổng hợp 3 xã Người dân Cán bộ Số ý kiến (n= 135) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n= 30) Tỷ lệ (%) 1 Rất Cần Thiết 94 69,63 23 76,67 2 Cần Thiết 41 30,37 7 23,33 3 Không cần thiết 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua phỏng vấn sâu người dân địa phương về nông thôn mới thu được kết quả. Sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình nông thôn mới nhưng khi được hỏi thì đa phần người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm khoảng 70% số ý kiến). Đối với các hộ được điều tra đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết. Về phía cán bộ thì có 76,67 % ý kiến cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết và các ý kiến còn lại cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết. Đến đây thì tác giả có thể yên tâm rằng người dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vì lợi ích của chính bản than mình. Còn với cán bộ là vì mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội, góp phát triển kinh tế, xã hội hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn văn minh giàu đẹp.

Sau khi tác giả đã nghiên cứu về nhận thực và tư tưởng của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới. Bước tiếp theo để thực hiện xây dựng nông thôn mới cần trả lời câu hỏi người dân và cán bộ cần làm những công việc cụ thể gì để tham gia vào xây dựng nông thôn mới. Phần dưới đây trả lời câu hỏi người dân tham gia những việc gì để xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình.

Bảng 3.8 Những việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới (n=135)

TT Công việc Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Bầu tiển ban xây dựng nông thôn mới 69 51,11 2 Góp ý kiến trong bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM 43 31,9

3 Góp ý kiến vào nội dung thực hiện 15 11,12

4 Lập kế hoạch thực hiện 9 6

5 Tiền 0 0

6 Tài sản (đất đai, hoa màu, cây cối, vật liệu,...) 83 61,49

7 Công lao động 103 76,3

8 Tập huấn khuyến nông 77 57,94

9 Giám sát thi công công trình 31 22,9

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả điều tra phỏng vấn của tác giả cho thấy rằng. Người dân tại địa bàn nghiên cứu tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác nhau để xây dựng nông thôn mới như: bầu tiển ban xây dựng nông thôn mới; góp ý kiến trong bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM; góp ý kiến vào nội dung thực hiện; lập kế hoạch thực hiện; tài sản (đất đai, hoa màu, cây cối, vật liệu,...); công lao động; tập huấn khuyến nông; giám sát thi công công trình. Mặc dù vậy, ta nhận thấy rất rõ ràng rằng, tỷ lệ người dân tham gia vào từng công việc lại rất khác nhau. Có những công việc nhiều người tham gia, nhưng cũng có nhiều việc tỷ lệ được tham gia rất thấp. Trả lời cho câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hỏi, phỏng vấn, thảo luận nhóm với người dân và cán bộ các xã trên. Câu trả lời nhận được có thể mô tả như sau:

Một là: người dân trên địa bàn huyện đa phần còn khó khăn về kinh tế nên để đóng góp bằng tiền mặt là hầu như không có (các hình thức đóng góp của người dân bằng: hiến đất, vật liệu, ngày công,...). Đây cùng là khó khăn của huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Văn Bàn nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, rất cần các nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, tỉnh và các nguồn xã hội hóa.

Hai là: Hoạt động được đông đảo ý kiến người dân nói rằng đã tham gia là đóng góp băng công lao động của các hộ gia đình (chiếm 76,3%). Qua đây, cho ta thấy sự động thuận của người dân trong xây dựng nông thôn mới là cao. Cũng như công tác tuyên truyền, vận động cho người dân về nông thôn mới ở huyện Văn Bàn là khá tốt.

Công việc thứ ba có sự tham gia đông đảo là các lớp tập huấn khuyến nông. Từ trước đến nay, công tác tập huấn khuyến nông luôn được người dân ghi nhận thành quả, người dân đi tham gia tập huấn là được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm sản xuất hay có thể áp dụng vào nhà mình, hay giải quyết ngay những vấn đề khó khăn đang cần giải pháp.

Nổi lên một vấn đề cần khắc phục là sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch hay lập kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới còn rất thấp. Thực trạng này cần có giải pháp rất căn cơ như: cần tuyên truyền, vận động để chính cán bộ lãnh đạo và người dân cần hiểu rõ vai trò của người dân trong các việc trên là quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo thực hiện thành công chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Kết quả phân tích ở trên, đã mô tả và giải thíchnhững việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới dưới góc độ là người dân. Còn cán bộ quản lý cấp cơ sở đánh giá về sự tham gia của người dân, của cộng đồng như thế nào và tham gia vào những công việc gì sẽ được phân tích tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia cộng đồng trong xây dựng NTM (n = 30)

STT Nội dung phỏng vấn Tỷ lệ %

I Cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến vào hoạt

động nàotrong xây dựng NTM

1 Thành lập Ban phát triển thôn, Ban chỉ đạo, Ban quản lý 100

2 Xây dựng quy hoạch NTM của xã 66,6

3 Xây dựng đề án NTM của xã 66,6

4 Tổ chức thức hiện đề án 100

5 Giám sát và đánh giá quá trình thực hiện các công trình 83,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

II Người dân đóng góp những gì cho xây dựng NTM

1 Tài sản (đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, cây cối...) 100

2 Ngày công lao động 100

3 Tham gia ý kiến 100

III Đóng góp của người dân phục vụ cho các hoạt động

1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 100

2 Phát triển sản xuất 83,3

3 Bảo vệ môi trường 33,3

4 Hoạt đồng văn hóa xã hội 27,3

5 Chỉnh trang nhà ở 33,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Điều ấn tượng đầu tiên và tạo nên câu hỏi với người đọc là dường như sự tham gia của người dân dưới góc nhìn của cán bộ và tự bản thân người dân là khác nhau (số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 có nhiều chỗ không ăn khớp nhau). Tác giả xin được giải thích như sau:

Các cán bộ quản lý cấp xã và thôn đánh giá được điều tra thu thập thông tin đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới là 30 cán bộ (10 cán bộ/1 xã). Còn số người dân được phỏng vấn điều tra là 135 người. Nếu như cán bộ ghi nhận trong thực tế khi thành lập các Ban phát triển thôn, Ban chỉ đạo hay Ban quản lý có sự tham gia của người dân. Thì kết quả cán bộ đánh giá 100 % cộng đồng được góp ý kiến. Nhưng theo đánh giá của người dân được thu thập thông tin trên địa bàn huyện chỉ có trên 50% đánh giá là được góp ý vào việc thành lập Ban phát triển, Ban chỉ đạo xây dựng NTM. Có thể giải thích rằng, khi thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, cán bộ quản lý cơ sở thấy có ý kiến tham gia của cộng đồng là đúng chính sách “dân chủ” của Đảng và Nhà nước. Còn thực tế có người tham gia, có bao nhiêu người được góp ý kiến trong cuộc họp thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM,.... lại là việc khác.

Tương tự như vậy, khoảng 2/3 (66,6%) cán bộ được hỏi trả lời rằng: cộng đồng được tham gia vào xây dựng đề án và xây dựng quy hoạch NTM của xã. Thực tế, cộng đồng tham gia vào xây dựng đề án và xây dựng quy hoạch đa số đều là những người có uy tín trong cộng đồng. Còn đại bộ phận người dân đều chưa được tham gia góp ý kiến vào nội dung công việc này (đã được phân tích tại bảng số liệu trước). Chúng ta thấy ngay là, cán bộ thấy có ý kiến của cộng đồng vào xây dựng đề án, xây dựng quy hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

là được rồi. Nhưng phải làm sao để khi xây dựng đề án cộng đồng được đưa ý kiến, đánh giá xem đề án và quy hoạch xây dựng NTM tại xã mình như thế nào? ai là người được hưởng lợi?

Trong thực tế, cộng đồng đóng góp tài sản (đất đai, hoa màu, vật kiến trúc,...), góp ngày công lao động,... trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nên tất cả cán bộ được hỏi đều đánh giá rất cao (100%) sự đóng góp của cộng đồng của những nội dung công việc trên. Đối với cán bộ quản lý cấp xã, thôn cần lưu ý: làm sao để huy động sự đóng góp phù hợp với điều kiện của cộng đồng cũng như chi tiêu, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ tốt cho cộng đồng.

Các cán bộ lại có đánh giá khác nhau về đóng góp của người dân phục vụ cho các hoạt động: xây dựng cơ sở hạ tầng là 100% (như đã phân tích ở trên); Phát triển sản xuất: 83,3%, bản thân người dân rất mong muốn phát triển sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình mình nên đa phần đều được cán bộ đánh giá cao; Bảo vệ môi trường: 33,3%, có thể do ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn chế. Đây là nội dung cán bộ cần có giải pháp tuyên truyền vận động tích cực để người dân có ý thức bảo vệ môi trường cả trong sản xuất và sinh hoạt. Từ đó bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường của chính bản thân người dân và cộng đồng. Góp phần thực hiện thành công các tiêu chí về mội trường trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Còn đối với các hoạt động văn hóa xã hội (27,3%) và chỉnh trang nhà ở (33,3%) cán bộ đánh giá người dân tham gia còn hạn chế. Có thể là nhiều gia đình điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều hộ vẫn chưa có điều kiện chỉnh trang nhà ở. Lúc này, vai trò tự lực của hộ gia đình là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của họ. Nhưng họ cần thêm các chính sách hỗ trợ, tiếp cận vốn, giải pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất có hiệu quả. Cán bộ các cấp cần tìm giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Cán cán bộ quản lý cấp cơ sở cần tạo ra nhiều “sân chơi” phù hợp, thu hút người dân vào các hoạt động văn hóa, xã hội. Góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai​ (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)